Thông qua tổng quan nghiên cứu đã trình bày tại phần trên vềđiều chỉnh lợi nhuận và tác động của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính, cho thấy những khoảng trống của nghiên cứu trước đây có thểđược hoàn thiện hơn trong nghiên cứu này:
Thứ nhất: Trong tổng quan nghiên cứu, các nghiên cứu vềđiều chỉnh lợi nhuận xung quanh các sự kiện như IPO, SEO được tổng quan khá đầy đủ, nhưng kết quả còn khá nhiều tranh luận về việc tồn tại hay không tồn tại hành vi này, và nếu tồn tại cũng có những tranh luận về hành vi này tại năm sự kiện hay năm trước sự kiện. Hơn nữa, tổng quan cho thấy còn ít nghiên cứu về chủđề này tại sự kiện niệm yết, cũng như chưa có nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam. Đểđược niêm yết, các công ty phải đáp ứng các yêu cầu niêm yết, do vậy thực sự cần thiết các nghiên cứu vềđiều chỉnh lợi nhuận xung quanh sự kiện này. Do vậy nghiên cứu này sẽđóng góp thêm cho tổng quan bằng việc đưa ra bằng chứng thông qua kiểm tra điều chỉnh lợi nhuận xung quanh sự kiện niêm yết.
Thứ hai: Tổng quan nghiên cứu cho thấy có nhiều mô hình khác nhau đểđo lường
điều chỉnh lợi nhuận, trong đó có mô hình Jones điều chỉnh được chứng minh và đề xuất bởi Dechow & cộng sự (1995) - một mô hình được cho là có sức mạnh và sử dụng rộng rãi nhất để phát hiện điều chỉnh lợi nhuận. Tuy nhiên, một dòng nghiên cứu khác, các học giả sử dụng mô hình dồn tích ngắn hạn đểđo lường điều chỉnh lợi nhuận, các học giả Kang và Shivaramakrishnan (1995); Guay & cộng sự(1996); Teoh & cộng sự (1998a) lập luận rằng tổng dồn tích không tính toán đến vốn lưu động trong mô hình, trong khi đó đây lại là yếu tố mà các nhà quản lý ưa thích khi thực hiện điều chỉnh lợi nhuận. Tuy nhiên, cả 2 mô hình này lại gặp phải các vấn đề sai lệch khi áp dụng với các công ty có hiệu hiệu quả tài chính cao (Kasznik, 1999; Kothari & cộng sự, 2005). Do đó, trong nghiên cứu này tác giả sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng các phương pháp khác nhau để lựa chọn đo lường các khoản dồn tích có thểđiều chỉnh, cụ thể mô hình tính toán khoản dồn tích (theo tổng dồn tích, dồn tích ngắn hạn, dồn tích theo dòng tiền) đểđánh giá tổng hợp được sự khác nhau trong các công thức tính, và xác định mô hình
phù hợp để phát hiện điều chỉnh lợi nhuận xung quanh thời điểm niêm yết tại các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Thứ ba: Về đánh giá hiệu quả tài chính sau các sự kiện. Các nghiên cứu hầu hết đánh giá hiệu quả tài chính đo lường trên cả 2 góc độ ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, còn với các thị trường mới nổi như Việt Nam - tính minh bạch thấp, môi trường pháp lý yếu và thiếu sự phối hợp điều tiết (Zingales, 2009), thì các đánh giá này còn ít. Do đó, cần thiết có các nghiên cứu đánh giá hiệu quả tài chính trên cả 2 góc độ, và so sánh trước và sau sự kiện niêm yết tại các quốc gia có đặc điểm thị trường khác biệt này.
Thứtư: Những nghiên cứu vềtác động của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính được thực hiện từ khá lâu ở các quốc gia có thị trường phát triển như Mỹ, Anh, Pháp. Trong khi đó ở thị trường kém phát triển hơn như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam các nghiên cứu về mối quan hệ này còn khá ít và tồn tại nhiều điểm hạn chếnhư phương pháp - biến đo lường - quy mô mẫu, đặc biệt các nghiên cứu chưa tính đến độ trễ thời gian trong ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính. Do vậy, việc khắc phục những nhược điểm của các nghiên cứu cũ và bổ sung thêm cơ sở lý luận bằng một nghiên cứu định lượng vềđiều chỉnh lợi nhuận và ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính trong dài hạn tại Việt Nam là thực sự cần thiết.
Thứnăm: Về bối cảnh tại Việt Nam, điều kiện niêm yết mới được ban hành tại nghị định số 58/2012/NĐ-CP hiệu lực thi hành ngày 15/9/2012, với các yêu cầu niêm yết chặt chẽhơn thông qua tăng vốn pháp định; cơ cấu vốn; lợi nhuận; thực hành kế toán và công bố thông tin. Đặc biệt thêm điều kiện mới mà trước kia không có yêu cầu Khoản 1b Điều 53 “Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm gần nhất tối thiểu là 5% và hoạt động kinh doanh của hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi”. Với yêu cầu niêm yết mới này, câu hỏi đặt ra liệu các công ty có thực hiện điều chỉnh lợi nhuận tăng trước đó đểđảm bảo điều kiện? Hay mức độđiều chỉnh lợi nhuận có bị ảnh hưởng bởi các quy định về niêm yết? Trong nghiên cứu này, tác giả mong muốn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó mà trước đây các nghiên cứu chưa thực hiện.