Từ thuần Việt trong thơ củaVăn Công Hùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm từ vựng trong thơ của văn công hùng (Trang 63 - 69)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Từ thuần Việt trong thơ củaVăn Công Hùng

Tiếng Việt có nguồn gốc rất cổ xưa và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài, đầy sức sống. Sức sống đó biểu hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ và

sáng tạo của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh anh dũng vì tiền đồ của đất nước, trong sự phấn đấu bền bỉ để xây dựng và phát triển một nền quốc ngữ, quốc văn, quốc học Việt Nam. Ngôn ngữ dân tộc không bất biến mà luôn vận động và phát triển qua nhiều giai đoạn. Trong một giai đoạn lịch sử cụ thể bao giờ cũng xảy ra hiện tượng giữ lại từ cũ, cấu tạo từ mới, vay mượn những từ ngữ từ tiếng nước ngoài. Qua nhiều thời kì, việc xác định từ vay mượn và từ thuần không phải là việc làm đơn giản.

Như chúng ta đã biết, từ thuần Việt ra đời là cơ sở nền tảng tạo chữ viết, là cơ sở hình thành tiếng Việt, thể hiện những điều con người Việt muốn nói, muốn truyền đạt thông qua ngôn ngữ tiếng Việt. Từ thuần Việt là cốt lõi, là cái bản chất, cái gốc của từ vựng tiếng Việt. Lớp từ thuần Việt làm chỗ dựa (nơi bắt đầu) và có vai trò điều khiển, chi phối sự hoạt động của mọi lớp từ khác. Từ thuần Việt còn mang đậm nét bản sắc văn hóa của con người Việt, nó không chỉ đơn thuần là phương tiện để ghi chép lại từ ngữ, là phương tiện để giao tiếp mà từ thuần Việt còn là tinh hoa văn hóa của người Việt trong quá trình lịch sử tạo dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Từ thuần Việt thể hiện tính cách, bản chất của con người Việt trải qua các giai đoạn thời gian lịch sử khác nhau.

Trong văn bản thơ của Văn Công Hùng, hệ thống từ thuần Việt chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối. Ngoài 293 từ Hán Việt, số lượng 7584 từ còn lại là từ thuần Việt. Đây là cái gốc, cái bản chất của hệ thống từ vựng thơ của Văn Công Hùng. Vì vậy từ thuần Việt được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày, trong giao tiếp và được sử dụng trong các trường hợp cụ thể sau: Chỉ các sắc thái ý nghĩa cụ thể, mang các tính chất sinh động, gợi hình, ví dụ các từ láy: lung linh, long lanh, khúc khích, leo teo, loắt thoắt, rì rào, rầm rầm, kềnh càng, xanh xao... Mang sắc thái biểu cảm thân mật và trung hòa, khiêm nhã, ví dụ: vợ, chồng, mắt mũi, chết, xơi,… Nhìn chung từ thuần Việt đa phong cách, một số thích hợp với tất cả các phong cách, một số khác chỉ phù

hợp với phong cách sinh hoạt. Ví dụ: núi, sông, anh em… Có thể thấy từ thuần Việt trong thơ của Văn Công Hùng do có sắc thái ý nghĩa cụ thể, có sắc thái biểu cảm trung hoà nên thường đem đến cho ta những hình ảnh quen thuộc, giản dị, sinh động, lắm sắc màu, mang hơi thở của hiện thực khách quan nên rất thích hợp khi miêu tả những chi tiết cụ thể, sinh động.

Từ thuần Việt mang trong nó những sắc thái ý nghĩa cụ thể, những sắc thái biểu cảm, đa phong cách giúp cho nhà thơ dễ dàng sử dụng sáng tác những vần thơ mang phong cách cá nhân vô cùng đặc sắc, mang đậm bản sắc nghệ thuật. Một số tác phẩm của ông để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc như những bài thơ in đậm văn hoá Việt Nam: Bến đợi, Hoa tường vi trong mưa, Hát rong, Ngựa trắng bay về, Gõ chiều vào bàn phím, Lời Vĩnh cửu, tập tản văn và ký sự Mắt cao nguyên. Đúng như Hồ Thế Hà đã nhận định về ngôn ngữ thuần Việt trong thơ của Văn Công Hùng:

“Có một Văn Công Hùng đầy lãng mạn trong những câu thơ đậm chất Việt như cứa ra từ máu anh như gọt giũa từ nhiều những lớp từ ngữ thuần Việt. Nó luôn thường trực ở đầu ngọn bút và cứ tuôn tràn với nhiều cung bậc. Lớp từ ngữ thuần Việt đã giúp nhà thơ thể hiện một cách say sưa với tình yêu quê hương với người một cảnh hai quê với hình ảnh thân thuộc... Tất cả xâu chuỗi lại và hình thành nên một vòng cung số phận. Thơ và cuộc đời cũ khắc khoải trong thơ anh như có cái gì đó anh muốn mà chưa bao giờ với tới như những nỗi thất vọng mang vòng kim cô quản chặt vào nghiệp văn của anh. Đôi khi tình cảm của anh cứ òa vỡ vào những khoảng lặng tâm hồn đầm sâu” [15].

Và rồi, ông nghiệm ra, thơ vẫn là những gì lắng lại sau tất cả, dù vinh hoa phú quý hay những bức bối thường nhật của cuộc đời. Văn Công Hùng đi đến triết luận nỗi buồn rồi sẽ qua, niềm vui rồi sẽ đến:

Thì ra cuộc đời Không thôi xáo trộn Những gặp niềm vui

Nỗi buồn lại tới Và khi không đợi Niềm vui lại về

(Bến đợi - Không đề)

Không lạm dụng từ Hán Việt, ở những câu thơ này, hệ thống từ thuần Việt được vận dụng một cách khách quan, “đắc địa” để diễn đạt được những cung bậc tình cảm cũng như những cảm nghiệm, suy ngẫm về những lẽ được mất ở đời. Nhan đề bài thơ sử dụng từ Hán Việt nhưng từng câu thơ thì lại dùng một cách hạn chế lớp từ Hán Việt. Đây có lẽ là một đặc điểm cũng đáng quan tâm trong thế giới thơ của Văn Công Hùng. Trong bài Vô ngôn (in trong tập Cầm nhau mà đi) nhà thơ cũng vận dụng một ý tượng đặc sắc như thế:

giá mà nói được đói giá mà kêu được đau giá mà cựa được nặng

con chuồn chuồn xệ cánh đám cỏ non mịt mù rối tấm phơ hoa dâm bụt vòi vòi

mình kêu lên mình kêu lên

mình kêu lên…

Đôi khi lớp từ thuần Việt đó chính là những từ ngữ trang trọng khi xây dựng những con người dung dị trong cuộc sống thời bình, bắt tay vào xây dựng lại quê hương:

Bàn tay chai trăm mối gỡ ngày ngày Những khu vườn chằng chịt kẽm gai Những đầu đạn còn lẫn trong đất, cỏ Những lưng trần phơi trong nắng, gió

(Hát rong - Trăn trở đất hồi sinh) Trong hệ thống từ thuần Việt, sự kết hợp với số từ không đếm được

