Nâng cao chất lượng viên chức mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng viên chức các trường mầm non trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 40)

Chất lượng viên chức mầm non được thể hiện thông qua hoạt động của trường mầm non, ở việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của viên chức mầm non. Do đó, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của trường mầm non cần thiết phải nâng cao chất lượng của đội ngũ viên chức mầm non trên tất cả các mặt như: phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, chuyên môn và khả năng hoàn thành nhiệm vụ, khả năng thích ứng, xử lý các tình huống phát sinh của viên chức mầm non đối với công việc được giao,…

Nâng cao chất lượng viên chức mầm non là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng từng viên chức mầm non đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển giáo dục trong từng giai đoạn phát triển. Nâng cao chất lượng viên chức mầm non là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện bản thân trong mỗi viên chức mầm non. Bên cạnh thể lực, trí lực thì chất lượng nguồn nhân lực còn phản ánh tác phong, thái độ, ý thức làm việc của người viên chức mầm non.

Việc nâng cao chất lượng viên chức mầm non sẽ góp phần làm tăng ý thức, trách nhiệm lao động, góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội. Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển giáo dục quốc dân. Để phát triển nhanh, bền vững mỗi địa phương cần hết sức quan tâm đến chính sách phát huy tối đa năng lực của viên chức mầm non thông qua nâng cao chất lượng đội ngũ viên

chức như: đào tạo, đào tạo lại, chăm sóc sức khỏe cả về vật chất, tinh thần, có chính sách đãi ngộ nhân tài hợp lý, rèn luyện tác phong làm việc khoa học,...

Như vậy, nâng cao chất lượng viên chức mầm non chính là việc hoàn

thiện những điểm còn thiếu sót, chưa hợp lý trong số lượng, cơ cấu lao động của viên chức mầm non, đồng thời cải thiện những mặt còn yếu kém trong năng lực, phẩm chất của viên chức mầm non sao cho quy mô, tỷ trọng viên chức mầm non vừa đủ, tận dụng tối đa năng suất lao động, không thừa, không thiếu và trình độ của viên chức mầm non đáp ứng tốt yêu cầu của từng vị trí, kết hợp với đó là việc cải thiện môi trường làm việc, đảm bảo cho sức khỏe, tinh thần của viên chức mầm non luôn được duy trì ở trạng thái tốt nhất, để họ có thể phục vụ hết mình vì công việc.

Trong phạm vi của luận văn này, tác giả đề cập đến vấn đề chất lượng đội ngũ viên chức mầm non chủ yếu dựa trên việc tiếp cận, nghiên cứu, đánh giá cơ cấu, số lượng và các tiêu chí phản ánh chất lượng về trí lực và tâm lực của viên chức mầm non trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng viên chức mầm non ở địa phương.

Để nâng cao chất lượng của viên chức mầm non cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa chất lượng và số lượng viên chức mầm non. Trong thực tế chúng ta cần phải chống hai khuynh hướng: Khuynh hướng thứ nhất là chạy theo số lượng, ít chú trọng đến chất lượng dẫn đến viên chức mầm non nhiều về số lượng nhưng hoạt động không hiệu quả; Khuynh hướng thứ hai, cầu toàn về chất lượng nhưng không quan tâm đến số lượng. Đây là một nguyên nhân quan trọng làm cho tuổi đời bình quân của đội chức mầm non ngày càng cao, thiếu tính kế thừa.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức mầm non cần chú trọng các nội dung cụ thể sau:

1.3.2.1. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng viên chức mầm non

Xây dựng quy hoạch và kế hoạch biên chế để phát triểnviên chức nói chung và đội ngũ chức mầm non nói riêng là một công việc thường xuyên và quan trọng, đây là quy trình quen thuộc được thực hiện hàng năm. Quy hoạch tốt, đảm bảo tính khoa học và phù hợp với thực tế khách quan thì góp phần cho sự phát triển, ngược lại sẽ gây lãng phí.

Quy hoạch viên chức mầm non là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp tạo nguồn để xây dựng đội ngũ viên chức mầm non, là việc bố trí, lập kế hoạch trong dài hạn, là sự sắp xếp viên chức mầm non đang làm trong các trường mầm non hoặc nguồn dự bị nhằm đảm bảo chủ động nguồn nhân lực có chất lượng, lấp chỗ trống trong các trường mầm non hay thay thế đội ngũ viên chức mầm non đương nhiệm nhằm bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian nhất định.

Quy hoạch viên chức mầm non là việc thiết lập, xây dựng các dự án, thiết kế phương án về viên chức mầm non; dự kiến bố trí, sắp xếp tổng thể đội ngũ viên chức mầm non theo một ý đồ nhất định trong một khoảng thời gian xác định và là cơ sở cho việc lập các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đề bạt hoặc giới thiệu viên chức mầm non ứng cử các chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, đơn vị của mình.

Đào tạo, bồi dưỡng viên chức mầm non được xác định là một nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của viên chức mầm non; hướng tới mục tiêu tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn.

