Cơ sở hình thành phong cách thơ củaVăn Công Hùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm từ vựng trong thơ của văn công hùng (Trang 37 - 39)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Cơ sở hình thành phong cách thơ củaVăn Công Hùng

Trên con đường sáng tạo nghệ thuật, Văn Công Hùng đã tìm cho mình một lối đi riêng. Ông cố gắng vứt bỏ những “phụ tùng" không cần thiết và tìm cách thăng hoa trong cảm xúc. Vì vậy, thơ ông dễ đivào lòng bạn đọc. Ông là một trong số những thi sĩ đích thực, lấy ngọn đèn và trang giấy trắng làm lý do tồn tại trên đời. Nhà thơ đã có một cuộc hành trình sáng tạo không ngừng nghỉ. Ông vẫn làm việc, vẫn suy nghĩ, vẫn giữ được sức trẻ cho ngòi bút của mình. Những đóng góp của Văn Công Hùng đối với nền thi ca dân tộc là không nhỏ. Nhà thơ đã tạo cho mình một chỗ đứng trong làng thơ Việt Nam hiện đại. Có được thành tựu đó, bởi chính ông đã xác lập cho mình một quan niệm đúng đắn về sứ mệnh của thi ca và vai trò của thi sĩ. Ông đã khẳng định mình với một phong cách thơ độc đáo, mang đậm chất suy tưởng, triết lí.

Nền tảng quê hương, gia đình là cội nguồn hình thành cá tính và là mầm mống của sự phát triển tài năng. Đó là lớp văn hóa nền xác lập nơi nhà văn những cảm thức đầu tiên và lâu bền về thế giới nghệ thuật, góp phần khơi dậy thiên hướng nghệ thuật cho nhà văn đồng thời cũng giúp nhà văn rèn giũa, tôi luyện, bổ sung xúc cảm và trí tuệ. Nhờ vậy phong cách nghệ thuật của họ được định hình và phát triển.

Nhà thơ Văn Công Hùng sinh ngày 19 tháng 5 năm 1958, quê quán Điển Hoa, Phong Điền, Thừa Thiên - Huế. Ông sinh ra và lớn lên, học phổ thông ở Thanh Hóa. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Huế năm 1981, xung phong lên Gia Lai - Kon Tum công tác. Từ Huế ra Thanh Hóa, trở về với Tây Nguyên là quãng đời lưu dấu nhiều kỉ niệm của nhà thơ Văn Công Hùng. Xứ Huế ban cho ông vẻ đẹp của sự thâm trầm, huyền bí trong nét văn hóa cung đình. Cả thời học sinh trải dài trên những con đường đi về ở vùng đất Thanh Hóa làm nên một Văn Công Hùng cởi mở và tràn trề sức sống. Bỏ lại thành

phố Huế, khoác ba lô lên Pleiku giữa ngờm ngợp sắc vàng dã quỳ, hoà trong mờ mờ sương dáng phố... đã làm cho nhà thơ Văn Công Hùng nguyện gắn bó cuộc đời mình với mảnh đất này. Phố núi là vườn ươm cho thơ ông và để bây giờ cái tên Văn Công Hùng đã quen thuộc trong giới văn nghệ sĩ và người yêu thơ... Tây Nguyên đã ám vào Văn Công Hùng để thổ lộ cái cốt cách nghệ sĩ phát sáng rất tiềm tàng. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống đam mê văn học nghệ thuật, Văn Công Hùng hiển nhiên hoặc may mắn mang trong mình tâm hồn của một nghệ sĩ. Dù chưa phát tiết nhưng vẫn có phong vị của kẻ lãng du. Cha ông là người đam mê nghệ thuật dân gian. Được biết ông là người học chữ Nho, đọc nhiều thơ chữ Hán và cũng đam mê làm thơ từ rất sớm. Những câu thơ của ông được Văn Công Hùng đánh giá là mang đậm phong vị dân gian. Văn Công Hùng may mắn thừa hưởng từ chú và ông lối tư duy khúc chiết, mạch lạc. Phải chăng điều này làm nên tính triết luận trong tư duy thơ của ông. Nền tảng xuất thân như thế khiến Văn Công Hùng tự nhận thấy mình yêu thơ và thích làm thơ cũng là lẽ tự nhiên, dễ hiểu. Tất cả tạo cho Văn Công Hùng những điều kiện thuận lợi để đến với thơ và tạo dựng phong cách thơ cho riêng mình.

Điểm lại bước đường làm thơ của Văn Công Hùng, ta thấy được con người - thơ của ông. Tiếp cận được với công chúng, thơ Văn Công Hùng nhận được phản hồi và nhà thơ nhanh chóng thấy được " nghề thơ còn lắm gian nan" khi ngòi bút của mình còn thiếu thiếu một cái gì vô cùng quan trọng. Ông hiểu rằng, thơ không phải là sản phẩm của sự hời hợt, làm thơ là một nghề đỏi hỏi sự suy tư nghiêm túc, thơ là tấm gương phản chiếu trí tuệ và tâm hồn... Và đừng đùa giỡn với thơ. Từ đây ông suy nghĩ thật sự nghiêm túc về thơ và dần lựa chọn cho mình một lối đi. Con đường thơ bắt đầu in dấu những bước chân còn nhiều lúng túng của kẻ dò dường. Đi sao cho thỏa đam mê, đi sao để đam mê đến được cái nơi mà nó ngự trị, đi sao để đam mê đến được vinh quang.

Tính cách làm nên số phận. Tính cách cũng góp phần hình thành phong cách. Con người Văn Công Hùng có những nét tính cách đặc biệt giúp làm nên phong cách thơ của ông. Là người thích phiêu lưu và có cá tính, ông đam mê sáng tạo. Là người điềm tĩnh và thông minh, Văn Công Hùng nhận ra mình đang đứng ở đâu trong cuộc đời cũng như trên thi đàn. Là người chỉn chu và tinh tế, Văn Công Hùng khéo léo thay đổi cách nghĩ và cách làm thơ. Là người giản dị và nhân hậu, Văn Công Hùng biết tạo ra vẻ đẹp thuần khiết nhưng sâu sắc cho thơ. Là người nặng sâu tình cảm, Văn Công Hùng trở thành nhà thơ chân chính. Con người Văn Công Hùng đã làm nên khuôn mặt thơ Văn Công Hùng và qua thơ ông, ta nhận ra khuôn mặt tỏa sáng đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm từ vựng trong thơ của văn công hùng (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)