Lý thuyết đại diện được khởi xướng đầu tiên bởi Ross (1973) và được phát triển bởi Jensen và Meckling. Lý thuyết đại diện là một lý thuyết phổ biến và thuyết phục hàng đầu giải thích điều chỉnh lợi nhuậnxung quanh giai đoạn sự kiện phát hành (IPO, SEO, niêm yết), đã được sử dụng trong các nghiên cứu kế toán gần 50 năm và là một lý thuyết cơ sở nền tảng quan trọng trong nghiên cứu kế toán.Lý thuyết này dựa trên sự khác biệt về lợi ích và sự bất cân xứng thông tin giữa hai bên. Lý thuyết thể hiện mối quan hệ giữa nhữngngười sở hữu thực sự (cổ đông/chủ sở hữu) và người đại diện (giám đốc/tổng giám đốc), mối quan hệ này được coi như là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông bổ nhiệm, chỉ địnhhoặc thuê người khácđể quản lý công ty (người đại diện), thông qua việc trao thẩm quyền để ra quyết định liên quan tới tài sản của công ty, và được các cổ đông uỷ quyền đứng ra điều hành công ty, đem lại lợi ích cho cả hai bên. Điều này tạo lên sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền quản lý một doanh nghiệp. Theo lý thuyết này, cácnhà quản lý tìm cách tối đa hóa lợi ích cá nhân của họ, điều này có thể gây bất lợi cho chủ sở hữu. Rủi ro này xảy ra bất cứ khi nào người đại diện trốn tránh nhiệm vụ của mình và không hành động vì lợi ích cao nhất của người ủy quyền (Bruton & cộng sự, 2009). Để giảm hành vi này và tạo động lực cho họ trong việc quản lý, các nhà quản lý được trả thù lao theo kết quả đạt được. Khi tập trung vào lợi ích riêng như thù lao, các nhà quản lý có thể thực hiện điều chỉnh lợi nhuận bằng cách điều chỉnh tăng kết quả kinh doanh và cung cấp thông tin về kết quả hoạt độngcho các cổ đông mà họmong đợi.
Lý thuyết này được các học giả vận dụng để giải thích hành vi điều chỉnh lợi nhuậnvà ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chínhtạicác doanh nghiệp thực hiện IPO, SEO hoặc niêm yết - sự kiện tồn tại thông tin bất cân xứng trong thị trường, khi các nhà quản lý thường biết giá trị thực sự của công ty, trong khi đó có thể các cổ đông không rõ về các thông tin này. Sự mở rộng lý thuyết này được tìm thấy ở các nhóm đối tượng khác nhau: một bên là người quản lý - cổ đông hiện tại và một bên là các nhà đầu tư mới- nhà đầu tư tiềm năng. Trong quá trình sự kiện (IPO, SEO,…), nhà quản lý và các cổ đông hiện tại có thể chọn không tiết lộ tất cả thông tin về công ty ra công chúng. Khi đó các nhà quản lý và các cổ đông hiện tại vì lợi íchcá nhân có thể làm sai lệch số liệu trên báo cáo tài chính của công ty. Do đó, các nhà đầu tư tiềm năng có thể bị đánh lừa bởi lợi nhuậnđược báo cáo, và ảnh hưởng tới khả năng đưa ra quyết định sáng suốt. Loughran và Ritter (1995) cho rằng sự kém hiệu quả trong dài hạn của cổ phiếu sau IPO là bằng chứng của điều chỉnh lợi nhuận. Qintao (2007) thực hiện
nghiên cứu vềđiều chỉnh lợi nhuận xung quanh các sự kiện phát hành vốn,tác giả cho rằngvới mục tiêu để phát hành cổ phiếu được giá cao nhà quản lý thường tăng lợi nhuận trên báo cáo của công ty. Điều chỉnh lợi nhuận trước khi IPO có thể lừa dối các nhà đầu tư, vì hành vi này làm thúc đẩy kỳ vọng của nhà đầu tư về lợi nhuậntrong tương lai của công ty (DuCharme & cộng sự, 2004; Qintao, 2007). Khi các công ty thực hiện hành vi điều chỉnhtăng lợi nhuận sẽ phải chịu hậu quả là hiệu quả tài chính kém trong dài hạn sau sự kiện (DuCharme & cộng sự, 2004; Teoh & cộng sự, 1998a, 1998b). Teoh & cộng sự(1998a, 1998b) đã nghiên cứu điều chỉnh lợi nhuận ở thị trường Mỹ xung quanh các sự kiện IPO và SEO, tìm thấy mối tương quan nghịch giữa các khoản dồn tích tăng cao (đo lường điều chỉnh lợi nhuận) trong thời gian phát hànhcổ phiếu và hiệu suấtcổ phiếu dài hạn sau phát hành. Các tác giả kết luận rằng,các nhà đầu tư đã bị đánh lừa bởi hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý trước khi chào bán cổ phần trên thị trường Mỹ. Với sự kiện niêm yết, một kết quả tương tự được tìm thấy trong nghiên cứu của Eiman (2013), nghiên cứu kết luận, bối cảnh lý thuyết đại diện tạo động lực cho các doanh nghiệp trên thị trường KSCC thực hiện điều chỉnh lợi nhuận tăng trước niêm yết để đạt được mục tiêu đáp ứng yêu cầu về lợi nhuận trước niêm yết.