Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information theory)

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính khi niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Trang 57 - 58)

Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 do các nhà khoa học nghiên cứu và phát triển lý thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz. Thông tin bất cân xứng là việc các bên tham gia giao dịch cốtình che đậy thông tin. Các tác giả giải thích rằng sự bất cân xứng thông tin xảy ra khi những người khác nhau biết những điều khác nhau. Vì một sốthông tin là riêng tư, sự bất cân xứng thông tin nảy sinh giữa những người nắm giữthông tin đó và những người có khảnăng đưa ra quyết định tốt hơn nếu họcó thông tin đó. Lý thuyết này cho rằng, một thị trường vốn có hiện tượng bất cân xứng xảy ra, khi một bên tham gia thị trường (nhà quản trị) hiểu biết nhiều về thông tin nội bộ của công ty mình hơn, trong khi đó một bên là các nhà đầu tư hoặc có cổđông không biết nhiều về thông tin của doanh nghiệp. Do đó, điều này là động cơ cho các nhà quản trị thực hiện hành động (ví dụđiều chỉnh lợi nhuận) đểđạt được mục tiêu nào đó (có thể là đểIPO được giá cao, hoặc thu hút nhà đầu tư,…)

Trong tổng quan nghiên cứu, một số nhà nghiên cứu đã áp dụng lý thuyết này trong nghiên cứu điều chỉnh lợi nhuận. Các mô hình phân tích đã chứng minh rằng sự tồn tại của sự bất cân xứng thông tin giữa các nhà quản lý và các cổđông là điều kiện cần thiết để thực hiện điều chỉnh lợi nhuận (Trueman và Titman, 1988). Bởi sự

kham hiếm thông tin công khai về công ty trong thời gian sự kiện phát hành, các nhà quản lý đã tận dụng thông tin bất cân xứng và thực hiện điều chỉnh tăng lợi nhuận trong báo cáo trước khi phát hành (Teoh & cộng sự, 1998a). Để khẳng định điều này trong nghiên cứu mình, Richardson (2000) đã cung cấp kết quả thực nghiệm cho thấy có quan hệ một cách hệ thống giữa cường độ thông tin không cân xứng và mức độ điều chỉnh lợi nhuận. Trong một thị trường khác Dadbeh và Mogharebi (2013) kết luận rằng thông tin bất cân xứng có tác động đối với điều chỉnh lợi nhuận tại thị trường chứng khoán Tehran. Kết quả tương tự được tìm thấy trong nghiên cứu của Davood Jafari Seresht & cộng sự (2015). Chu và Song (2010) sử dụng dữ liệu bao gồm 180 công ty được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Malaysia trong khoảng thời gian từ1998 đến 2004 để kiểm tra mối quan hệ giữa thông tin bất cân xứng và điều chỉnh lợi nhuận. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy có mối quan hệ đáng kể giữa hai biến này, những nhà quản lý bên trong doanh nghiệp có quyền kiểm soát nhiều hơn 36,78% so với các nhà đầu tư (bất cân xứng thông tin) sẽ tăng điều chỉnh lợi nhuận bằng các khoản dồn tích 10,6%.

Hoặc nổi bật hơn là các nghiên cứu xem xét vai trò của thông tin bất cân xứng trong việc giải thích mối quan hệ giữa điều chỉnh lợi nhuận và hiệu quả tài chính kém trong dài hạn. Chang & cộng sự (2007) kết luận rằng trong môi trường bất cân xứng thông tin ở mức độ cao, các công ty thực hiện điều chỉnh lợi nhuận tăngsẽ chịu nhiều bất lợihơnvề hiệu suất cổ phiếu dài hạn so với những công ty bảo thủtrong điều chỉnh lợi nhuận. Tuy nhiên, trong môi trường bất cân xứngthông tin ở mức độ thấp, hiệu suất cổ phiếu dài hạnkhông phân biệt giữa công ty với điều chỉnh lợi nhuậnmạnh mẽvà bảo thủ. Bằng chứng của nghiên cứu ủng hộ quan điểm cho rằng sự bất cân xứng thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tác động của điều chỉnh lợi nhuận tớihiệu quả tài chínhdài hạn. Nghiên cứu của Chang & cộng sự(2007) đã góp phần gia tăngsự hiểu biết về tác động của sự bất cân xứng thông tin đối với quan hệ củađiều chỉnh lợi nhuận và hiệu quả tài chính trong dài hạn. Kết quả tương tự được tìm thấy trong nghiên cứu của Dadbeh và Mogharebi (2013).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính khi niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)