3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng chất lượng viên chức các trường mầm
3.2.6. Tăng cường công tác sơ kết, tổng kết
Công tác sơ kết, tổng kết có vai trò quan trọng đối với việc đánh giá số lượng cũng như chất lượng của đội ngũ viên chức mầm non. Qua công tác sơ kết, tổng kết, người quản lý sẽ nắm được những thông tin liên quan đến viên chức mầm non mà mình đang quản lý: viên chức mầm non hiện nay đang thiếu và yếu cái gì? Cần bổ sung cái gì? Tâm tư, nguyện vọng, nhận thức của họ đối với công tác giáo dục trẻ mầm non? Và các công việc cần thực hiện nhằm nâng cao chất số lượng cũng như chất lượng đối với đội ngũ viên chức mầm non này...
Hiện nay, công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức mầm non trên địa bàn huyện Gia Lâm được thực hiện hàng năm, đã đem lại những kết quả nhất định. Kết quả những buổi sơ kết, tổng kết là cơ sở cho những phương hướng, mục tiêu, giải pháp phát triển viên chức mầm non trong những giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, qua
khảo sát cho thấy các buổi sơ kết, tổng kết của các cơ sở giáo dục mầm non hiện nay còn mang tính hình thức, được thực hiện không thường xuyên, chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Vì vậy, trong thời gian tới các cơ sở giáo dục mầm non cần thực hiện tốt và có hiệu quả công tác sơ kết, tổng kết. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các buổi sơ kết, tổng như như:
- Tiến hành các buổi sơ kết, tổng kết theo từng quý (giai đoạn) của năm học, tức là phải tiến hành thường xuyên, liên tục, theo lộ trình thời gian nhất định để kịp thời phát hiện những yếu, kém trong quá trình thực hiện công việc của viên chức mầm non.
- Trước khi tiến hành sơ kết, tổng kết cần thực hiện tốt công tác điều tra, thu thập thông tin một cách khoa học (chính xác, kịp thời, khoa học) nhằm tránh tình trạng kết quả sơ kết, tổng kết chỉ mang tính hình thức, không có tính áp dụng, định hướng giải quyết những khó khăn, vướng mắc xảy ra trong thực tiễn.