6. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Từ vựng trong thơ củaVăn Công Hùng xét từ bình diện ngữ nghĩa
Trên cơ sở các thành tựu về trường nghĩa, sự chuyển nghĩa, các phương thức chuyển nghĩa, nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu cũng đề xuất nguyên tắc phân tích từ ngữ trong tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ thơ mà thực chất là phân tích tác phẩm xuất phát từ việc xem xét các từ vựng theo các trường nghĩa mà nó phụ thuộc vào. Ông chú ý đến việc từ được dùng theo nghĩa chính hay nghĩa chuyển. Ở đây, chúng tôi chỉ nhắc lại một số nội dung cơ bản trong công trình nghiên cứu của ông: Đối tượng của phân tích từ ngữ trong tác phẩm văn chương bao gồm cả từ, ngữ cố định, cụm từ tự do…Thông thường đây là những ẩn dụ hay hoán dụ có hình thức diễn đạt trên từ. Việc phân tích từ ngữ phải đạt 2 yêu cầu: yêu cầu phát hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong từ và yêu cầu phát hiện ra các giá trị nghệ thuật của nó. Hai yêu cầu này tuy khác nhau nhưng lại hòa quyện vào nhau.
Từ vựng trong thơ thường có tính nhiều nghĩa. Phân tích từ ngữ là phải phát hiện cho được những nghĩa khác nhau chứa đựng trong từ ngữ, từ nghĩa cụ thể, trực tiếp đến nghĩa trừu tượng, gián tiếp. Từ ngữ trong tác phẩm thường nằm
trong các trường hợp ngữ nghĩa sau: “Từ ngữ được dùng trong nghĩa chính hay nghĩa phụ và chỉ dùng trong nghĩa đó; Từ ngữ được dùng trong nghĩa tu từ và chỉ dùng trong nghĩa tu từ; Từ ngữ vừa được dùng trong nghĩa chính, vừa được dùng trong nghĩa bóng hay nghĩa tu từ” [Dẫn lại 4, tr.66].
Trong thơ của Văn Công Hùng, những phương thức chuyển nghĩa như ẩn dụ, hoán dụ, tương phản xuất hiện khá nhiều. Dựa trên những hiểu biết về trường nghĩa như đã trình bày ở trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thống kê và phân loại các trường nghĩa trong 194 bài thơ của 07 tập thơ. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy trong tác phẩm có những loại trường nghĩa chính như sau:
Bảng 2.5. Trường nghĩa từ vựng trong thơ của Văn Công Hùng
Stt Trường nghĩa Số lượng lượt từ Tần số xuất hiện Tỉ lệ 1 Sự vật 672 1660 24,7% 2 Hoạt động – trạng thái 423 2057 30,6% 3 Đặc điểm – tính chất 882 3012 44,7% Tổng cộng 1977 6729 100%
Kết quả khảo sát cho thấy các từ ngữ trong 07 tập thơ của nhà thơ Văn Công Hùng về cơ bản thuộc ba trường nghĩa khác nhau là: Trường nghĩa sự vật, trường nghĩa hoạt động - trạng thái, trường nghĩa đặc điểm - tính chất. Giữa ba trường nghĩa này có sự khác biệt về số lượng và tần số xuất hiện. Chiếm số lượng nhiều nhất và có tần số xuất hiện nhiều nhất là trường nghĩa chỉ hoạt động đặc điểm - tính chất (882 từ, 3012 lần xuất hiện, chiếm tỉ lệ 44,7%). Điều đó cho thấy rất nhiều hoạt động khác nhau được nhắc đến trong tác phẩm cùng vốn từ phong phú, khả năng quan sát, miêu tả tinh tế tác giả trong quá trình thể hiện ý thức thẩm mĩ của cá nhân. Có số lượng đứng thứ hai nhưng có tần số xuất hiện thấp nhất là trường nghĩa chỉ sự vật (672 từ,
1660 lần xuất hiện, chiếm tỉ lệ 24,7%). Kết quả này cũng cho thấy sự sinh động, đa dạng trong việc thể hiện các phương diện về con người, thiên nhiên và khẳng định những ý tưởng thẩm mĩ, cũng như hệ thống chủ đề mà nhà thơ đã cố gắng thể hiện và thế giới nội tâm phong phú của chủ thể trữ tình trong các các tập thơ. Những từ ngữ chỉ hoạt động trạng thái là 423 với 2057 lần xuất hiện, chiếm tỷ lệ 30,6% giúp diễn tả các trạng thái, tính chất khác nhau, muôn hình muôn vẻ của thế giới tự nhiên và con người trong giai đoạn hoà bình và khi đất nước có chiến tranh. Đây là trường nghĩa có tần số tương đối trung tính. Điều đó cho thấy Văn Công Hùng không sử dụng lặp lại một hay nhiều sự vật. Ông luôn tìm thấy những đặc điểm mới mẻ trong cùng một sự vật ấy và diễn đạt nó bằng hệ thống từ vựng khá phong phú, sinh động. Đó là kết quả của tài năng quan sát, miêu tả và tâm hồn tinh tế của nhà văn.
