Như đã đề cập trong phần tổng quan vềđiều chỉnh lợi nhuận xung quanh các sự kiện, trong khi điều chỉnh lợi nhuận xung quanh sự kiện IPO và SEO được nghiên cứu khá đầy đủở các thị trường, có rất ít nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận xung quanh thời điểm niêm yết. Đồng thời, tổng quan nghiên cứu còn nhiều tranh cãi trong việc điều chỉnh lợi nhuận được thực hiện tại năm trước sự kiện hay tại năm sự kiện. Hơn nữa, đối với thịtrường Việt Nam cho đến nay chưa có nghiên cứu nào thực hiện đểđánh giá thực trạng điều chỉnh lợi nhuận xung quanh sự kiện niêm yết. Theo quan điểm của tác giả, cần thiết thực hiện nghiên cứu về hiện tượng này tại thị trường Việt Nam.
Vận dụng lý thuyết thông tin bất cân xứng và lý thuyết đại diện trong sự kiện niêm yết, mối quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện được hiểu là mối quan hệ giữa một bên là người đại diện tức người bên trong doanh nghiệp (người quản lý - cổđông hiện tại) và một bên là người được đại diện tức các nhà đầu tư mới- nhà đầu tư tiềm năng. Theo lý thuyết này, những người đại diện sẽcó các động cơ thực hiện điều chỉnh tăng lợi nhuận trước niêm yết vì các lý do sau: Thứ nhất, để được niêm yết các công ty cần phải đáp ứng các yêu cầu niêm yết theo quy định của HOSE, bao gồm các tiêu chí như vốn điều lệ, phải có lợi nhuận ít nhất trong hai năm trước niêm yết, không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm nộp hồ sơ. Đồng thời, các công ty cần phải chuẩn bị bản cáo bạch bao gồm chủ yếu là thông tin tài chính được lấy từbáo cáo tài chính đã qua kiểm toán của các kỳtrước khi phát hành. Thứ hai, trong quá trình niêm yết những người bên trong doanh nghiệp (nhà quản lý và các cổđông hiện tại) có thể vì lợi ích cá nhân như việc bán cổ phiếu họ đang nắm giữ để được mức giá cao nhất (Eiman, 2013). Khi đó, nhà quản lý và các cổđông hiện tại có thể làm sai lệch hiệu quả kinh tế của công ty thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, làm cho các nhà đầu tư tiềm năng đánh giá công ty có nhiều hứa hẹn hơn. Vì thế, các nhà đầu tư tiềm năng có thể bị đánh lừa bởi lợi nhuận được báo cáo, dẫn tới ảnh hưởng tới khả năng đưa ra quyết định sáng suốt (Prior & cộng sự, 2008).
Ở góc độ cơ sở lý thuyết tín hiệu, một số nhà nghiên cứu lập luận rằng, khi các nhà quản lý thực hiện điều chỉnh lợi nhuận - thì đây được coi là một tín hiệu tốt gửi tới các nhà đầu tư (Qintao, 2007; Brau & Fawcett, 2006). Trương Đông Lộc và Nguyễn Nhật Minh (2016), Đặng Ngọc Hùng & cộng sự (2017) thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin lợi nhuận của công ty với giá cổ phiếu. Kết quả cho thấy rằng các nhà đầu tư có xem xét tới thông tin về lợi nhuận trong việc xác định giá cổ phiếu. Điều này hoàn toàn hợp lý khi dựđoán rằng các công ty niêm yết trên sàn HOSE có thể thực hiện điều chỉnh tăng lợi nhuận trước niêm yết để phát tín hiệu tốt về chất lượng của công ty.
Dựa vào các lập luận trên, các giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là:
H1: Các công ty thực hiện điều chỉnh lợi nhuận tăng tại năm trước niêm yết.
H2: Các công ty thực hiện điều chỉnh lợi nhuận tăng nhiều hơn tại năm trước niêm yết so với năm niêm yết và năm sau niêm yết.