Thiết kế và phương pháp nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính khi niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Trang 67 - 70)

3.2.1.1. Tổng thể và mẫu nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu

Nguồn dữ liệu: Các dữ liệu sử dụng của các công ty niêm yết trên sàn HOSE được tác giả thu thập từcơ sở dữ liệu của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (http://www.hsx.vn) và tại website chính thức của từng công ty niêm yết để có được báo cáo tài chính và bản cáo bạch trước niêm yết. Tính đến đầu năm 2019, có 366 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh chia 11 ngành, trong đó ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng niêm yết cao nhất.

Bảng 3.1: Cơ cấu ngành các công ty niêm yết

trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh

Tên ngành Số lượng công ty niêm yết Tỷ trọng

Hàng tiêu dùng thiết yếu 37 10,11%

Hàng tiêu dùng 41 11,20% Nguyên vật liệu 61 16,67% Công nghiệp 100 27,32% Dịch vụ tiện ích 24 6,56% Bất động sản 46 12,57% Chăm sóc sức khỏe 12 3,28% Năng lượng 10 2,73% Tài chính 28 7,65%

Công nghệ thông tin 5 1,37%

Dịch vụ viễn thông 2 0,55%

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu các công ty được thu thập trên hsx.vn

Để tính được điều chỉnh lợi nhuận (các khoản dồn tích có thể điều chỉnh) cho từng công ty niêm yết, nghiên cứu cần lấy số liệu toàn bộcác công ty trong ngành tương ứng niêm yết trên sàn - sau đó ước lượng được các hệ số hồi quy theo ngành và theo từng năm. Đểước lượng được hệ số hồi quy, đòi hỏi mỗi ngành trong một năm phải có ít nhất 6 công ty đã từng niêm yết (không bao gồm các công ty niêm yết năm đó và các công ty đã thực hiện niêm yết trong 2 năm trước đó) (theo Defond & Jiambalvo (1994);

Kasznik (1999); Roosenboom & cộng sự (2003); Zaluki & cộng sự (2011); Eiman (2013)). Quá trình thu thập số liệu các công ty niêm yết cho thấy, chỉ các công ty niêm yết từnăm 2009 trởđi mới có đủ số liệu để chạy hồi quy các ngành theo từng năm (tức đủ 6 công ty). Ngoài nghiên cứu vềđiều chỉnh lợi nhuận, luận án tiến hành kiểm tra so sánh điều chỉnh lợi nhuận giữa các năm (năm trước niêm yết, năm niêm yết và 2 năm sau niêm yết), cũng như ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính sau 2-3 năm niêm yết. Do vậy, mẫu nghiên cứu chỉ bao gồm các công ty niêm yết trong giai đoạn 2009-2017 mới đủđộ bao quát và đảm bảo đầy đủ số liệu để chạy hồi quy tính điều chỉnh lợi nhuận. Trong nghiên cứu này loại trừ các công ty thuộc lĩnh vực tài chính, bởi loại hình này đặc thù trong ghi nhận và hệ thống báo cáo tài chính khác biệt. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã loại bỏ các công ty thuộc ngành công nghệ thông tin (5 công ty), dịch vụ viễn thông (2 công ty), vì số liệu của các công ty trong các ngành này không đủđể chạy hồi quy đểước tính dồn tích (không đủ 6 công ty). Do vậy, mẫu cuối cùng sẽ bao gồm 189 công ty niêm yết trên sàn HOSE cho giai đoạn 2009-2017 trong 8 lĩnh vực: bất động sản, hàng tiêu dùng, hàng tiêu dùng thiết yếu, công nghiệp, dịch vụ tiện ích, nguyên vật liệu, năng lượng, chăm sóc sức khỏe.

Bảng 3.2: Sốlượng các công ty niêm yết theo 8 ngành trong giai đoạn từ 2009-

2017 (sau khi tác giả loại trừcác công ty không đủđiều kiện niêm yết) Các công ty niêm yết từ

2009-2017 của sàn HOSE theo 8 ngành Tổng số công ty theo ngành

Số lượng công ty niêm yết theo các ngành và theo từng năm Tổng

số theo

ngành 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Hàng tiêu dùng thiết yếu 36 5 2 2 1 0 1 3 2 1 17

Hàng tiêu dùng 39 6 5 2 0 0 1 1 3 6 24 Nguyên vật liệu 58 4 8 5 2 1 2 5 3 4 34 Công nghiệp 93 9 19 8 4 0 4 3 7 7 61 Dịch vụ tiện ích 21 0 3 0 3 0 1 1 2 2 16 Bất động sản 40 8 12 2 0 3 0 1 2 5 33 Chăm sóc sức khỏe 11 0 2 1 0 0 0 0 0 2 5 Năng lượng 10 0 0 2 0 0 0 0 0 1 5 Tổngsố công ty 308 32 51 22 10 4 9 14 19 28 189

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu các công ty được thu thập trên hsx.vn

Như vậy, nghiên cứu thu thập và sử dụng dữ liệu trên báo cáo tài chính năm từ năm 2008-2019 của toàn bộ308 công ty theo 8 ngành cho phép đểtính toán đủ số liệu chạy hồi quy tính điều chỉnh lợi nhuận tại năm trước niêm yết, năm niêm yết và 2 năm sau niêm yết cho 189 công ty niêm yết trong giai đoạn 2009-2017 (bảng 3.2).