Khảo sát cụ thể trong các tập thơ, chúng tôi đã nhận thấy trường nghĩa chỉ hoạt động và trạng thái, sự trội bật của hệ thống từ vựng liên quan đến gió trong thơ của Văn Công Hùng xuất hiện khá nhiều. Không chỉ đem vào trong thơ hình ảnh của trăng, của sao, của cỏ cây hoa lá, mà trong thơ của Văn Công Hùng cũng xuất hiện những biểu tượng có sức khái quát khá cao, giàu sức lôi cuốn. Đó là biểu tượng gió. Ông từng ví thơ độc đáo có như gió mơn man da thịt, không thể nhìn thấy, cũng chẳng thể buộc gió lại mà chỉ có thể cảm nhận được cơn gió vụt qua. Hình ảnh gió trong thơ ông cũng có cái gì đó như nồng nàn, như muốn tỏ tình với mây trời, trăng sao, như muốn tỏ tình với cuộc đời cỏ cây hoa lá:
Bỗng như cơn gió lang thang ấy em ập vào tối trận bão lòng
chiều nghiêng ngả vỡ tan tành nắng tối thành hạt cát giữa mênh mang
(Bến đợi - Em đến)
gợi cái mênh mang, dàn trải đáng yêu. Vì hồn vẫn say mà thơ nồng hơi tình, nồng hơi đời, vì hồn vẫn gió nên thơ cứ bay mãi, bay mãi trong cõi nhân gian... Gió cũng là một hình tượng thiên nhiên được nhà thơ xây đắp bằng hồn, bằng tình. Gió vô hình, vô thức, suốt đời bay không ai nắm bắt được mà Văn Công Hùng lại nhìn thấy được, cảm nhận được rồi thầm thì những điều sâu kín. Nếu như hoa lá cỏ cây là một thiên nhiên có thực thể, có hình hài, màu sắc, sự sống và cái chết thì gió là gì? Văn Công Hùng không trả lời về gió theo cách diễn giải của vật lý. Có lẽ, với anh, hình tượng gió vô hình mà trở nên hữu ý:
gió cứ thổi bờ sông mờ mịt cát
thiêm thiệp mùa lơ lửng trái xoan non...
(Vòm trời khác - Giấc mơ mùa đông) Ông cho gió đôi chân, cho gió cánh tay để gió chạy, gió ôm ấp con người,cho gió hơi thở. Gió vào thơ mang theo linh hồn vào thơ với bao đồng cảm, chia sẻ con người trong cuộc sống, trong tình yêu:
mùa xuân dã quỳ và gió
ngơ ngẩn cả chiều cao nguyên em mặc áo vàng nắng phố là mềm mươn mướt mắt em
(Cầm nhau mà đi - Mùa xuân dã quỳ và gió) Có khi gió mang nỗi nhớ tha thiết, đem theo hoài niệm về một tình yêu đã qua. Nhà thơ cho gió hình hài, giọng nói riêng mà chỉ riêng Văn Công Hùng mới tỏ tường, am hiểu. Cũng có khi gió là một khách thể vô tình, một yếu tố khách quan chứng kiến cuộc sống của con người, không hề thay đổi bản chất của nó. Gió trong tâm thức của Văn Công Hùng cũng là một niềm vui bởi đơn giản nó vuốt ve cho thơ, cho thơ những cảm hứng mới. Gió trong thơ ông rất lạ, rất mới, khi lạnh lùng, khi dữ dội, khi dịu dàng, khi lại như một người bạn đồng hành:
con sông còn chảy nỗi niềm vẫn tươi gió mùa thổi suốt cuộc chơi
đứt giêng hai giữa bời lá khô cõi người trộn cõi bơ vơ
dắt nhau vào một mơ hồ trong veo
(Trong cơn mơ có thực - Và rồi mây gió với tư) Tất cả trạng thái này của gió suy cho cùng chính là tâm hồn của nhà thơ đang khát khao giao hòa với cảnh, với người. Xây dựng biểu tượng gió, ông đã thi vị hoá không gian vũ trụ, khiến cho nó trở nên gần gũi và hòa nhập một cách lạ thường.
