Tổng quan nghiên cứu cho thấy một số nhà đầu tư mua cổ phiếu với mục đích bán ngay, trong khi đó một sốnhà đầu tư giữ cổ phiếu lâu dài. Bằng chứng về hiệu quả
tài chính dài hạn vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi với các kết quảtrái ngược nhau được cung cấp bởi các nhà nghiên cứu. Ví dụ, cùng một thị trường là Úc, Lee & cộng sự (1996) tìm thấy bằng chứng hiệu quả này giảm dần trong dài hạn sau sự kiện IPO, tuy nhiên Da Silva Rosa & cộng sự (2003) không tìm thấy bằng chứng này trong năm 2 sau IPO. Hay trong nghiên cứu của Perera (2014), trong khi với hiệu quả tài chính - đo lường bằng chỉ số CAR thì kết quả cho thấy hiệu quả tốt hơn, ngược lại BHAR lại cho thấy hiệu quảtài chính kém đi sau sự kiện trong 3 năm. Hoặc các thị trường khác như thịtrường MỹRitter (1991); Loughran và Ritter (1995), tại thị trường Trung Quốc Kao & cộng sự(2009), Qintao (2007), thịtrường Châu Âu Gresse và Gajewski (2006), cung cấp kết quả cho thấy sự giảm hiệu quả tài chính trong dài hạn.
Áp dụng lý thuyết hành vi, Ritter (1991) và Loughran & Ritter (1995), Zaluki (2005) lập luận rằng khi các nhà đầu tư trở lên lạc quan về giá trị của doanh nghiệp thì giá trị thị trường cổ phiếu sẽ tăng cao hơn so với giá trị hợp lý của nó. Đồng thời Loughran và Ritter (1995) cho rằng hầu hết các công ty sẽxác định thời gian IPO trùng với thời điểm kết quả hoạt động tốt nhất, điều này chỉ là tạm thời và không bền vững. Do đó, các nhà đầu tư có thể sẽ thất vọng về hiệu quả tài chính giảm đi sau sự kiện. Trong trường hợp tại Việt Nam, luận án dựđoán hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp sẽ kém đi, bởi trước khi niêm yết nếu các nhà quản lý thực hiện điều chỉnh tăng lợi nhuận với mục tiêu đảm bảo yêu cầu niêm yết bằng cách sử dụng các khoản dồn tích, thì ngay sau đó các khoản dồn tích này sẽ bị đảo ngược sau niêm yết. Vì vậy, lợi nhuận (được sử dụng để tính toán hiệu quả tài chính) sẽ giảm do phải gánh chịu hậu quả trong quá khứ. Hơn nữa khi trở thành các công ty đại chúng, các công ty cần phải tuân thủ các quy định và yêu cầu của HOSE chặt chẽ hơn, các quy định này có thể khó khăn hơn trong việc thực hiện điều chỉnh lợi nhuận tăng sau niêm yết. Thêm vào đó, bằng việc phát đi tín hiệu về lợi nhuận tốt trước niêm yết, các nhà đầu tư sẽ lạc quan và sẵn sàng trả giá cao hơn so với các nhà đầu tư khác. Tuy nhiên, sau niêm yết các công ty phải tuân thủcác quy định về công bố thông tin nên các thông tin sẽ sẵn có trên thị trường. Do vậy sự khác biệt giữa các nhà đầu tư sẽđược thu hẹp, giá thịtrường của cổ phiếu bị giảm giá, và dẫn tới hiệu quả tài chính (hiệu suất cổ phiếu) kém đi. Dựa trên các lập luận trên, nghiên cứu tiến hành đặt giả thuyết như sau:
H4: Hiệu quả tài chính - đo lường dựa trên thông tin kế toán của các công ty
giảmsau niêm yết.
H5: Hiệu quả tài chính - đo lường dựa trên thông tin thịtrường của các công ty
3.1.4. Ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính
Tổng quan các nghiên cứu đã chỉ ra tác động của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính (Teoh & cộng sự, 1998a, 1998b; DuCharme & cộng sự, 2001; Roosenboom & cộng sự, 2003; Abdul Rahman & Abdullah, 2005; Zaluki, 2009...). Các nhà nghiên cứu lập luận rằng, nếu các nhà quản lý thực hiện điều chỉnh lợi nhuận bằng cách sử dụng các khoản dồn tích trước niêm yết sẽlàm cho các nhà đầu tư lạc quan thái quá về triển vọng của công ty. Nhưng theo thời gian, các nhà đầu tư có thể sẽ thất vọng về hiệu quả hoạt động trong tương lai. Thêm vào đó, động cơ tương tự như sự kiện IPO và SEO, trong bối cảnh niêm yết - các nhà nghiên cứu như Charitou & Louca (2003) và Eiman (2013) áp dụng lý thuyết đại diện, giải thích rằng niêm yết tạo động lực cho các doanh nghiệp trên thị trường điều chỉnh lợi nhuận tăng trước niêm yết để đạt được mục tiêu đáp ứng yêu cầu về lợi nhuận trước niêm yết và đồng thời tạo ra sự lạc quan của các nhà đầu tư. Do vậy điều chỉnh lợi nhuận thực hiện trước đó sẽ bị đảo ngược, lợi nhuận tương lai sẽ bị ảnh hưởng bởi những điều chỉnh trong quá khứ, dẫn tới hiệu quả tài chính của các công ty này giảm sau niêm yết. Điều này hoàn toàn tương tự với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (cụ thể là sàn HOSE), một thịtrường được cho là thiếu minh bạch, thiếu chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư, khung pháp lý phức tạp, thiếu kinh nghiệm trong việc niêm yết, hạn chế trong công khai thông tin (Nguyen The Tho & Ian Eddi, 2003), do vậy thông tin bất cân xứng cao có thể tồn tại ở thịtrường này. Khi thông tin bất cân xứng cao, các nhà quản lý sẽcó nhiều động cơ thực hiện điều chỉnh lợi nhuận, khi đó lợi nhuận tương lai sẽ bị giảm do các hành vi điều chỉnh trong quá khứ. Hơn nữa, sau 1 năm niêm yết trên HOSE, các cổ đông chiến lược (như cổ đông là thành viên ban kiểm soát, ban giám đốc, kế toán trưởng của công ty) sẽ không bị hạn chế việc bán cổ phiếu mà họ nắm giữ, và như vậy nếu họ bán cổ phiếu thì sẽ không còn là cổ đông, mà chỉcó vai trò là người quản lý doanh nghiệp (áp dụng theo lý thuyết đại diện thì lúc này họ sẽ là người đại diện). Lúc này, những người quản lý sẽ không có cùng động lực để đạt hiệu quả tối đa cho các nhà đầu tư và công ty. Tất cả lập luận trên, đưa tới các giả thuyết sau trong luận án:
H6: Điều chỉnh lợi nhuận trước niêm yết có ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính sau niêm yết - đo lường dựa trên thông tin kếtoán.
H7: Điều chỉnh lợi nhuận trước niêm yết có ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính sau niêm yết - đo lường dựa trên thông tin thịtrường.