3.2.1.2. Phương pháp

Đo lường điều chỉnh lợi nhuận: Như đề cập tại chương 2 (mục đo lường điều chỉnh lợi nhuận), trong tổng quan nghiên cứu phương pháp tổng hợp dồn tích là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu. Mỗi một mô hình có sức mạnh giải thích khác nhau, mỗi một mô hình có lợi thế riêng trong việc phát hiện một khía cạnh của điều chỉnh lợi nhuận, do vậy sẽkhông có một mô hình hoàn hảo nào để phát hiện điều chỉnh lợi nhuận. Luận án đã trình bày các lý do lựa chọn 04 mô hình để đo lường điều chỉnh lợi nhuận. Trong số các biến thể của mô hình Jones, 4 mô hình được lựa chọn trong luận án đểđo lường điều chỉnh lợi nhuận, trong đó 2 mô hình dựa trên tổng dồn tích (mô hình tổng dồn tích đề xuất bởi Dechow & cộng sự (1995); mô hình tổng dồn tích theo dòng tiền đề xuất bởi Dechow (1994) và Kasznik (1999)), 2 mô hình dựa trên dồn tích ngắn hạn (dồn tích ngắn hạn để xuất bởi Teoh & cộng sự(1998a); dồn tích ngắn hạn theo dòng tiền để xuất bởi Dechow (1994) và Kasznik (1999)), cụ thể, các biến sốđược sử dụng nghiên cứu là:

(1): DAi(t-1); DAit; DAi(t+1); DAi(t+2): Các khoản dồn tích có thể điều chỉnh của công ty i năm trước niêm yết, năm niêm yết, 1 năm sau niêm yết, 2 năm sau niêm yết.

(2): DAi(t-1)(CFO); DAit(CFO); DAi(t+1)(CFO); DAi(t+2)(CFO) dồn tích có thểđiều chỉnh theo dòng tiền của công ty i năm trước niêm yết, năm niêm yết, 1 năm sau niêm yết, 2 năm sau niêm yết.

(3) DCAi(t-1); DCAit; DCAi(t+1); DCAi(t+2): dồn tích có thể điều chỉnh ngắn hạn công ty i năm trước niêm yết, năm niêm yết, 1 năm sau niêm yết, 2 năm sau niêm yết.

(4) DCAi(t-1)(CFO); DCAit(CFO); DCAi(t+1)(CFO); DCAi(t+2)(CFO): Các khoản dồn tích có thể điều chỉnh ngắn hạn theo dòng tiền của công ty i năm trước niêm yết, năm niêm yết, 1 năm sau niêm yết, 2 năm sau niêm yết.

Các phân tích và kiểm tra thống kê sử dụng

Điều chỉnh lợi nhuận sẽđược tính cho các năm t-1 (trước niêm yết), năm t năm niêm yết, năm t+1 sau niêm yết 1 năm, năm t+2 sau niêm yết 2 năm. Như vậy, mỗi năm sẽtính toán được 4 chỉ sốđo lường tương ứng mỗi biến sốđiều chỉnh lợi nhuận.

Với mục tiêu xem xét điều chỉnh lợi nhuận tại năm t-1, năm t, năm t+1, năm t+2có tồn tại hay không, ngoài thống kê mô tả (về trung bình, trung vị, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất), nghiên cứu sử dụng (1) phương pháp kiểm định tham số T-Test để kiểm định trung bình điều chỉnh lợi nhuận (DA, DCA, DA(CFO), DCA(CFO)) tại các năm có khác không

hay không và (2) phương pháp kiểm định phi tham số Wi1coxon signed-rank để kiểm tra trung vịđiều chỉnh lợi nhuận tại các năm có khác không hay không1.

Thêm vào đó, với mục tiêu xem xét liệu rằng điều chỉnh lợi nhuận có cao nhất trong năm trước niêm yết, sau đó giảm dần qua các năm t, t+1 và t+2 có ý nghĩa thống kê hay không. Nghiên cứu sử dụng kiểm định Pairs T-Test, để kiểm tra trung bình của điều chỉnh lợi nhuận (4 mô hình đo lường) giữa 2 năm (cụ thểso sánh năm t-1 với năm t; năm t-1 với năm t+1; năm t-1 với năm t+2). Tương tự, kiểm định phi tham số Wilcoxon Signed-Rank sử dụng xem xét sự khác nhau giữa trung vị của điều chỉnh lợi nhuận giữa năm t-1 và các năm t, năm t+1, năm t+2.

Với việc xem xét liệu rằng việc thay đổi điều kiện niêm yết có ảnh hưởng tới mức độđiều chỉnh lợi nhuận, nghiên cứu sử dụng Two-sample t test; Mann-Whitney U test ; Median test để kiểm tra sự khác biệt giữa trung bình; trung vị điều chỉnh lợi nhuận của 2 nhóm có ý nghĩa thống kê hay không. Trong đó 1 nhóm bao gồm các công ty niêm yết trước ngày 15 tháng 09 năm 2012 (khi chưa có điều kiện về ROE), 1 nhóm bao gồm các công ty còn lại niêm yết sau năm 2012 (sau khi có điều kiện về ROE).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính khi niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)