Ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính khi niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Trang 42 - 54)

Trong tổng quan nghiên cứu vềảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận đến hiệu quả tài chính, các nhà nghiên cứu đã đóng góp về sựđa dạng trong kỹ thuật thực hiện điều chỉnh lợi nhuận không chỉ tại các sự kiện đặc biệt (IPO, SEO) mà còn tại các khoảng thời gian khác không phát sinh sự kiện. Các nghiên cứu đo lường hiệu quả tài chính ở hai khía cạnh (1) hiệu quả tài chính dựa trên thông tin kế toán và (2) hiệu quả tài chính dựa trên thông tin thị trường. Trong phần tổng quan tiếp theo này, luận án phân chia thành 3 nhóm các nghiên cứu (1) nhóm các nghiên cứu đo lường hiệu quả tài chính - góc độ dựa trên thông tin thị trường (2) nhóm các nghiên cứu đo lường hiệu quả tài chính - góc độ dựa trên thông tin kế toán (3) nhóm các nghiên cứu trên cả2 góc độđo lường hiệu quả tài chính.

2.3.2.1. Nhóm các nghiên cứu tác động của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính - góc độ dựa trên thông tin thị trường.

Hiệu quả tài chính - góc độ dựa trên thông tin thịtrường (còn gọi là hiệu suất cổ phiếu) được đo lường bằng: lợi suất bất thường tích lũy (CAR) và lợi suất bất thường nắm giữ cổ phiếu (BHAR). Các nghiên cứu này chủ yếu xoay quanh các sự kiện như IPO, SEO, và kết quả vẫn là một chủđề tranh luận, cụ thể:

Các nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy tác động của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quảtài chính.

Các học giả Teoh & cộng sự (1998ª,1998b) đã thực hiện các nghiên cứu tiên phong vềđiều chỉnh lợi nhuận và hiệu quả tài chính, và báo cáo thực nghiệm này đã ảnh hưởng đến rất nhiều các nghiên cứu khác sau này. Trong các nghiên cứu này, nhóm tác giảđã khám phá tác động của điều chỉnh lợi nhuận (đo lường bằng các khoản dồn tích có thểđiều chỉnh) tới hiệu suất cổ phiếu sau sự kiện (đo lường bằng chỉ số CAR) của các công ty IPO và SEO tại Mỹ. Các tác giảđã ghi nhận một mối quan hệngược chiều đáng kể giữa dồn tích có thể điều chỉnh ngắn hạn trước khi chào bán và hiệu quả tài chính sau chào bán cổ phiếu. Đặc biệt, trong mô hình đánh giá tác động tới hiệu quả tài chính, bên cạnh biến quan tâm là các khoản dồn tích có điều chỉnh (đo lường điều chỉnh lợi nhuận), nghiên cứu bổ sung thêm biến các khoản dồn tích không thểđiều chỉnh vào mô hình hồi quy để so sánh tác động ảnh hưởng giữa các khoản dồn tích có thể điều chỉnh và khoản dồn tích không thểđiều chỉnh tới hiệu suất cổ phiếu. Đúng như kết quả, phần dồn tích không thểđiều chỉnh không ảnh hưởng tới hiệu suất cổ phiếu khi so sánh với các khoản dồn tích có thể điều chỉnh. Cùng thị trường, Rangan (1998) đã bổ sung thêm bằng chứng cho thấy hiệu quả tài chính giảm sau sự kiện phát hành thêm cổ phiếu thông qua dữ liệu 230 công ty Mỹ, kết quả cho thấy sựđảo ngược của các khoản dồn tích xung quanh thời điểm SEO, đặc biệt là trong năm sau khi chào bán. Đồng quan điểm với Teoh & cộng sự, Shivakumar (2000) đã phát hiện ra các khoản dồn tích có thể điều chỉnh trước khi chào bán cổ phần và tìm thấy bằng chứng về lợi nhuận giảm sau đó. Nếu như các nghiên cứu trên gần như chỉ tập trung vào các khoản dồn tích trong năm sự kiện, thì trong nghiên cứu của mình Ducharme & cộng sự (2001) đã tập trung vào các khoản dồn tích trước sự kiện và ảnh hưởng của nó tới hiệu quả tài chính của 171 doanh nghiệp với dữ liệu được thu thập từ Investment Dealers’ Digest Information Services cho giai đoạn từ 1982-1987. Kết quả tương tự được tìm thấy, nghiên cứu kết luận rằng ban đầu các khoản dồn tích có thể điều chỉnh trước niêm yết có mối liên hệ tích cực với giá trị doanh nghiệp. Các công ty có thể tạm thời lừa dối các nhà đầu tư bằng cách thao túng lợi nhuận thông qua điều chỉnh dồn tích trước khi công bố thông tin. Điều này dẫn tới một mối quan hệ ngược chiều giữa điều chỉnh lợi nhuận (khoản dồn tích có thể điều chỉnh) xung quanh ngày phát hành và hiệu quả tài chính của công ty sau sự kiện. Do đó, dường như việc điều chỉnh lợi nhuận trước IPO vừa làm tăng tiền thu được từ IPO và giảm lợi nhuận của các nhà đầu tư trong những năm tiếp theo. Tương tự với quan điểm của nhóm tác giả Teoh & cộng sự (1998ª,1998b), ngoài biến quan trọng