Đào tạo, bồi dưỡng viên chức mầm non là quá trình trang bị cho viên chức mầm non những kiến thức, kỹ năng cần thiết, trước hết là những kiến thức về giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em, phương thức quản lý và các

quy trình hành chính trong chỉ đạo, điều hành, phương pháp, kinh nghiệm quản lý, trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động theo chương trình quy định cho ngạch viên chức mầm non.

Mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng viên chức mầm non là nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non, góp phần xây dựng viên chức mầm non chuyên nghiệp, có đủ năng lực xây dựng nền giáo dục tiên tiến, hiện đại.

Đào tạo, bồi dưỡng viên chức mầm non thời kỳ hiện nay trở thành những người viên chức có năng lực, trình độ chuyên môn, có trách nhiệm trong công việc, năng động và sáng tạo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục mầm non. Tuy nhiên, để viên chức mầm non có thể tham gia các khóa đào tạo, bổi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao kiến thức thì chính sách đào tạo, bồi dưỡng của nhà nước có vai trò và tác động vô cùng quan trọng. Chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức lại phụ thuộc vào các vấn đề như: Hệ thống các cơ sở đào tạo viên chức mầm non, chương trình, giáo trình, đội ngũ giảng viên; Chế độ cho người đi học như: tiền ăn ở, đi lại, học phí, thời gian học; Cơ chế đảm bảo sau đào tạo, sử dụng viên chức mầm non để tránh lãng phí.

1.3.2.2. Công tác tuyển dụng viên chức mầm non

Tuyển dụng viên chức mầm non là một hoạt động công, do cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền thực hiện và chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật thuộc ngành. Thông qua tuyển dụng để tạo nguồn viên chức mầm non đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, tổ chức. Việc tuyển dụng viên chức mầm non phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế được giao.

Tuyển dụng viên chức mầm non là một trong những nội dung quan trọng quyết định chất lượng của viên chức mầm non hiện tại cũng như tương

lai. Mục đích của việc tuyển dụng viên chức mầm non là nhằm tìm được những người đủ tài và đức, đủ phẩm chất tốt để đảm nhiệm công việc. Tuyển dụng viên chức mầm non là tiền đề hết sức quan trọng của việc xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức mầm non trong ngành giáo dục có năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội để đảm đương những nhiệm vụ được giao.

Nói đến cơ chế tuyển dụng là nói đến cách thức, phương pháp để lựa chọn viên chức sao cho đúng người, đúng việc nhằm phát huy năng lực và sở trường của họ để đạt kết quả cao trong công tác.

Để có được viên chức mầm non chất lượng cao thì việc tuyển dụng phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ nhằm hạn chế những tiêu cực nảy sinh trong quá trình tuyển chọn. Các tiêu chí tuyển dụng phải xuất phát trên cơ sở yêu cầu tiêu chuẩn vị trí đảm nhận, phải bám sát yêu cầu của cơ quan, tổ chức tuyển dụng.

Tuyển dụng viên chức mầm non phải chú ý đến việc tuyển dụng sao cho thu hút được nhân tài, nguồn nhân lực có chất lượng và để làm được điều đó thì công tác tuyển dụng xong cần có cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp, xứng đáng cho việc thu hút viên chức mầm non.

1.3.2.3. Công tác sử dụng viên chức mầm non

Việc sử dụng viên chức mầm non phải xuất phát từ nhiều yếu tố, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, công việc của từng cơ quan, đơn vị. Đối với viên chức mầm non, hai căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng là yêu cầu của công việc và điều kiện nhân lực hiện có của tổ chức, cơ quan, đơn vị. Sử dụng viên chức mầm non phải dựa vào những định hướng có tính nguyên tắc sau:

- Sử dụng viên chức mầm non phải có tiền đề và quy hoạch.

- Sử dụng phải căn cứ vào mục tiêu. Mục tiêu của hoạt động quản lý đến mục tiêu sử dụng viên chức mầm non.

- Tuân thủ nguyên tắc khách quan, nguyên tắc vô tư và công bằng khi thực hiện chính sách của Nhà nước. Đây là căn cứ quan trọng để thực hiện chính sách sử dụng viên chức.

- Xây dựng chế độ phụ cấp phù hợp, thống nhất đối với viên chức mầm non. Có chế độ phụ cấp và chính sách thu hút đối với viên chức mầm non công tác ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo có nhiều khó khăn và vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Tiến hành thực hiện đúng và kịp thời các chính sách đối với đội ngũ viên chức mầm non, như thu hút, đãi ngộ nhân tài; khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng; thu hút, bố trí, sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác.

