Từ vựng với việc thể hiện biện pháp tu từ tương phản – đối lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm từ vựng trong thơ của văn công hùng (Trang 97 - 99)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Từ vựng với việc thể hiện biện pháp tu từ tương phản – đối lập

Dường như Văn Công Hùng có ý thức chọn biện pháp tương phản – đối lập để khách quan hóa thế giới đặc biệt là thế giới nội tâm. Đối lập – tương phản gần như đã trở thành tiêu chuẩn thẩm mĩ trong sáng tạo ngôn từ của Văn Công Hùng. Cùng với tuổi đời và tuổi nghề, ông dần nhận ra mình là có một lần tôi đã hát vu vơ, câu hát vu vơ chính là lời tự hứa/ vệt mòn dấu chân đau đáu nỗi buồn (Có một lần tôi đã hát vu vơ). Do đó càng cần phải thâu tóm trọn vẹn thế giới nội cảm đa chiều và tinh vi một cách trọn vẹn nhất. Chấp nhận quy luật hai chiều của cuộc sống như chấp nhận khuôn mặt vốn có của mình, Văn Công Hùng nuôi dưỡng xúc cảm nồng nhiệt nhưng luôn ý thức tiết chế nó, nắm giữ ngọn lửa đam mê trong tay nhưng nhà thơ luôn tỉnh táo và

rạch ròi khi nhận thức. Điều này giúp ông có một độ lùi vừa phải để nhìn thấu suốt cái giản đơn và rối ren, cái lớn lao và cạn hẹp của chính mình và đời sống. Phép tương phản, đối lập ở nhiều cấp độ đã giúp thi sĩ chuyển tải được tâm thức đó.

- Đối lập – tương phản trong câu chữ: Váy ngắn phố dài lang thang cùng gió/ nu nú người ơi ca thánh nở tưng bừng/ em rộng rãi trong vòng tay run rẩy/ người đi, người đi đêm sâu (Hát rong - Không đề Noel); Dốc đổ dài ai xuống thấp lên cao/ có một kẻ lữ hành đang lạc lối (Cầm nhau mà đi - Chiều Pleiku); Em cứ vụt hiện vụt biến/ tôi ngẩn ngơ vào đứng ra ngồi/ câu hát vu vơ chính là lời tự thú/ vệt mòn dấu chân đau đáu nỗi buồn (Đêm không màu - Có một lần tôi đã hát vu vơ); thì ra mặt tôi không vuông không tròn/ không đen không trắng (Đêm không màu - Trong bóng đêm),...

- Đối lập - tương phản trong hình ảnh: Đêm mù mịt đêm u mê/ em chấp chới giữa bốn bề mưa giăng/ lóe một cửa thiên đàng/ một con chim nhỏ vội vàng bay lên...; Tháng tư như nốt nhạc trầm/ gõ vào cảnh của thời gian mơ hồ/ ô hay mà đã sang hè/ tháng tư lấp một cõi về miên man (Cầm nhau mà đi - Tháng tư về), Chiều tưởng chừng bình yên/ mà ầm ào bão tố/ ai vừa về qua đó/ khuấy một vùng lãng quên (Trong cơn mơ có thực - Ga ký ức); ...

- Đối lập - tương phản trong cấu tứ, tư tưởng: Em như thể chưa bao giờ như thể/ cõi đầy vơi thấp thoáng nẻo về/ như không thể giữa những ngày đầy có thể/ em nhạt nhòa em hiện hữu, trời xanh (Đêm không màu - Ngày em về). Nào có hẹn gì đâu/ mà mong như nỗi nhớ/ đâu còn như tuổi trẻ mà ra vào bâng khuâng; Vẫn phải tin vào những giọt nước mắt/ dù không còn gì để khóc với nhau/ vẫn phải tin vào những vụ cười thân thiện/ dù niềm tin lạc bước trên đường (Cầm nhau mà đi - Vẫn phải tin vào những giọt nước mắt);...

Phép tương phản - đối lập trong thơ của Văn Công Hùng xuất phát từ nhu cầu nhận thức đời sống trong chiều sâu bản chất của nó. Vậy nên sự đối lập, tương phản của từ ngữ, hình ảnh, cấu tứ, tư tưởng là sự đối lập mang tính

phổ quát. Cuộc đời được nhà thơ cảm nhận trong sự đa chiều, phức tạp của nó, không dễ dàng nắm bắt, không dễ dàng cầm giữ để từ đây nhà thơ đầy lên thành triết lí. Điều này càng nhấn mạnh hơn yếu tố “duy lí”, “nội cảm”, “trí tuệ” trong thơ của Văn Công Hùng. Phép tương phản đối lập đã làm nên một nét phong cách thơ độc đáo cho nhà thơ đồng thời nó giúp mở rộng khả năng thẩm thấu, cảm nhận thế giới trong tính khái quát, đa chiều từ phía người đọc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm từ vựng trong thơ của văn công hùng (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)