là dồn tích có thể điều chỉnh và các biến kiểm soát khác, Ducharme & cộng sự (2001) thực hiện bổ sung phần dồn tích không thểđiều chỉnh vào mô hình.

Với bối cảnh mới sau khi đạo luật Sox (Sarbanes-Oxley Act) ra đời với các tiêu chuẩn giám sát nghiêm ngặt đối với các công ty phát hành cổ phiếu lần đầu và niêm yết sau năm 2002 để hạn chế tiềm năng điều chỉnh lợi nhuận. Shaxu (2016) thực hiện nghiên cứu về sự tồn tại của khoản dồn tích trong giai đoạn sau đạo luật Sox từ 2002-2011 của 970 doanh nghiệp IPO tại Mỹ. Kết quả cho thấy các công ty niêm yết không thực hiện điều chỉnh trong năm trước, nhưng sử dụng các khoản dồn tích để tăng lợi nhuận trong năm niêm yết, trong đó điều chỉnh lợi nhuận được đo lường thông qua (1) là các khoản dồn tích có thểđiều chỉnh ngắn hạn và (2) là tổng dồn tích có thểđiều chỉnh. Trong ngắn hạn, các khoản dồn tích có quan hệ tích cực đến giá trị cổ phiếu tại thời điểm niêm yết. Tuy nhiên, trong dài hạn thì các khoản dồn tích có thểđiều chỉnh này sẽ dẫn tới hiệu quả tài chính giảm sút (đo lường bằng chỉ số BHAR) sau 1 năm và 3 năm sau thời điểm IPO.

Một nghiên cứu về sự kiện IPO tại quốc gia Châu Âu, Roosenboom & cộng sự (2003) đã sử dụng mẫu gồm 64 công ty IPO tại Hà Lan, sử dụng các khoản dồn tích có thểđiều chỉnh ngắn hạn để đo lường điều chỉnh lợi nhuận. Khi kiểm tra tác động của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính dài hạn (góc độ hiệu suất cổ phiếu) đo bằng BHAR, nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa các khoản dồn tích có thể điều chỉnh ngắn hạn của năm đầu tiên với tư cách là công ty đại chúng và BHAR 3 năm sau. Một nghiên cứu khác tại 15 quốc gia phát triển tại Châu Âu, Gresse và Gajewski (2006) tiến hành một cuộc khảo sát - phân tích các đặc điểm khác nhau của thị trường niêm yết châu Âu từ năm 1995 đến 2004, các học giả đã bổ sung bằng chứng thực nghiệm cho thấy hành vi điều chỉnh lợi nhuận tăng khi niêm yết và hiệu quả tài chính (đo lường bởi chỉ số CAR và BHAR) giảm sút sau sự kiện trong dài hạn. Bất kể sự khác biệt quốc gia giữa các thịtrường châu Âu vềđiều kiện niêm yết, nhưng sự kém hiệu quả đáng kể vẫn được tìm thấy trong ba năm sau sự kiện.