Xét trong trường nghĩa chỉ đặc điểm – tính chất, chúng tôi nhận thấy trường nghĩa liên quan đến mùa thu thể hiện khá trội bật trong sáng tác của ông. Mùa thu là biểu tượng của những cảm xúc thanh cao, nhưng đặc biệt trong thơ Văn Công Hùng, mùa thu còn là biểu tượng của những nỗi lòng khó diễn tả, bộc lộ. Có lẽ, đó là tâm trạng sợ những gì trong trẻo như mùa thu sẽ mau chóng phai tàn. Đây chính là tâm trạng điển hình của một con người đa cảm, giàu trắc ẩn, thích suy tư:
Tôi với em với sông Hương
với bông lựu đỏ với vấn vương chiều với nhành cỏ tím phiêu diêu
với mây thành nội với điều vu vơ với mùa phượng cháy tình cờ
mùa thu như thể nắng vừa trôi qua...
(Hát rong – Mùa thu như thể nắng vừa trôi qua) Với mùa thu, tác giả luôn trông đợi và chào đón hân hoan. Mùa thu luôn mang đến cho nhà thơ những điều bình yên và dịu nhẹ nhất. Nhưng kèm theo đó luôn là những lo âu, những ngập ngừng khó hiểu: Về phía anh một vầng trăng lẻ/ Mùa thu tít tắp chân trời/ Em mang sương ướp vào hương cốm/
Hoa sữa nôn nao suốt dọc đường về (Ngày không bình yên nữa).
Mùa thu đã thực sự vực dậy trong tiềm thức của nhà thơ những kỷ niệm êm đềm của một thời tuổi trẻ. Một chiếc lá rơi, những khung cửa sổ chiều. Tất cả đi vào thơ Văn Công Hùng như một ám ảnh đối với tác giả:
ngày ấy mùa thu ta ngỡ đã xa vời lá bàng tím sân trường rêu cổ tích nhặt chuỗi cười trong veo tinh nghịch ta ép thành thương nhớ gửi mùa sau
(Vòm trời khác - Mùa thu gửi lên) Có lẽ cảm xúc giao mùa ùa về trong mỗi người đậm nét nhất vẫn là lúc chớm mùa. Mùa thu với hơi may lạnh như đem về vẻ trầm tư cho không gian và lòng người. Trong mỗi người, ai cũng có những cảm thức về thời gian. Càng nhiều tuổi người ta càng hay nghĩ về sự trôi chảy của thời gian, tuổi đời ngày càng nhiều thêm, mà những gì đã qua thì sẽ không bao giờ trở lại.
Trường nghĩa chỉ sự vật cũng được Văn Công Hùng sử dụng rất linh hoạt, qua hình ảnh cỏ và hoa – được sử dụng như một biểu tượng của tình yêu trong các tập thơ chúng ta có thể nhận thấy rõ điều ấy. Đi vào nghiên cứu thơ Văn Công Hùng, ta thấy hình ảnh cỏ cây, hoa lá thiên nhiên được ông lặp đi, lặp lại khá nhiều trong các câu thơ, các bài thơ, trở thành một biểu tượng đặc sắc trong thơ ông. Cỏ là biểu tượng xuất hiện nhiều nhất trong thơ ông với tần số khá dày (gần 40 lần). Nhiều bài thơ của ông có hình ảnh ngọn cỏ xanh non mơn mởn, tràn trề sức sống, thanh khiết và dịu nhẹ:
cỏ mềm như đất ru ngủ ban trưa em gánh mùa về rơm vàng như nắng nón trắng ngập ngừng triền đê tóc rối có một ánh mắt cánh buồm xa xăm
(Hát rong - Hồi ức rơm rạ)
sống của đời người thì nó chợt thăng hoa bởi sự thiêng liêng: ngày xưa cỏ xanh như nước mắt/ tận bây giờ cỏ vẫn đương xanh (không đề). Có lúc cỏ lại giống một tình nhân mang vẻ đẹp trẻ trung, thanh thoát, bình dị. Hay là một lời tâm sự cô đơn, trống trải:
Có một ngày cỏ hoa chờ đợi
em thiên thu thành quách rực nan vàng sâm sẩm gió phương trời lơ lửng nắng nốt nhạc nào âm ỉ thinh không
(Cầm nhau mà đi - Rồi có thể)
Cỏ xanh, cỏ mượt, cỏ non, cỏ biếc, cỏ may... miên man trong thơ của Văn Công Hùng. Phải chăng ngọn cỏ ấy là mầm sống, là sức sống là khao khát của một cõi lòng luôn hướng về tình yêu sự sống trong thơ ông: Vẫn là cỏ/ chỉ ngàn đời là cỏ/ bước chân nào ướm thử ngày xưa/ nụ hôn đầu đời đã trở thành cổ tích nghe mang mang một chút vị buồn (Hoài niệm).
