Lý thuyết hành vi tài chính (behavioural theory)

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính khi niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Trang 61 - 63)

Sự khác biệt vềquan điểm (The divergence of opinions): Trong thực tế, thịtrường không chắc chắn và rủi ro sẽ tạo ra sự khác biệt vềquan điểm của các nhà đầu tư. Do vậy, Miller (1977) đã đưa ra giả thuyết giải thích rằng, các nhà đầu tư quyết định mua cổ phiếu của công ty mới phát hành, họ chính là những người tin tưởng và lạc quan nhất về lợi nhuận và tiềm năng tăng trưởng của các công ty này trong tương lai. Khi đó, họ sẵn sàng trảgiá cao hơn so với những nhà đầu tư khác - những người có thể không chắc chắn về giá trị của công ty đó. Sau phát hành, lúc này các thông tin vềcác công ty được công bố nhiều hơn, do vậy các thông tin của công ty sẵn có trên thị trường, dẫn tới sự khác biệt về quan điểm giữa nhà đầu tư lạc quan và thận trọng sẽ bị thu hẹp. Lúc này, các nhà đầu tư lạc quan sẽthay đổi niềm tin của họ về giá trị của doanh nghiệp, do đó có thể dẫn tới sự giảm giá chứng khoán của công ty trên thịtrường và kết quả dẫn tới sự kém hiệu quả tài chính trong dài hạn (Ritter, 1991).

Cơ hội giao dịch (The window of opportunity): giả thuyết này được đưa ra bởi Ritter (1991); Loughran & Ritter (1995), tác giả lập luận rằng khi các nhà đầu tư trở lên quá lạc quan về giá trị của doanh nghiệp thì giá trị thịtrường cổ phiếu sẽtăng cao hơn so với giá trị hợp lý của nó. Các công ty phát hành có thể coi đây là cơ hội để bán cổ phiếu của họ với mức giá cao, do đó được gọi tên là “nắm bắt cơ hội giao dịch”. Đồng thời, Loughran và Ritter (1995), cho rằng hầu hết các công ty sẽxác định thời gian IPO trùng với thời điểm kết quả hoạt động tốt nhất, điều này chỉ là tạm thời và không bền vững. Do đó, các nhà đầu tư có thể sẽ thất vọng về hiệu quả tài chính giảm đi sau sự kiện, điều này sẽ khiến hiệu suất cổ phiếu kém đi. Sau này trong các nghiên cứu của Zaluki (2005) tại thịtrường Malaysia và Perera (2014) tại thịtrường Úc, các học giảđưa ra lập luận và vận dụng lý thuyết này để chứng minh hiệu quả hoạt động giảm sau sự kiện IPO trong luận án của mình.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu được trình bày tại chương 2. Phần đầu, Luận án đề cập tới những vấn đề cơ bản về điều chỉnh lợi nhuận bao gồm: khái niệm, phân loại, đo lường dựa trên cơ sở dồn tích thông qua tổng quan các mô hình khác nhau trong đo lường (Mô hình 1: Mô hình tổng dồn tích; Mô hình 2: Mô hình dồn tích ngắn hạn (current accural model; Mô hình 3: Mô hình dòng tiền). Tiếp theo luận án trình bày những vấn đềcơ bản về hiệu quả tài chính thông qua khía cạnh đo lường hiệu quả tài chính (dựa trên thông tin kế toán và thông tin thịtrường). Sau đó, Luận án trình bày về tổng quan nghiên cứu với các nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới và tại Việt Nam vềđiều chỉnh lợi nhuận, và tác động của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính đo lường dựa trên cảgóc độ thông tin kế toán và thông tin thịtrường. Từđó, tác giả xác định được khoảng trống nghiên cứu để hoàn thiện hơn trong Luận án này.

Cuối cùng, tại chương 2, luận án đề cập tới cơ sởlý thuyết được sử dụng để phân tích hành vi điều chỉnh lợi nhuận xung quanh thời điểm niêm yết, hiệu quả tài chính sau niêm yết, cũng như ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính, cụ thể là: lý thuyết đại diện, lý thuyết thông tin bất cân xứng, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết hành vi trong hiệu quả tài chính dài hạn.

CHƯƠNG 3

XÂY DỰNG GITHUYẾT KHOA HỌC

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính khi niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)