- Bổ nhiệm viên chức mầm non phải trên cơ sở xây dựng cơ cấu nhân lực của tổ chức. Quá trình đề bạt, bổ nhiệm phải chú ý coi trọng việc lấy phiếu tín nhiệm để đề bạt theo hướng mở rộng đối tượng tham gia, bảo đảm những người tham gia bỏ phiếu phải là những người biết việc, hiểu người, tránh bè phái, cục bộ, định kiến, hẹp hòi, thiếu tính xây dựng. Trước khi bỏ phiếu tín nhiệm để đề bạt, bổ nhiệm, viên chức được dự kiến đề bạt, bổ nhiệm phải trình bày đề án hoặc chương trình hành động của mình trong hoạt động xây dựng và phát triển nhiệm vụ giáo dục mầm non. Nên thực hiện thí điểm việc thi tuyển, tiến cử, chế độ tập sự đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nếu làm tốt sẽ là khâu đột phá thúc đẩy quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức mầm non. Người đứng đầu phải có ý thức trách nhiệm, công tâm, khách quan, phải vì lợi ích chung và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, coi trọng ý kiến của tập thể. Có quy chế phối hợp giữa người đứng đầu với cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan đơn vị. Nếu không chỉ đạo thực hiện tốt, sẽ dẫn đến cục bộ, bè phái, độc đoán, mất dân chủ, chạy quyền, chạy chức trong đề bạt và bổ nhiệm viên chức. Bổ nhiệm trên cơ sở đòi hỏi của công vụ và nguồn nhân lực hiện có đúng người, đúng việc.

Trong quá trình xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức mầm non việc bố trí, sử dụng đúng viên chức luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm và có thể nói đây là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức mầm non.

Quá trình bố trí, phân công và sử dụng viên chức mầm non là một chuỗi các mắt xích công việc quan trọng liên quan đến người viên chức từ khâu tuyển dụng đầu vào, hướng dẫn tập sự, bổ nhiệm vào ngạch viên chức, phân công công tác phù hợp với tiêu chuẩn ngạch viên chức mầm non.

Việc sắp xếp đúng chỗ, đúng việc sẽ tạo điều kiện phát huy tin thần hăng say làm việc, phát huy được năng lực, sở trường, rèn luyện kỹ năng thành thạo công việc khuyến khích tinh thần học tập và rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần chủ yếu đảm bảo cho việc hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Vì vậy, công tác phân công, bố trí công chức có ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng của viên chức mầm non.

Nghị quyếtTrung ương 3 (khóa VIII) nhấn mạnh việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức như sau:

- Bố trí phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, phù hợp với sở trường. Điều đó có nghĩa là khi sử dụng cán bộ, công chức, nhất là những người làm nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, phải xem xét cả hai yếu tố khách quan (tiêu chuẩn cán bộ, công chức) lẫn chủ quan (phẩm chất, năng lực, nguyện vọng...).

- Đề bạt, cất nhắc phải đúng lúc, đúng người, đúng việc. Bố trí đề bạt không đúng có thể dẫn đến thừa, thiếu cán bộ công chức một cách giả tạo, công việc kém phát triển, tiềm lực không được phát huy.

- Trọng dụng nhân tài, không phân biệt đối xử với người có tài ở trong hay ngoài Đảng, người ở trong nước hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

- Chú ý kết hợp hài hòa giữa đóng góp của cán bộ, công chức với chế độ chính sách tiền lương và các đãi ngộ khác. Khi thưởng, phạt phải rõ ràng,

công bằng, kịp thời, phải căn cứ vào chất lượng, hiêu quả công tác của cán bộ, công chức. Trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” khi đề cập đến vấn đề sử dụng cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên 6 yêu cầu hết sức quan trọng đó là: “Phải biết rõ cán bộ; Phải cất nhắc cán bộ cho đúng; Phải khéo dùng cán bộ; Phải phân phối cán bộ cho đúng; Phải giúp cán bộ cho đúng và Phải giữ gìn cán bộ”.

1.3.2.4. Công tác đánh giá viên chức mầm non

Đánh giá viên chức mầm non là hoạt động công vụ được thực hiện từ phía cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng viên chức, tập thể lao động nhằm xem xét chất lượng viên chức mầm non dựa trên cơ sở thực tiễn công tác của người viên chức mầm non và yêu cầu nhiệm vụ được cơ quan, đơn vị, tổ chức đề ra đối với viên chức mầm non.

Đánh giá, xếp loại viên chức mầm non nhằm mục đích làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm căn cứ để các cấp quản lý giáo dục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với viên chức mầm non.

Đánh giá, xếp loại viên chức mầm non là một nội dung quan trọng của công tác quản lý cán bộ. Vì vậy khi tiến hành đánh giá, xếp loại viên chức mầm non phải đảm bảo khách quan, khoa học, công khai, công bằng, dân chủ, phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của viên chức mầm non; phải làm rõ được ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực và hiệu quả công tác, khả năng phát triển của viên chức mầm non.

Đánh giá, xếp loại viên chức mầm non là việc làm thường xuyên của các cơ sở giáo dục trong từng năm học nhằm thúc đẩy đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng viên chức các trường mầm non trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)