Tại thị trường Trung Quốc, Aharony & cộng sự (2005) đã cung cấp thêm bằng chứng vềhành vi điều chỉnh lợi nhuận và hiệu quả tài chính giảm sau IPO của các công ty vừa và nhỏ. Sự khác biệt vềđo lường điều chỉnh lợi nhuận được tìm thấy trong nghiên cứu của Gao & cộng sự (2015), thực nghiệm kiểm tra tác động của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu suất cổ phiếu dài hạn khi IPO - dựa trên mẫu 464 doanh nghiệp trên sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến (SZSE). Nghiên cứu sử dụng cả tổng dồn tích, dồn tích ngắn hạn, dồn tích dài hạn đểđo lường điều chỉnh lợi nhuận. Phù hợp với giả thuyết ban đầu, nghiên cứu này nhận thấy rằng khoản dồn tích có thểđiều chỉnh cao hơn trước khi IPO và có tác động ngược chiều tới hiệu quả tài chính (hiệu suất cổ phiếu), hay làm cho

hiệu suất cổ phiếu trong dài hạn kém đi. Tuy nhiên, khi tổng dồn tích có thểđiều chỉnh được phân tách thành các khoản dồn tích ngắn hạn và dài hạn, thì tác động này là không đáng kể.

Tại Anh, một nghiên cứu gần đây của Iqbal, Espenlaub và Strong (2009), thu thập dữ liệu bao gồm 286 công ty thuộc ngành công nghiệp phát hành thêm cổ phiếu cho giai đoạn từ 1991- 1995 tại Sở giao dịch chứng khoán London. Nghiên cứu sử dụng mô hình Jones điều chỉnh để tính toán biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh. Đồng thời, sử dụng hồi quy bội để xem xét tác động của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính trong dài hạn (đo lường bằng CAR và BHAR). Nghiên cứu tìm thấy bằng chứng và đi tới kết luận rằng trong kỳ kế toán trước khi phát hành cổ phiếu các công ty cải thiện đáng kể hiệu quả tài chính trong báo cáo (bằng việc sử dụng các khoản dồn tích có thểđiều chỉnh). Tuy nhiên, hiệu quả tài chính của công ty giảm đáng kế sau thời điểm phát hành. Kết quả hồi quy cũng cho thấy, biến kế toán dồn tích có thểđiều chỉnh được tại thời điểm phát hành giải thích được cho hiệu quả tài chính cổ phiếu kém trong dài hạn, nhưng không dự đoán được phản ứng của thị trường trong ngắn hạn.

Tại Pháp, một kết quảtương tựđược tìm thấy tại nghiên cứu của Chiraz và Anis (2013), nhóm học giảđánh giá tác động của điều chỉnh lợi nhuận (được đo lường bằng khoản dồn tích có thểđiều chỉnh ngắn hạn) đến hiệu quả tài chính của các công ty phát hành cổ phiếu lần đầu của Pháp. Dựa trên mẫu 139 công ty, bao gồm 38 công ty niêm yết không thành công từ năm 1999 đến năm 2007. Nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng điều chỉnh lợi nhuận trong năm trước IPO, nhưng hành vi này lại diễn ra mạnh mẽtrong năm đầu IPO với tư cách là công ty đại chúng. Đồng thời, công ty thực hiện điều chỉnh lợi nhuận tăng có thể dẫn tới hiệu quả tài chính kém và thậm chí là bị hủy niêm yết.

