Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 61 - 65)

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tỉnh Hòa Bình còn có những hạn chế như:

Một là, hoạt động giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở một số nơi còn lúng túng, mang tính hình thức. Sự lúng túng thể hiện từ khâu lựa chọn nội dung giám sát, phản biện đến việc xây dựng và triển khai kế hoạch giám sát, phản biện, nhất là đối với hình thức tổ chức đoàn giám sát. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chưa thực hiện đầy đủ các khâu trong quy trình giám sát: báo cáo kết quả sau giám sát chậm gửi đến đối tượng giám sát, chưa có nhiều phát hiện sau giám sát, nhiều kiến nghị còn chung chung; hoạt động giám sát và phản biện xã hội chủ yếu mới dừng ở phát hiện, nêu ý kiến, kiến nghị mà chưa theo dõi thường xuyên kết quả thực hiện kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; phần lớn chưa thực hiện tổ chức đối thoại giữa chủ thể giám sát với đối tượng giám sát để làm rõ nội dung kiến nghị. Kết quả giám sát một số hoạt động còn chưa thực sự hiệu quả.

Hai là, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn thấp, chưa đạt yêu cầu và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các tầng lớp nhân dân. Hoạt động phản biện chủ yếu là bằng hình thức góp ý, thiếu sự đối thoại phản biện cần thiết với cơ quan chủ trì

soạn thảo, thẩm định, thẩm tra; chưa tổ chức được nhiều cuộc tham vấn các chuyên gia, các nhà khoa học. Việc nghiên cứu chuẩn bị cơ sở lý luận và thực tiễn của Mặt trận để tham gia xây dựng chính sách, pháp luật chưa chủ động, kịp thời, thiếu tính dự báo nên các ý kiến phản biện chưa mang tính chất thuyết phục cao, chưa được các cơ quan chức năng coi trọng tiếp thu, giải trình thỏa đáng.

Ba là, hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn chưa tập trung chọn những vấn đề kinh tế- xã hội bức xúc của xã hội, đặc biệt là giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên theo Quy định số 124- QĐ/TW, ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư.

Bốn là, sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức triển khai kế hoạch giám sát một số nội dung, ở một số nơi còn chưa chặt chẽ. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chưa chủ động chọn cơ quan, tổ chức phù hợp với nội dung, đối tượng giám sát phản biện xã hội để từ đó xây dựng và ký kết các chương trình giám sát phản biện xã hội.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Một là, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền ở một số địa phương về vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn chưa đầy đủ nên chưa tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tham mưu và thực hiện nhiệm vụ.

Hai là, thiếu những quy định pháp luật cụ thể và đồng bộ đảm bảo cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện giám sát, phản biện xã hội thực chất và hiệu quả. Mặc dù vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015, Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị và nhiều văn bản khác của Đảng, nhà nước nhưng những quy định này còn chưa cụ thể hoặc thiếu thống nhất, đồng bộ để triển khai trên thực tế như: quy định về việc cấp ủy cho ý kiến vào dự kiến nội dung giám sát và phản biện xã hội hằng năm là

trong thời gian bao lâu, bằng hình thức nào; quy định về trách nhiệm tiếp thu, giải trình của đối tượng giám sát, của cơ quan, tổ chức yêu cầu phản biện.

Ba là, một số cơ quan, tổ chức yêu cầu phản biện xã hội, đối tượng được giám sát chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định. Phần lớn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chưa nhận được việc trả lời kiến nghị giám sát bằng văn bản của các cơ quan được giám sát. Một số cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chưa tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát huy vai trò trong việc tham gia vào quá trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; không gửi những thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến dự thảo văn bản xin ý kiến; thời gian yêu cầu góp ý quá ngắn trong khi phạm vi các vấn đề lấy ý kiến xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật rộng, cần thời gian nghiên cứu chuyên sâu, do vậy, việc đóng góp ý kiến, phản biện xã hội khó đảm bảo yêu cầu về thời gian và chất lượng văn bản góp ý.

Bốn là, năng lực của cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội ở các cấp còn nhiều hạn chế (thiếu hiểu biết pháp luật, kiến thức và kinh nghiệm, kỹ năng giám sát và phản biện xã hội, tâm lý còn ngại va chạm, né tránh), không đồng đều ở các cấp, ở các vùng miền, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn thiếu cơ chế, chính sách để thu hút, tập hợp chuyên gia giỏi giúp Mặt trận thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội, nhất là các chuyên gia về pháp luật.

Năm là, các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phục vụ cho hoạt động giám sát, phản biện xã hội còn thiếu. Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện việc lập dự toán, quyết toán cho hoạt động giám sát, phản biện. Phần lớn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương chưa được cấp kinh phí hoạt động cho nhiệm vụ giám sát và phản biện nên việc triển khai gặp nhiều khó khăn.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong Chương 2, học viên đi sâu phân tích thực trạng việc triển khai thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp như điều kiện kinh tế, xã hội, tổ chức, bộ máy của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.

Phân tích kết quả cụ thể hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng; đánh giá ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những kết quả đạt được, những hạn chế được chỉ ra và bài học kinh nghiệm rút ra trong triển khai thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quôc các cấp trong giai đoạn từ 2014 – 2019, trên cơ sở đó đưa ra quan điểm và các giải pháp để thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới.

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT, PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC

VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)