trận Tổ quốc Việt Nam
Thứ nhất, về đối tượng, nội dung, phạm vi giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Đối tượng giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định tại Điều 26, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 cụ thể: Đối tượng giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ quan nhà nước, tổ chức, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức.
Nội dung giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Theo khoản 2, Điều 5, Quy chế giám sát, phản biện xã hội thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia) của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Như vậy, nội dung giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là rất rộng do đó việc phân định phạm vi giám sát có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, thống nhất và tránh trùng lắp với hoạt động giám sát của các chủ thể khác.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, phạm vi giám sát Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được xác định đối với hai nhóm đối tượng:
Một là, đối với cơ quan, tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì giám sát việc thực hiện các chính sách pháp luật của Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình.
Hai là, đối với cá nhân: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện giám sát đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước ở nơi công tác và cư trú.
Thứ hai, về đối tượng, nội dung, phạm vi của phản biện xã hội của Măt trận Tổ quốc Việt Nam
Đối tượng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là dự thảo văn bản của cơ quan nhà nước cùng cấp có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Theo các quy định pháp luật hiện hành, đối tượng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc là các văn bản dự thảo về chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia) có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đối với Quốc hội, Hội đồng nhân dân: Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; dự thảo quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước (trừ lĩnh vực thuộc bí mật quốc gia); dự án Luật, Pháp lệnh; dự thảo Nghị quyết trước khi ban hành; dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; dự kiến người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân.
Đối với Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp: Dự án Luật, Pháp lệnh do Chính phủ chủ trì, soạn thảo; dự thảo Quyết định, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
Nội dung phản biện xã hội của Mặt trật Tổ quốc Việt Nam tập trung vào sự cần thiết, tình cấp thiết của văn bản dự thảo; sự phù hợp của văn bản dự thảo với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, thực tiễn của đơn vị, địa phương; tính đúng đắn, khoa học, phù hợp với đời sống thực tiễn, đời sống xã hội và tính khả thi của văn bản dự thảo; dự báo tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại của văn bản dự thảo; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, Nhân dân, tổ chức.
- Đối với dự thảo văn bản của các cấp chính quyền: + Sự cần thiết, tính cấp thiết của văn bản dự thảo.
+ Sự phù hợp của văn bản dự thảo với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; thực tiễn của đơn vị, địa phương.
+ Tính đúng đắn, khoa học và khả thi của văn bản dự thảo.
+ Dự báo tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của văn bảo dự thảo; bảo đảm hài hòa giữa các lợi ích.
- Đối với quá trình tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thực tiễn:
+ Tính đúng đắn trong tổ chức thực hiện: thực hiện đúng nội dung, yêu cầu, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm và các quy định của pháp luật.
+ Tính tích cực đối với đời sống xã hội: đánh giá tính đúng đắn, hiệu quả, giá trị thực tiễn của chủ trương, chính sách.
+ Trên cơ sở đánh giá, thẩm định, phát hiện thiếu sót, sai lầm (nếu có), đưa ra kiến nghị: tiếp tục triển khai, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hay bãi bỏ, đề xuất các biện pháp, ý tưởng để thực hiện tốt chủ trương, chính sách.
- Đối với công tác tổ chức và cán bộ cũng như hành vi, hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền:
+ Phát hiện những mặt còn yếu kém, những điều chưa làm tốt, chỉ rõ những hành vi sai phạm, những vấn đề cần xem xét, điều chỉnh.
+ Kiến nghị những biện pháp để xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền, đảm bảo phục vụ tốt nhất lợi ích của nhân dân, của đất nước.
Phạm vi phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là chủ trì phản biện xã hội đối với các văn bản dự thảo về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của văn bản dự thảo. Trong thực tiễn hiện nay, do nội dung hoạt động của cơ quan Nhà nước là rất rộng, điều kiện của Mặt trận
Tổ quốc lại có giới hạn, không thể đồng thời thực hiện đầy đủ tất cả mọi vấn đề, nên phạm vi phản biện xã hội của Mặt trận chủ yếu hướng vào phản biện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân, đến tổ chức bộ máy và cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị, đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận.