6. Cấu trúc luận văn
2.1.4. Cụm từ cố định và những kết hợp độc đáo trong thơ củaVăn Công
Các từ khi kết hợp với nhau thì tạo thành ngữ. Ngữ tự do (hay còn gọi là cụm từ tự do) là một tổ hợp được cấu tạo mang tính chất lâm thời trong khi nói. “Bản chất của loại ngữ này là nó được hình thành theo sáng tạo tự do của từng cá nhân trong các hoàn cảnh giao tiếp nhất định” [Hữu đạt, tr.103]. Nói cách khác, ngữ tự do (cụm từ tự do) được tạo ra nhất thời trong lời nói do nhu cầu của thực tế được phản ánh hoặc do nhu cầu chủ quan của người nói. Ngược lại, “ngữ cố định là một tổ hợp từ được hình thành có tính lịch sử, được củng cố trong ý thức cộng đồng với tư cách là loại đơn vị có sẵn trong kho từ vựng của ngôn ngữ dân tộc” [tr.103]. Ngữ cố định còn được gọi là cụm từ cố định. Nó tồn tại với tư cách là cụm từ sẵn có và có chức năng như từ với thành phần từ vựng và ngữ nghĩa ổn định.
Hiện nay, việc nghiên cứu cụm từ cố định của tiếng Việt tuy chưa thật sâu sắc và toàn diện nhưng đã có không ít kết quả công bố trong một số giáo trình ngôn ngữ học được sử dụng để giảng dạy trong nhà trường đại học và tạp chí chuyên ngành. Phân loại cụm từ cố định trong tiếng Việt, người ta thường phân chia thành 02 loại cụ thể như sau: Thành ngữ và quán ngữ. Qua thực tế tìm hiểu hệ thống từ vựng trong văn bản thơ của Văn Công Hùng, chúng tôi nhận thấy, tác giả sử dụng khá ít hệ thống cụm từ cố định (56 đơn vị, chiếm tỉ
lệ 5,6%). Trong số 56 cụm từ cố định này thì số lượng thành ngữ chỉ có 06 đơn vị và 50 đơn vị cố định là những kết hợp độc đáo của Văn Công Hùng.
Xét từ bình diện cấu tạo, bên cạnh hệ thống từ vựng mộc mạc, bình dị, ta bắt gặp ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh để ngợi ca quê hương đất nước trong văn bản thơ Văn Công Hùng. Đặc biệt, vai trò của lớp thành ngữ đậm chất văn hoá. Chính chất liệu thành ngữ với những sáng tạo mới mẻ đã làm cho vốn từ vựng tiếng Việt của Văn Công Hùng thêm phong phú và sâu sắc. Có thể nói, đây là một sáng tạo khá thú vị trong thơ của anh. Chỉ có 06 thành ngữ được sử dụng rải rác ở 07 tập thơ nhưng cũng đã tạo nên những dư ba ý vị trong thế giới thơ của nhà thơ phố núi Pleiku đặc biệt này. 5/6 thành ngữ được dẫn dụng trong văn bản thơ của Văn Công Hùng lại có nguồn gốc từ phương ngữ Huế như: Nói cam quả (tức nói đúng sự thật), chồng xa vợ, mẹ ngái con (Những người thương yêu phải xa nhau), tròn vành vạnh (rất tròn và đẹp), trở nước da (thần sắc thay đổi), yêu chùng dấu trộm (yêu một cách vụng trộm, đơn phương) và 01 thành ngữ có nguồn gốc văn hoá Tây Nguyên là Đẹp như hoa Tơpang.
Một trong những lý do căn bản mà Văn Công Hùng đã vận dụng các thành ngữ có nguồn gốc từ trong phương ngữ Bình Trị Thiên là vì anh là một người con của xứ sở này. Tình yêu quê hương đất nước và nhớ quê hương đã ăn sâu vào trong tiềm thức thẩm mĩ của anh. Chỉ một lần tình cờ gặp cô gái Huế trên đất cao nguyên cũng làm anh xao xuyến, trong tập Bến đợi, anh đã từng một lần như thế:
Tóc em xanh trời Huế bốn mùa
Cao nguyên gió nón em nghiêng đón gió Áo thì trắng mà bazan thì đỏ
Mắt học trò háo hức gặp dòng Hương Như con đò dời bến sang sông
Nói cam quả tháng ngày trên bục giảng Em là người lái đò thầm lặng
Dòng sông cuộn những phong ba
(Gặp Huế trên cao nguyên)
Thành ngữ Nói cam quả được tác giả vận dụng trong tình huống này như một lời nói chắc nịch để khẳng nhận tình cảm của anh đối với những cảm xúc khi gặp người con gái Huế dịu dàng, một cô gái cũng xa xứ đến với cao nguyên đầy nắng gió này để lập nghiệp, mưu sinh và gieo chữ. Dường như ký ức về Huế luôn là nỗi ám ảnh thường trực trong thơ của Văn Công Hùng. Ông viết về Huế bằng cảm xúc nhớ quê đến nao lòng và vì thế ấn tượng Huế bùng cháy trong thơ ông:
Ta trở về nhặt những kỷ niệm xưa đêm mười tám trong veo như áo trắng/ em còn nhớ một mối tình câm lặng
thuở sông Hương chỉ lặng lẽ bồng bềnh... Nhớ thuở sông Hương trong biển lửa chồng xa vợ, mẹ ngái con biền biệt Ai đau thương ai vấn vương như thể Về sông Hương để nhớ tuổi đôi mươi...
(Vòm trời khác - Và ngày ấy sông Hương) Tác giả thương nhớ mẹ, đặc biệt khi “mẹ sẽ có một giấc mơ đẹp và dài”, khi mẹ sắp “về với ba, ba đợi lâu rồi” thì mọi ký ức về mẹ hiện lên trong tâm trí nhà thơ thật cảm động biết bao:
ta lớn lên thì mẹ bé lại
vòng vọng những buổi chiều tựa cửa chờ con cả hai đứa con trai ngun ngút lớn
Hôm mẹ trở nước da sắp về với ba có lẽ Con bần thần nhớ từng bữa rau dưa
(Đêm không màu - Mẹ)
Vẫn chung một mạch nguồn cảm xúc ấy, nhà thơ lại khắc khoải một nỗi niềm với ba – người mà anh luôn đau đáu một tình thương bởi những hoàn cảnh cá nhân mà bản thân anh chưa thể báo đáp công ơn sinh thành một cách trọn vẹn:
Nén hương thắc thỏm nhạt nhòa con châm lửa thắp khỏi và cát bay nửa đời ngang đọc lắt lay
chiều nay run rẩy cuối ngày đầu năm
sắp trở nước da và bàn tay xoắn nỗi lặng thầm cuối đầu chớp một xa xăm kiếp người
(Hát rong - Trước mộ ba chiều ba mươi). Qua thành ngữ “trở nước da”, một lối nói chỉ phổ biến trong phương ngữ Bình Trị Thiên đã được nhà thơ dẫn dụng một cách hợp lí trong những tình huống khá đặc biệt. Đó là lúc sinh ly tử biệt. Có thể việc sử dụng thành ngữ không nhiều trong thơ của Văn Công Hùng. Nhưng những thành ngữ ông dùng lại có một phạm vi sử dụng khá đặc biệt, gắn liền với phương ngữ quê hương – nơi nhà thơ đã chôn nhau cắt rốn. Qua những thành ngữ ấy, hệ giá trị tinh thần làm nên cái đẹp cho người và cho đời vốn đã rất đáng quý đã được nhà thơ nâng cấp và chuyển dẫn vào trong từng ý thơ nhằm bộc bạch tình yêu thương của mình. Khi được Văn Công Hùng đưa vào thơ với một chút suy tư, triết lý cho chúng càng trở nên sâu sắc, giá trị hơn.