Trách nhiệm của các cơ quan tổ chức đối với nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng viên chức các trường mầm non trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 38 - 40)

viên chức mầm non. Sau khi đã tuyển dụng được đội ngũ viên chức mầm non, thì hoạt động sắp xếp, sử dụng sao cho đúng và phù hợp với chuyên ngành, vị trí việc làm để phát huy được hết mọi năng lực, trình độ của viên chức mầm non có vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng công việc của viên chức.

- Nâng cao chất lượng viên chức mầm non thông qua công tác đánh giá viên chức mầm non. Việc đánh giá viên chức sẽ giúp cho nhà quản lý đưa ra những quyết sách quan trọng trong sử dụng và sắp xếp viên chức. Thông qua hoạt động đánh giá viên chức, sẽ giúp người viên chức tự nhìn nhận, đánh giá khả năng, trình độ năng lực chuyên môn của mình, mặt mạnh, mặt yếu...để từ đó có những giải pháp điều chỉnh, phát huy các mặt mạnh và khắc phục các hạn chế, yếu kém để thúc đẩy, nâng cao chất lượng trong hoạt động công việc của mình.

- Nâng cao chất lượng viên chức mầm non thông qua công tác kiểm tra, giám sát hoạt động viên chức mầm non. Đây là nội dung quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức mầm non. Việc kiểm tra, giám sát sẽ giúp cho nhà quản lý kịp thời phát hiện các tồn tại, yếu kém của viên chức. Đưa hoạt động của viên chức mầm non vào nề nếp, quy củ và trách nhiệm.

1.3.1. Trách nhiệm của các cơ quan tổ chức đối với nâng cao chất lượng viên chức mầm non lượng viên chức mầm non

- Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ thống nhất quản lý nền hành chính quốc

gia; thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước, trong đó hệ thống giáo dục và đào tạo.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các cơ sở giáo dục khác về các lĩnh vực: mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch, chất lượng giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; quy chế thi, tuyển sinh; hệ thống văn bằng, chứng chỉ; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chủ quản, chịu trách nhiệm chính trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo bậc mầm non nói chung và chất lượng viên chức mầm non nói riêng.

- Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Ủy ban nhân dân gồm 3 cấp: UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Uỷ ban nhân dân thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Quản lý nhà nước đối với các loại hình trường, lớp được giao trên địa bàn tỉnh; trực tiếp quản lý các trường cao đẳng sư phạm, trường trung học chuyên nghiệp, trường trung học phổ thông, trường bổ túc văn hoá; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong tỉnh từ trình độ cao đẳng sư phạm trở xuống; cho phép thành lập các trường ngoài công lập theo quy định của pháp luật; Quản lý và kiểm tra việc thực hiện về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và việc cấp văn bằng theo quy định của pháp luật; Thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh,

cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng viên chức các trường mầm non trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)