Bên cạnh biểu tượng ngọn cỏ xanh thì những loài hoa đủ muôn màu sắc mang vẻ đẹp rực rỡ cũng được nhà thơ xây dựng thành biểu tượng xuất hiện khá nhiều trong thơ. Hoa tường vi, hoa đào, hoa bưởi, hoa mai, hoa hồng... cả thế giới hoa cứ thế xuất hiện trong thơ ông: Nhấp nhô thung lũng sương mù/ hoa tường vi dẫn phố về lối mưa/ người thì đã của ngày xưa/ cơn mưa lỗi hẹn như vừa hôm qua (Ta về Đà Lạt).
Thơ ông không chỉ có những loài hoa kiêu sa, thanh cao như: đào, mai, lan, cúc… mà còn xuất hiện những bông hoa thơm ngát một miền nhớ về cuộc sống mộc mạc dân giã nơi thôn quê. Đó là những loài hoa gắn với bao câu chuyện tình yêu của đôi trai - gái ngày xưa, những kỷ niệm của tuổi thơ: Những hàng xoan đã tím tự thuở nào/ hoa ngâu trắng đến không còn sắc trắng/ cỏ gà xước triền đê thuở ấy/ bỗng bắt đầu nhơ nhớ một người dưng (Ký ức của mùa thu).
đặc biệt mà tác giả gửi vào đó bao tâm sự tha thiết về tình yêu. Cỏ mỏng manh, yếu mềm, hoa kiêu sa, quyến rũ hơn trong thơ của Văn Công Hùng là có lý do riêng của nó. Hoa chính là tình yêu, cỏ là nhân chứng của tình yêu. Cỏ - hoa cũng như là nhân chứng cho nỗi buồn trong tình yêu: Em trả nỗi buồn lại cho tôi/ xiêm áo mỏng tang lượn lờ giữa cỏ/ tìm đâu vết hài chấp chới hoa đồng nội (Đoản khúc buồn).
Văn Công Hùng mượn các biểu tượng cỏ - hoa để diễn tả những cảm xúc dào dạt của tâm hồn, niềm vui gắn với nỗi buồn, nỗi khát khao gắn với niềm đam mê. Sự hòa nhập vào tận cùng cuộc sống tươi mới cũng được ông gởi vào những hình ảnh ấy. Điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật thơ của Văn Công Hùng khi sử dụng các biểu tượng này là ở chỗ: hoa - cỏ thường gắn liền nhau tạo thành hệ thống trong thế giới hình tượng.
Mối liên kết giữa hoa - cỏ gợi ra bức tranh ngập tràn sức sống, đó là sự quyện hoà giữa thiên nhiên và con người trong một hồn thơ bay bổng, dào dạt tình tứ. Nó thực sự đã thành biểu tượng của sức sống, cho tình yêu và cho khát vọng. Có khi, nó biểu tượng cho những cảm xúc của tình yêu, của anh và em. Đó là những vui buồn, nhớ mong, sự bâng khuâng, xuyến xao khi xa cách hay gần gũi: Hoa cỏ cùng nghiêng bên song thưa/ gió mưa đã lặng tự bao giờ/ Xuân Hương mờ ảo vừa như nắng/ em hình như đến lại như chưa?(Em hình như đến lại như chưa).
Hệ thống từ vựng trong thơ của Văn Công Hùng xét từ bình diện ngữ nghĩa được nhà thơ sử dụng rất linh hoạt, muôn hình muôn vẻ, ở đâu cũng hiện lên vẻ đẹp và nét mộc mạc của cuộc sống. Hoa – cỏ là biểu tượng của cuộc sống tươi đẹp, cái đằm thắm nồng nàn của tình yêu, sự khắc khoải về cái đẹp, thời gian. Điều đó biểu hiện sự nhất quán trong phong cách nghệ thuật Văn Công Hùng là một hồn thơ hướng về phía cuộc đời.