“những” và liệt kê (đất, cỏ, nắng, gió…) nhằm khắc họa tinh thần hăng say, vượt mọi khó khăn trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới trong hoàn cảnh đất nước thanh bình. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ giàu hình ảnh, sắc màu. Hình ảnh thơ bao giờ cũng là sự kết tinh của việc sử dụng ngôn ngữ. Vì thế, hình ảnh thơ luôn có ý nghĩa trong việc tạo hiệu ứng nghệ thuật, góp phần khẳng định sự hiện hữu của thơ. Văn Công Hùng đã lựa chọn ngôn ngữ giàu chất tạo hình qua các hình ảnh quen thuộc: Biển, sóng, mây, cánh đồng, dòng sông, cát trắng, dừa xanh… nhằm chuyển tải những tâm tư, tình cảm đối với đất và người quê mình. Quê hương đất nước qua bốn mùa còn được Văn Công Hùng tinh tế phát hiện và đưa vào thơ. Dải đất miền Trung và cao nguyên Pleiku chủ yếu được khắc họa qua hai mùa mưa, nắng. Nhưng bằng sự mẫn cảm với những chuyển biến tinh vi của đất trời và sự nhạy cảm với những giây phút giao mùa, thi nhân đã kịp ghi lại vào thơ được thể hiện ngay trong nhan đề: Mùa đi, Xuân về, Mùa phượng nở, Trăng thu, Sang đông…; Chia tay cuối mùa, Mưa thu, Đêm đông nhớ mẹ, Trăng xuân…; Giao mùa, Lục bát cho mùa hạ cũ, Thu, Mưa… Việc sử dụng linh hoạt hệ thống từ thuần Việt khiến cảnh không còn là khách thể xa lạ mà đã có sự hòa hợp giữa cảnh và tình. Phải là người con quê hương từng sống và gắn bó, quan sát và cảm nhận bằng nhiều giác quan, họ mới phát hiện và cảm nhận tinh tế vẻ đẹp quê hương, đặc biệt là lúc giao mùa. Qua đó, mỗi thi nhân còn gửi gắm những tâm tư, tình cảm, những suy ngẫm và triết lý nhân sinh sâu sắc tăng cường tính triết luận vào thơ đã tạo được nét riêng biệt làm nên phong cách thơ của Văn Công Hùng. Nhà thơ cảm nhận được sự ngắn ngủi của đời người trong dòng chảy không cùng của thời gian. Sự sống con người ngỡ ra là thoáng chênh vênh, mơ hồ. Cũng từ đó, nhà thơ ngộ được giới hạn của đời người. Đọc thơ ông, là nghe trong đó thời gian lưu chuyển có cả niềm tiếc nhớ cái đã qua:

cứ tưởng chỉ còn mười ba năm tro bụi nụ hôn xưa

mãi mãi là dĩ vãng

trong ngọt ngào chua xót của cuộc đời

(Vòm trời khác - Dĩ vãng)

Không chỉ triết lý về “dĩ vãng”, tác giả đầy khắc khoải khi đặt giá trị niềm tin trước đời sống. Làm thế nào để đủ niềm tin? Là câu hỏi trở đi trở lại, ông loay hoay đi tìm lời giải. Nhờ lớp từ thuần Việt, người đọc có thể bước vào bức tranh xã hội muôn màu trong thơ ông, ta thấy cái tôi thế sự rát bỏng ước vọng, niềm tin nhưng nhiều nỗi boăn khoăn muốn đi tìm lời đáp:

Sẽ đi về đâu hàng chục nghìn linh hồn vô tội

những cặp đang yêu nhau những đôi vợ chồng đang ngủ những cuộc làm tình dang dở

những thiếu nữ tròn căng ánh sáng những đứa bé lẫm chẫm tới trường

tất cả đang chung một chiếc cầu mỏng mảnh thiên đường đấy ư?

(Trong cơn mơ có thực - Viết cho bóng tối) Đọc thơ Văn Công Hùng ta thấy, những điều nhỏ bé tầm thường nhất trong cuộc sống cũng được ông viết thành thơ, khái quát thành một triết lý, qua đó bày tỏ quan điểm của người cầm bút. Đó là trạng thái chông chênh, nhức nhối của nhà thơ về niềm tin khi đứng trước các giá trị chuẩn mực bị “đổ ngã” hay vẫn chưa được xác tín khi con người chưa thích ứng với đời sống cơ chế mới của cuộc sống hiện đại. Trong hành trình nhận thức hướng đến cuộc sống - con người bình dị mộc mạc, gần gũi, nhà thơ bộc lộ một tâm thức nhiều trăn trở. Hệ thống từ thuần Việt sinh động, dung dị được Văn Công Hùng sử dụng để bộc bạch những tự thú của bản thân trước cuộc đời. Ông là người luôn để tâm hồn mình bị lay động. Nhưng hơn nữa nghệ sĩ còn tự thôi thúc mình hãy đi tìm những rung động, nhất là trước những gì mong manh, bé nhỏ, khó nhận biết trong đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm từ vựng trong thơ của văn công hùng (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)