bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Các cấp ủy, tổ chức đảng từ thành phố đến cơ sở đã nhận thức sâu sắc, đúng đắn về vị trí, yêu cầu của công tác cán bộ và nâng cao chất lượng viên chức các trường mầm non trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác cán bộ trong thời gian gần đây, đặc biệt là nhiệm kỳ 2010 - 2016 ngày càng đổi mới hơn, đảm bảo khách quan, dân chủ, chặt chẽ và đúng quy trình. Viên chức mầm non đã từng bước được chuẩn hóa, việc đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, quản lý, bố trí, sử dụng viên chức mầm non
được thực hiện dân chủ, nề nếp hơn, đã đào tạo và bồi dưỡng hàng vạn lượt viên chức mầm non, nâng cao trình độ cả về chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý giáo dục, thực hiện tốt chính sách đối với viên chức mầm non.
Vien chức mầm non của huyện tăng dần về số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đoàn kết giữ vững phẩm chất đạo đức, luôn tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng; là tác nhân quan trọng góp phần lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của bậc giáo dục mầm non, góp xây dựng địa phương phát triển vững mạnh về mọi mặt.
Để đánh giá chất lượng viên chức mầm non trên địa bàn huyện Gia Lâm được thể hiện trên các phương diện sau:
Thứ nhất, về năng lực chuyên môn và kỹ năng công tác. Trong giai
đoạn từ năm 2010 đến năm 2016, trình độ chuyên môn của đội ngũ viên chức mầm non chuyên môn của huyện Gia Lâm đã được nâng cao đáng kể. Cụ thể:
Bảng 2.5. Thực trạng viên chức mầm non theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ năm 2010 đến năm 2016
TT Trình độ chuyên môn Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Trên đại học 0 0 0 0 0 5 11 2 Đại học 182 207 220 315 390 480 575 3 Cao đẳng 267 349 328 320 307 258 231 Tổng 449 556 548 635 697 743 817
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm)
Từ kết quả bảng 2.5 cho thấy, số lượng viên chức mầm non có trình độ đại học và cao đẳng tăng hàng năm, cụ thể: viên chức mầm non có trình độ đại học năm 2010 là 182 người thì đến năm 2016 là 575 người (tăng 393 người); viên chức có trình độ cao đẳng giảm từ 267 người năm 2010 xuống
còn 231 người năm 2016 (giảm 36 người). Có được kết quả như vậy, xuất phát từ chính sách phát triển đội ngũ viên chức nói chung và viên chức mầm non nói riêng của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương và yêu cầu của công cuộc cải cách ngành giáo dục theo xu hướng hiện đại, chất lượng hơn.
Tuy nhiên, qua bảng số liệu cũng cho thấy, hiện nay vẫn chưa có viên chức mầm non nào trên địa bàn có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên đại học. Đây là một hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng viên chức mầm non. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: hệ tư tưởng lạc hậu của một bộ phận viên chức mầm non khi cho rằng nuôi dạy trẻ em không cần phải có trình độ cao; hay điều kiện, hoàn cảnh còn nhiều khó khăn... Vì vậy, trong thời gian tới địa phương cần có chính sách hỗ trợ, nâng cao nhận thức, tạo điều kiện để viên chức mầm non trên địa bàn có thể tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Thứ hai, về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Nhìn chung, đa số
viên chức các trường mầm non trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đều có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, trung thành với lý tưởng, kiên định với mục tiêu xây dựng CNXH, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, có lối sống giản dị, trong sáng, am hiểu kiến thức chuyên môn, có năng lực trình độ và tâm huyết với nghề nghiệp.
Viên chức mầm non trên địa bàn huyện Gia Lâm ngày càng được nâng cao về trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học. Điều này được thể hiện dưới bảng số liệu sau:
Bảng 2.6. Thực trạng viên chức mầm non đạt chuẩn theo trình độ lý luận, ngoại ngữ, tin học từ năm 2010 - 2016
Năm
Tiêu chuẩn
Lý luận chính trị Ngoại ngữ Tin học Số lƣợng Tỉ lệ Số lƣợng Tỉ lệ Số lƣợng Tỉ lệ 2010 140 300 200 2011 75 22% 290 88% 300 91% 2012 150 29% 500 96% 400 77% 2013 185 30% 600 99% 600 99% 2014 285 30% 680 74% 700 76% 2015 350 30% 820 81% 1100 95% 2016 450 38% 835 70% 1171 100%
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm)
Như vậy, từ năm 2010 đến nay số lượng viên chức mầm non đạt chuẩn theo trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học ngày càng tăng, so với năm 2010 thì đến năm 2016 tỉ lệ viên chức mầm non đạt chuẩn lý luận chính trị tăng 38%, chuẩn ngoại ngữ tăng 70%, chuẩn tin học tăng 100%.
Trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học của viên chức mầm non trên địa bàn huyện Gia Lâm ngày càng tăng xuất phát từ chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị của các cấp chính quyền địa phương cũng như chủ trương phát triển viên chức của Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học của viên chức mầm non trên địa bàn huyện Gia Lâm ngày càng được nâng cao thì số lượng viên chức mầm non vào Đảng chiếm tỉ lệ 38%. Đây là một tỷ lệ rất cao, đáp ứng được vị trí, chức danh của người viên chức, thể hiện được sự nỗ lực, cố gắng rèn luyện, công tác cũng như sự nhận thức, giác ngộ lý tưởng cách mạng đúng đắn của đội ngũ viên chức mầm non.
Bảng 2.7. Thực trạng viên chức mầm là đảng viên năm 2016 TT Đối tƣợng Số lƣợng viên chức mầm non (ngƣời) Tỷ lệ (%) 1 Đảng viên 387 37% 2 Chưa vào Đảng 649 63% Tổng số 1036 100%
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm)
Về đạo đức lối sống, viên chức mầm non là một trong những lực lượng nòng cốt của hệ thống giáo dục cơ sở. Vì vậy, yêu cầu của viên chức mầm non phải có phẩm chất đạo đức và lối sống tốt. Điều này được thể hiện ở thái độ cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, nhiệt tình với công việc, tận tụy, có ý thức tổ chức kỷ luật công tác tốt. Người viên chức mầm non cần phải có trình độ chuyên môn, năng lực công tác, gắn bó với công việc được giao.
Thứ ba, về chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc được giao.
Hàng năm trên cơ sở hướng dẫn đánh giá xếp loại cán bộ, viên chức mầm non, viên chức của Phòng Nội vụ, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm, các trường mầm non công lập trên địa bàn huyện đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân loại đối với đội ngũ viên chức mầm non và tổng hợp kết quả, phân loại hoàn thành nhiệm vụ đối với viên chức mầm non, đề nghị tặng giấy khen của Chủ tịch UBND huyện cho viên chức mầm non hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao (với các mức đánh giá: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ).
Bảng 2.8. Kết quả đánh giá, phân loại viên chức mầm non từ năm 2010-2016
Năm
Mức độ phân loại đánh giá Hoàn thành xuất sắc Hoàn thành tốt Hoàn thành/ hoàn thành nhƣng còn hạn chế Không hoàn thành Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 2010 114 35 206 63 8 2 0 0 2011 197 38 322 62 0 0 0 0 2012 181 30 394 65 31 5 0 0 2013 366 40 503 55 58 5 0 0 2014 370 32 786 68 0 0 0 0 2015 409 35 761 65 0 0 0 0 2016 415 35 771 65 0 0 0 0
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm)
Từ bảng 2.8 trên cho thấy nếu như năm 2010 mức độ viên chức mầm non hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt 35% thì đến năm 2016 đạt 35%. Tỉ lệ không hoàn thành nhiệm vụ năm 2010 là 2%, năm 2016 là 0%. Như vậy, giáo viên 100% đã có chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp rất tốt. Trình độ học vấn của giáo viên được nâng cao một cách rõ rệt đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục đáp ứng kịp thời nhu cầu và xu thế phát triển của xã hội.
Thứ tư, về uy tín trong công tác và năng lực tổ chức quản lý.
Uy tín trong công tác và năng lực tổ chức quản lý công việc của đội ngũ viên chức mầm non được đánh giá trong bảng số liệu 2.9 dưới đây:
Bảng 2.9. Đánh giá của nhân dân, phụ huynh học sinh về uy tín trong công tác và năng lực tổ chức quản lý công việc của viên chức mầm non
TT Tiêu chí
Kết quả đánh giá
Rất tốt Tốt Khá T.Bình Yếu
1 2 3 4 5
1 Thái độ trách nhiệm, uy
tín trong công việc 28% 60% 8% 4% 0%
2
Năng lực tổ chức\
quản lý công việc 12% 15% 50% 10 13%
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm)
- Về uy tín trong công tác: 96%
- Về năng lực tổ chức, quản lý công việc: 87%
Nhìn chung, chất lượng viên chức mầm non trên địa bàn huyện Gia Lâm từng bước được nâng cao, giáo viên có ý thức tu dưỡng bản than và ý thức trách nhiệm cao với công việc . Điều này cho thấy huyện Gia Lâm đã rất thành công trong quá trình bổ túc, giáo dục và nâng cao chất luơng viên chức giáo viên mầm non trong những năm vừa rồi.
