Từ vựng với sự thể nghiệm thể loại thơ tự do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm từ vựng trong thơ của văn công hùng (Trang 102 - 108)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Từ vựng với sự thể nghiệm thể loại thơ tự do

Thể thơ là một phương diện không kém phần quan trọng của thơ. Chính thể thơ đã góp phần thể hiện ý nghĩa sâu sắc trong thơ. Qua quá trình xem xét và đánh giá phong cách nghệ thuật của một nhà văn không cho phép chúng ta

bỏ qua yếu tố thể loại. Đây là hạt nhân cơ bản góp phần chỉ ra cái riêng, cái độc đáo về phương diện hình thức nghệ thuật của nhà thơ đó.

Văn Công Hùng là một nhà thơ, thế nên khảo sát toàn bộ các sáng tác của ông để tìm thấy nét đặc trưng, cơ bản trong sự nghiệp sáng tác của ông là công việc quan trọng. Tìm hiểu về thơ của Văn Công Hùng sẽ thấy được trong thơ ông sử dụng khá phong phú các thể loại để truyền tải cảm xúc trước hiện thực cuộc sống như: thơ tự do, thơ lục bát,… Đây là những thể loại đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác giả.

Bảng thống kê số bài ứng với mỗi thể thơ trong tổng số 401 bài thơ:

Thể thơ 5 chữ 6 chữ Tự do Lục bát

Số bài 12 7 331 51

Qua thống kê và tìm hiểu, chúng tôi thấy Văn Công Hùng sử dụng nhiều thể thơ khác nhau nhưng đặc biệt thành công ở thể thơ tự do. Thơ tự do của ông vừa phong phú về số lượng vừa đặc sắc về chất lượng. Nó tạo nên một giọng thơ riêng, một phong cách riêng không thể nhầm lẫn được cho thơ ông. Bên cạnh đó ta cũng thấy sự dụng công cách tân của nhà thơ ở thể thơ lục bát. Đây là thể thơ chiếm tỉ lệ thứ hai sau thơ tự do và nó cũng góp phần vẽ nên diện mạo đầy đặn cho phong cách Văn Công Hùng, Thể thơ 5 chữ và 6 chữ không nói được nhiều cho con người thơ ông. Những bài lục bát là sự bứt phá và là dấu ấn riêng của nhà thơ.

Dưới đây, chúng tôi sẽ đi tìm phong cách thơ của Văn Công Hùng qua thành tựu của thơ tự do và dấu ấn hiện đại trong thơ lục bát.

Thơ tự do thường được hiểu là tự do hóa hình thức trong thơ. Xu hướng này phát triển mạnh ở Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám. Sau 1975, thơ tự do phát triển mạnh và gặt hái được nhiều thành tựu. Nó phản ánh sự biến chuyển không ngừng nghỉ và nhiều phức điệu của cuộc sống hiện đại mà những thể thơ khác còn hạn chế. Thơ tự do là loại thơ không có quy định về số câu, số chữ trong câu, bằng, trắc và nhịp điệu. Tất cả các yếu tố hình thức

này đều có thể thay đổi tùy thuộc cảm xúc. Về cơ bản, thơ tự do ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu diễn đạt tình cảm không giới hạn của con người hiện đại, giải phóng cảm xúc khỏi sự ràng buộc quá chặt chẽ của các quy tắc về hình thức (là thể thơ đối lập với thơ luật) nghĩa là đề cao cảm xúc, yếu tố trữ tình. Thơ tự do khác các thể thơ khác ở chỗ nó luôn để cảm xúc chi phối mạch thơ. Cho nên nhịp thơ và số lượng chữ trong câu luôn luôn biến hóa rất linh hoạt và không cố định.

Với nhà thơ Văn Công Hùng, bằng thể thơ này, ông có thể tái hiện một cách chân thực, sinh động hiện thực của cuộc sống, đồng thời bộc lộ được tất cả nguồn cảm xúc mãnh liệt về quê hương, đất nước... Đặc biệt là về những cung bậc tình cảm của cái tôi trữ tình mà không bị ràng buộc bởi niêm luật chặt chẽ của thể loại. Độ dài câu thơ tự do của Văn Công Hùng rất linh hoạt. Nó không giới hạn về số lượng âm tiết mà vấn đề là cấu trúc sắp xếp âm tiết trong câu sao cho đạt hiệu quả nghệ thuật.