Tại Indonesia, Nuryaman (2013) cũng đã nghiên cứu về mối quan hệ này trong vai trò biến kiểm soát là chất lượng kiểm toán tại các công ty phát hành cổ phiếu lần đầu. Mẫu nghiên cứu bao gồm 149 công ty sản xuất được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia vào năm 2010. Kết quả thực nghiệm từphép đo điều chỉnh lợi nhuận (đo lường bằng các khoản dồn tích có thểđiều chỉnh ngắn hạn) cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa điều chỉnh lợi nhuận và hiệu suất cổ phiếu (đo lường bằng chỉ số CAR). Kết quả nghiên cứu của Nuryaman (2013) phù hợp với Teoh & cộng sự (1998b) giả thuyết về điều chỉnh lợi nhuận (khoản dồn tích có thể điều chỉnh ngắn hạn) có tác động ngược chiều tới hiệu suất cổ phiếu sau sự kiện.

Với sự kiện IPO và niêm yết tại Australia, Perera (2014) trong luận án tiến sỹ của mình, tác giả sử dụng hai chỉ sốCAR và BHAR đểđo lường hiệu quả tài chính dài hạn

sau niêm yết. Tuy nhiên, kết quả khá thú vị, trong khi với hiệu quả tài chính - đo lường bằng chỉ số CAR thì kết quả cho thấy hiệu quả tốt hơn, ngược lại BHAR lại cho thấy hiệu quảtài chính kém đi sau sự kiện trong 3 năm.

Với sự kiện IPO, tại Bangladesh, Haque và Imam (2014), kế thừa các nghiên cứu trước kia trong mô hình đánh giá tác động, ngoài các biến kiểm soát, nhóm tác giảđồng thời đánh giá tác động ảnh hưởng các khoản dồn tích không thểđiều chỉnh bởi các khoản dồn tích sẽđến từđiều kiện kinh doanh mà công ty cần phải thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy với công ty IPO thực hiện điều chỉnh lợi nhuận tăngtrước IPO sẽcó hiệu suất cổ phiếu trong dài hạn thấp hơn so với các công ty thận trọng trong điều chỉnh lợi nhuận. Bên cạnh đó, các khoản dồn tích không thểđiều chỉnh cũng có sựtác động ngược chiều với hiệu quả tài chính trong dài hạn.

Các nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng của điều chỉnh lợi

nhuận tới hiệu quả tài chính (hiệu suất cổ phiếu).

Tại Anh, Ball và Shivakumar (2008) đã so sánh hai bộ dữ liệu tài chính cùng năm giữa các công ty IPO và không IPO, với mẫu bao gồm 393 công ty IPO. Trái ngược với Teoh & cộng sự (1998b), và trái ngược với những điều mà hầu hết chúng ta tin trước đó, các học giảđã cung cấp bằng chứng mâu thuẫn tại thịtrường Anh. Báo cáo cho thấy các công ty phát hành cổ phiếu lần đầu báo cáo thận trọng hơn, đồng thời nghiên cứu đã không tìm thấy bằng chứng liên quan tới điều chỉnh lợi nhuận tăng trước và trong năm phát hành cổ phiếu lần đầu. Hơn nữa, nhóm tác giả cũng cho rằng Teoh & cộng sự (1998b) đã sử dụng các khoản dồn tích có thể điều chỉnh ngắn hạn để đo lường điều chỉnh lợi nhuận là sai lệch và do đó dẫn tới kết quả sựphóng đại về mức độđiều chỉnh lợi nhuận. Sau khi kiểm tra về chất lượng báo cáo tài chính của các công ty chuẩn bị IPO, tác giả tiếp tục lập luận rằng báo cáo tài chính của các công ty phát hành cổ phiếu lần đầu có chất lượng cao hơn so với các công ty không IPO (niêm yết) hoặc các công ty đang niêm yết. Báo cáo tài chính của các công ty chuẩn bị phát hành cổ phiếu lần đầu và niêm yết đã được kiểm tra kỹlưỡng hơn và được theo dõi cẩn thận bởi các bên liên quan khác nhau (kiểm toán viên, cơ quan nhà nước,…). Đồng thời, nghiên cứu cũng không tìm thấy bằng chứng cho thấy các công ty điều chỉnh lợi nhuận tăng thì gặp nhiều hậu quả sau IPO (một trong hậu quả là hiệu quả tài chính kém) hơn các công ty thận trọng.