Tuy nhiên, qua chất lượng mọi mặt như đã phân tích trên đây cho thấy viên chức mầm non đã được đào tạo cơ bản và có hệ thống, tuy nhiên về mặt quản lý nhà nước chưa được đào tạo bài bản nên ảnh hưởng đến năng lực công tác của viên chức mầm non và chưa theo kịp để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Một số viên chức mầm non có kinh nghiệm công tác, trình độ học vấn và chuyên môn nhưng không đồng đều, còn thiếu và yếu về nhiều mặt. Nhiều người vừa phải lo công tác chuyên môn, vừa phải theo học các lớp đào tạo ngắn, dài hạn và bồi dưỡng nghiệp vụ để đạt chuẩn viên chức mầm non. Một số viên chức mầm non còn thiếu sáng tạo trong công việc, nên chưa có những giải pháp mang tính đột phá trong việc nâng cao chất lượng công
tác giáo dục đào tạo mầm non, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Từ thực trạng chất lượng viên chức mầm non của huyện hiện nay, đặt ra chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức mầm non trong những năm tiếp theo để nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. Ngoài việc cấp ủy các cấp quy hoạch cử viên chức mầm non đi học các chương trình về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước...thì bản thân đội ngũ viên chức mầm non cần chủ động và xác định rõ việc học tập nâng cao trình độ về mọi mặt là yếu tố rất quan trọng.
2.3. Các hoạt động nâng cao chất lƣợng viên chức các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Trong những năm qua, các cấp chính quyền huyện Gia Lâm luôn quan tâm xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và giáo dục đào tạo ở địa phương. Đến nay, hệ thống tổ chức giáo dục mầm non đã đi vào nền nếp và ổn định; chất lượng từng bước được nâng cao. Các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức mầm non mà huyện Gia Lâm đã thực hiện trong thời gian qua gồm:
2.3.1. Tuyển dụng viên chức các trường mầm non trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Tuyển dụng viên chức mầm non là một trong những nội dung quan trọng quyết định chất lượng của viên chức mầm non hiện tại cũng như tương lai. Nói đến cơ chế tuyển dụng là nói đến cách thức, phương pháp để lựa chọn cán bộ sao cho đúng người, đúng việc nhằm phát huy năng lực và sở trường của họ để đạt kết quả cao trong công tác.
Việc tuyển dụng viên chức mầm non huyện Gia Lâm đang dần thay thế việc tuyển dụng thông qua hình thức xét tuyển sang hình thức thi tuyển để lựa
chọn được những viên chức mầm non có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc được giao.
Trong những năm gần đây, huyện Gia Lâm đã thực hiện một quy trình tuyển dụng chặt chẽ nhằm hạn chế những tiêu cực nảy sinh trong quá trình tuyển dụng. Các tiêu chuẩn tuyển dụng phải xuất phát trên cơ sở yêu cầu tiêu chuẩn chức danh đảm nhận, phải bám sát yêu cầu của tổ chức và bám sát định hướng chung của công tác tổ chức cán bộ là phải trẻ hóa đội ngũ viên chức mầm non, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của của quá trình CNH-HĐH đất nước.
Tuyển dụng viên chức mầm non phải chú ý đến việc tuyển dụng được nhân tài cho đội ngũ viên chức mầm non thì cần có cơ chế, chính sách đãi ngộ xứng đáng cho việc thu hút người giỏi tham gia tuyển dụng. Từ nửa cuối năm 2010 đến nay lượng viên chức mầm non tuyển dụng về các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có trình độ đại học và trẻ tuổi, điều này dần nâng cao chất lượng, tính năng động, ham học hỏi cho đội ngũ viên chức mầm non trên địa bàn huyện, dần thay thế đội ngũ viên chức mầm non có trình độ yếu kém, trì trệ.
Số lượng viên chức mầm non được tuyển dụng mới hàng năm được thực hiện chặt chẽ, công bằng, đúng chuyên môn đào tạo. Hàng năm, các trường mầm non trên địa bàn huyện Gia Lâm thực hiện việc tuyển dụng mới viên chức mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu chăm sóc, nuôi dạy trẻ em. Cụ thể, số lượng viên chức mầm non được tuyển dụng mới hàng năm được thể hiện dưới bảng số liệu sau:
Bảng 2.10. Số lƣợng viên chức mầm non tuyển dụng mới hàng năm
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Số lượng 0 0 0 395 233 47 0
(Nguồn: Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Gia Lâm)
Như vậy, qua bảng số liệu trên trong các năm 2010 đến năm 2012 không tiến hành việc tuyển dụng mới viên chức mầm non; đến năm 2013 là
395 người, năm 2014 là 233 người và năm 2015 là 47 người. Việc thực hiện tuyển dụng mới đều được thực hiện thông qua chỉ tiêu được giao, theo Đề án vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo đúng số lượng và chuyên môn phù hợp với công tác được phân công đảm nhận.
2.3.2. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng viên chức các trường mầm non trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Có thể nói rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức mầm non của huyện Gia Lâm trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực và từng bước đi vào nề nếp, ổn định. Trên cơ sở Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015, hàng năm UBND huyện Gia Lâm đã mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ viên chức mầm non. Qua đó đã nâng cao kiến thức về quản lý nhà nước, kỹ năng lập kế hoạch, kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực đảm nhiệm, về kỹ năng quản lý, tổ chức lớp học trong công tác giáo dục và đào tạo.
Bảng 2.11. Kết quả đào tạo, bồi dƣỡng viên chức mầm non giai đoạn 2011 - 2016