Thơ tự do được dùng để thể hiện cảm xúc một cách rất tự nhiên. Nhiều bài thơ của ông đã làm rạn vỡ biết bao thể thơ vốn gò bó về số câu, số chữ để đưa cảm xúc chạm đến độ tinh tế của thế giới tự nhiên:

sau mỗi gốc cây căng tròn mắt

những cánh bướm thôi miên

chúng rướn mình về phía ánh sáng

chẳng thể bình yên một buổi chiều như thế cái gì xanh cứ xanh

và sen nở

(Đêm không màu - Chiều bình yên)

Thơ tự do là một thế mạnh đối với Văn Công Hùng trong việc khắc họa những cung bậc cảm xúc phóng khoáng, tinh tế góp phần thể hiện phong cách triết lý suy tưởng, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính dân tộc và hiện đại. Hơn

nữa, với hình thức biểu đạt mới mẻ này, ông dễ dàng khai thác các mảng đề tài về cuộc sống con người một cách sâu rộng hơn: đã qua những hạ những thu những đông để giờ nhen vào nhau hi vọng/ mơn man giọt sương nhói liên khúc xạ lần cuối/ thì hãy vì mùa xuân mà nắng/ mơ hồ nhang nhãng khuya/ sẽ xa nhau ư/ những hạt muối mặn nhau chở nặng nề xa nhói/ rồi mất hút/ bỏ lại ngày lăng lắc bên sông... (Trong cơn mơ có thực – Tự khác xa nhau).

Đó là nỗi lo âu đặc biệt, nỗi lo âu trong sự hân hoan chào đón, trong niềm hạnh phúc thảnh thơi, nỗi lo âu của một tâm hồn nhiều sầu cảm. Đó là tâm thế của một người sợ tan chảy những gì mong manh. Tâm trạng đó được biểu đạt bằng sự xô đẩy của từ ngữ. Đoạn thơ thực chất là một câu văn xuôi dài, giàu chất gợi hình và miên man cảm xúc. Đoạn thơ còn là một chuỗi tư duy liền mạch khó làm cho đứt đoạn, bởi chỉ cần dừng lại ở một nhịp nào thôi là phải hóng tính mạch lạc vốn có của một câu vẫn giàu cảm xúc.

Không chỉ thể nghiệm yếu tố văn xuôi trong thể thơ tự do, Văn Công Hùng còn tinh giản tối đa yếu tố tả và kể để chuyển tải được nhịp sống nhanh và yêu cầu về tính hiệu quả tức thời của lối sống hiện đại. So với dòng chảy vô thủy vô chung của thời gian thì con người là một kiếp sống mong manh, hữu hạn: Thì bất lương thôi/ Đứa bé xòe tay ám ảnh/ Cái nhìn lạnh Đồng xu keng trong ví/ Giật mình. Rơi (Vòm trời khác - Vô xúc).

Thi sĩ sử dụng thể thơ này thường là một lời kể, trần thuật nên thơ như những lời có vần, có nhịp cứ thế tuôn ra. Nắm bắt rõ quy luật đó, đọc thơ tự do Văn Công Hùng mới thấy ông luôn trân trọng và từ tốn với nỗi cô đơn của con người không hiểu hết được thế nào là hạnh phúc và không biết mình cần cái gì trong cuộc sống này. Nhưng con người cũng cảm thấy cô đơn trước thời đại mới - thời đại xô bồ, đua tranh tiền tài, địa vị, danh vọng,... Với thơ tự do, nhà thơ đã diễn tả được cảnh vật thật đa dạng, mỗi khổ thơ ẩn chứa một thông điệp tình cảm và được toát ra sau khi đọc hết nỗi khổ. Đó có thể là một tâm trạng lo lắng, tràn đầy ưu tư nhưng cũng đậm chất triết luận, suy tưởng khi

Tết đến xuân về.