Đồng quan điểm với Ball và Shivakumar (2008), Armstrong & cộng sự (2008) thực hiện nghiên cứu tại thịtrường Mỹcho giai đoạn 1987-2006, dữ liệu được lấy từcơ sở dữ liệu của Securities Data Corporation. Nhóm tác giả cho rằng mặc dù trong tổng quan trước đó, các khoản dồn tích trong báo cáo tài chính là do điều chỉnh lợi nhuận có được. Bằng cách tiến hành hai thử nghiệm để giải thích cho các khoản dồn tích này

thông qua (1) là điều chỉnh lợi nhuận, (2) là hoạt động kinh tế. Thông qua thử nghiệm, nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng vềtác động của điều chỉnh lợi nhuận (đo lường dựa trên khoản dồn tích) tới hiệu suất cổ phiếu. Nghiên cứu chỉ ra rằng các khoản dồn tích này có được là do hoạt động kinh doanh thông thường của của doanh nghiệp thông qua sựthay đổi lớn của vốn lưu động. Mối quan hệ giữa các khoản dồn tích có thểđiều chỉnh trong năm IPO và hiệu suất cổ phiếu sau đó, không phải do nhà đầu tư bị lừa dối bởi điều chỉnh lợi nhuận, mà là một sự giả tạo về mối tương quan giữa dòng tiền và hiệu suất cổ phiếu sau sự kiện.

Với sự kiện chào bán cổ phần riêng lẻ, Chou & cộng sự (2009) sử dụng dữ liệu của 782 công ty phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho giai đoạn từ 1993 đến 2000. Nghiên cứu sử dụng các khoản dồn tích có thể điều chỉnh ngắn hạn để đo lường điều chỉnh lợi nhuận và hiệu quả tài chính đo lường bằng hiệu suất cổ phiếu - BHAR. Khác với kỳ vọng, kết quả nghiên cứu cho thấy, (1) không tìm thấy bằng chứng về điều chỉnh lợi nhuận đối với toàn bộ mẫu các công ty phát hành cổ phiếu riêng lẻ và (2) cũng không tìm thấy bằng chứng về hiệu quả thị trường giảm sau phát hành. Cuối cùng kết quả nghiên cứu chỉra, điều chỉnh lợi nhuận không phải là nguyên nhân cho sự kém hiệu quả tài chính sau chào bán cổ phiếu.

Lấy động lực nghiên cứu dựa trên giả thuyết tương phản được trình bày trong nghiên cứu của Teoh & cộng sự (1998b) và nghiên cứu của Ball và Shivakumar (2008), Premti (2013) đã sử dụng một mẫu gồm 4.962 IPO từ 28 quốc gia, trong khoảng thời gian 1988 đến 2010 bao gồm cả thịtrường phát triển và thị trường mới nổi, nhưng loại trừ thịtrường Mỹ. Nghiên cứu sử dụng các khoản dồn tích có thể điều chỉnh ngắn hạn làm biến đo lường điều chỉnh lợi nhuận, được phát triển trong Teoh & cộng sự (1998b). Tác giảđã tính các khoản dồn tích có thểđiều chỉnh ngắn hạn 1 năm trước IPO cho mỗi công ty trong mẫu được chọn. Nghiên cứu phân tích thực nghiệm cho thấy rằng có một sự khác biệt đáng kể trong trung bình các khoản dồn tích có thểđiều chỉnh ngắn hạn, hầu hết các công ty không tham gia thực hiện điều chỉnh lợi nhuận, nhưng một số công ty còn lại thì lại có thực hiện hoạt động này. Tuy nhiên, về mặt thống kê, kết luận rút ra

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính khi niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Trang 42 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)