6. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Số lượng và phân loại từ vựng trong thơ củaVăn Công Hùng
Từ là một trong những khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học. Khi nghiên cứu bất cứ ngôn ngữ nào người ta cũng không thể lảng tránh việc xác định những vấn đề liên quan đến đơn vị này. Trong chuyên luận Vấn đề “từ” trong tiếng Việt, nhà nghiên cứu Nguyễn Thiện Giáp đã xác định:
“So với từ của các ngôn ngữ Ấn Âu thì từ của tiếng Việt có những đặc điểm sau: 1. Từ tiếng Việt là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa. 2. Từ tiếng Việt không biến đổi hình thái. 3. Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp gắn bó chặt chẽ với nhau ở trong từ tiếng Việt”. [26, tr.150]
Chúng ta có thể chấp nhận một định nghĩa chung về từ như sau: Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức [79, tr.547]. Về phương diện cấu tạo từ, chúng ta có thể xem xét đây là một cơ chế. Theo nhóm tác giả của Từ tiếng Việt ( Hình thái, cấu trúc, từ láy, từ ghép, chuyển loại ):
“Khi đứng trên quan điểm động mà xem xét vấn đề cấu tạo từ thì cần khẳng định rằng cấu tạo từ là một cơ chế trình diễn ra trong những điều kiện, theo những quy tắc nhất định trong điều kiện cần và đủ. Nói cách khác, cấu tạo từ là một cơ chế. Để cơ chế cấu tạo từ có thể vận hành một cách có hiệu quả, thì những điều kiện cần và đủ phải có là: 1. Cần có những đơn vị có khả năng làm thành tố của từ; 2. Cần có một hệ những yếu tố có giá trị hình thái; 3. Cần có một hệ quy tắc cấu tạo từ”. [Dẫn lại 26, tr.54].
nhiều quan niệm, đánh giá khác nhau. Trong phạm vi luận văn này chúng tôi không đi sâu tìm hiểu mà chỉ dựa trên một số thành tựu nghiên cứu cụ thể của nhà khoa học để xây dựng tiêu chí xác định và phân loại hệ thống từ vựng trong ngôn ngữ thơ của Văn Công Hùng từ bình diện cấu tạo. Từ mục đích đó, quan niệm về từ mà chúng tôi chọn sử dụng: Từ là đơn vị nhỏ nhất có thể tự mình làm thành ngữ đoạn. Từ đơn là những từ do một hình vị tạo thành (ăn, đi, đẹp, cây...). Từ láy là những từ được tạo nên bằng phương thức lặp lại hình thức ngữ âm của hình vị cơ sở (rung rinh, xào xạc, phơi phới...). Từ ghép là những từ do hai hình vị tạo thành (hoa quả, hải đảo, bằng phẳng, sách vở...). Xét về bình diện cấu tạo, hệ thống từ vựng tiếng Việt có thể phân chia thành các nhóm từ cụ thể như: Từ đơn, từ ghép, từ láy và các cụm từ cố định. Về cụm từ cố định, chúng tôi chỉ khảo sát thành ngữ.
Như chúng ta đã biết, hành trình sáng tác của Văn Công Hùng rất phong phú và có nhiều phương diện đặc sắc trong sáng tạo. Tác giả có 07 tập thơ đã xuất bản và tổng số lượng bài thơ đã được công bố đến năm 2019 là 313 bài. Cụ thể có thể thống kê như sau: tập Bến đợi (1992) có 20 bài; tập Hát rong
(1999) có 44 bài; tập Đêm không màu (2009) có 44 bài; tập Lục bát Văn Công Hùng (2010) có 36 bài; tập Vòm trời khác (2013) có 49 bài; tập Cầm nhau mà đi (2016) có 53 bài và tập Trong cơn mơ có thực (2019) có 67 bài. Trong số 313 bài thơ được công bố của Văn Công Hùng, trong điều kiện thời gian và phạm vi của đề tài chúng tôi chỉ trực tiếp khảo sát 194 bài tiêu biểu, được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong một số công trình nghiên cứu về tác giả đã được công bố từ năm 2010 đến nay.
Trong tổng số 194/313 bài thơ được chúng tôi khảo sát, qua thống kê chúng tôi đã thu được 7877 lượt từ được xuất hiện, bao gồm cả từ đơn, từ láy, từ ghép và các cụm từ cố định. Cụ thể phân chia như sau:
Bảng 2.1. Từ vựng trong thơ Văn Công Hùng từ bình diện cấu tạo Tổng số lượt từ Từ đơn Từ ghép Từ láy Cụm từ cố định Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 7877 5589 70,9 1528 19,4 704 8,9 56 0,7
Với số lượng từ ngữ được thống kê trên trong thơ của Văn Công Hùng, chúng ta có thể nhận thấy tác giả đã sử dụng một lượng từ vựng khá phong phú với nhiều tiểu loại khác nhau và sự phân bố số lượng tỉ lệ cũng tương đối khác nhau. Số lượng từ đơn chiếm tỉ lệ cao nhất 5589 lượt từ (70,9%), tiếp đến là từ ghép 1528 từ (19,4%), số lượt từ láy cũng đạt 704 từ (8,9%) và số lượng cụm từ cố định là 56 (0,7%). Việc sử dụng số lượng từ vựng như đã thống kê hoàn toàn phù hợp với phong cách nghệ thuật thơ của Văn Công Hùng đó là ngôn ngữ thơ thiên về tính triết luận, khái quát, giàu cảm xúc và có sự gợi cảm. Đi sâu vào những tiểu loại từ vựng, chúng ta sẽ nhận thấy được vai trò quan trọng của các lớp từ này đối với việc kiến tạo nên thế giới thẩm mĩ và đặc trưng ngôn ngữ trong thơ của Văn Công Hùng.