Em là mùa Xuân, là chợ tết của anh không sợ hớ, không sợ vàng lên giá chỉ sợ một điều thôi: Mất lửa

thì chợ tan mà thơ cũng thành bèo... (Đêm không màu - Chợ Tết)

Nhà thơ đã đưa lời nói thường ngày kết hợp với lời nói trữ tình tha thiết vào thể thơ tự do, mở rộng câu thơ làm cho câu thơ giàu nhịp điệu đời sống, tiếng thơ trở nên đa dạng, muôn màu: có hiểu gì đâu có biết gì đâu/ chỉ thấy mình không là ngày xưa nữa/ như que diêm bất ngờ vụt cháy/ mùa hè ơi yên ổn trốn đâu rồi... (Hát rong - Mùa hè ấy).

Văn Công Hùng là nhà thơ hiện đại có những thể nghiệm đặc sắc trong thể thơ tự do. Đó là những câu thơ không vần, lắm lúc văn xuôi một cách triệt để. Vì đó là thứ trữ tình của cái ngày thường, rũ bỏ ảo tưởng lãng mạn (Hoàng Hưng). Tác giả xao xuyến khi nhớ về mùa đông Hà Nội: nhớ mùa đông Hà Nội/ anh có con đường đầy ký ức/ bánh xe lăn xao xác/ ô cửa mở hơi thở của em/ mà em thì xa lắm Tây Hồ lên sương phấp phỏng lối về Hà Nội cho anh biết nhớ mùa đông còn cào rắc mãi trong anh... (Vòm trời khác - Gửi mùa đông Hà Nội). Câu thơ tự do của Văn Công Hùng có sự biến hóa khôn lường. Có những câu thơ dài được ngắt làm nhiều dòng với số chữ nhiều ít khác nhau tạo nên nhiều loại nhịp điệu theo ý muốn. Khi diễn tả sự thật đời sống với những điều hằng ngày thô tháp, Văn Công Hùng chấm câu và ngắt dòng thơ một cách rất là rất độc đáo:

Phập phồng khép mở những sợi mi ngẩn ngơ nước, nước, lâm xâm nắng cong người sang đêm xôi nóng

phở nóng cà phê nóng báo mới đây

xe tụt ga, chết máy...

(Đêm không màu)

Có những trường hợp, ông sử dụng thể thơ tự do với dụng ý tạo hình khi trình bày câu, chữ, xuống hàng, ngắt nhịp, một cách có nghệ thuật:

đen trắng nã nền

đêm Sài Gòn rưng rưng trôi

dòng dòng dòng cơn lá me gió gió đen trắng em như thiên thần một mùa xanh đêm như thiên thần muốt anh

(Đêm không màu - Đen trắng Sài Gòn)

Từ góc nhìn từ vựng, chúng tôi nhận thấy thơ tự do của Văn Công Hùng có những nét riêng cơ bản về hình thức như sau: Hầu hết mỗi khổ thơ của Văn Công Hùng đều là một câu thơ được ngắt dòng. Cho nên đầu mỗi dòng các tiếng không được viết hoa, ở cuối mỗi dòng không có dấu chấm câu mà phải đợi đến hết khổ mới có. Trong thơ ông, có những câu thơ kéo dài nhưng cũng có những câu “cực ngắn" chỉ là một động từ, một danh từ hoặc một quan hệ từ đứng riêng thành một dòng. Nét đặc sắc về từ vựng trong câu

thơ có sự trùng điệp, xô đẩy trong các từ, cụm từ, các vế, các câu đầy cảm xúc đến độ sâu nhất định.

Qua những đóng góp của từ vựng, sau những thể nghiệm táo bạo, có thể nhận thấy những thành tựu tiêu biểu trong thơ tự do của Văn Công Hùng được thể hiện: Không cần vần mà nhịp điệu vẫn tinh tế, truyền tải tốt tâm hồn, cảm xúc của nhà thơ, diễn đạt tứ thơ được triển khai nhất quán và luôn tạo được điểm nhấn. Nhà thơ đã kiến tạo được hình tượng mang ý nghĩa khái quát và không bị phân tán do xu hướng tự do hóa của thơ. Tứ thơ có ý nghĩa triết lí khá cao và đa dạng trong thể thức thơ tự do.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm từ vựng trong thơ của văn công hùng (Trang 102 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)