Từ ghép và từ láy trong thơ củaVăn Công Hùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm từ vựng trong thơ của văn công hùng (Trang 53 - 60)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Từ ghép và từ láy trong thơ củaVăn Công Hùng

Trong thực tế tìm hiểu đặc trưng từ vựng trong thơ hiện đại, chúng tôi nhận thấy hệ thống từ phức có một vị trí đặc biệt quan trọng. Trong khả năng hành chức của nó, hệ thống từ phức là một tổ hợp ngôn ngữ hết sức tinh vi. Ở đó, nó không chỉ là "vỏ bọc" mà đích thực là kết tinh của trí tuệ và tâm hồn người nghệ sĩ. Trong sáng tạo văn chương nói chung, nhà thơ có tài là những người biết sử dụng và sử dụng thành thục hệ thống từ vựng của dân tộc để tạo nên một cách nói riêng, một giọng điệu riêng không thể nhầm lẫn với ai. Chất giọng riêng ấy chính là sự sáng tạo của thi nhân làm phong phú thêm kho tàng ngôn ngữ của dân tộc. Vậy nên khi khảo sát phong cách ngôn ngữ của một nhà thơ chính là khảo sát chất giọng riêng của họ, tìm ra qui luật riêng trong việc sử dụng ngôn ngữ và sự đóng góp của họ trên phương diện từ vựng.

Thơ của Văn Công Hùng rõ ràng nặng về ý hơn là trau chuốt, chọn lọc từ ngữ. Lê Đạt cho rằng “chữ bầu lên nhà thơ”, rằng nhà thơ là một “phu chữ” suốt hành trình sáng tạo. Là nhà thơ có những nét mới, nét cách tân, nhưng về

cơ bản Văn Công Hùng vẫn là tác giả của những bài thơ mạnh về ý, tứ, thơ của nội dung bên trong chứ không phải người miệt mài tìm cái mới của con chữ. Song, chúng ta vẫn không thể phủ nhận sức mạnh ngôn từ đầy ám ảnh trong thơ của Văn Công Hùng là một nét phong cách nổi bật. Sức mạnh đó bắt nguồn từ phong cách ngôn ngữ thơ tự nhiên, chân thành, dung dị, đặc sắc và đầy tính sáng tạo.

Khảo sát hệ thống từ ghép trong thơ của Văn Công Hùng, chúng tôi nhận thấy nhà thơ đã sử dụng một số lượng khá lớn hệ thống này và phân bố tương đối đồng đều nhau trong các tập thơ.

Bảng 2.3. Số lượng từ ghép trong thơ của Văn Công Hùng

Stt Tên tập thơ Số bài

khảo sát Số lượt từ ghép Tỉ lệ 1 Bến đợi (1992) 10/20 76 5,0 % 2 Hát rong (1999) 24/44 171 11,2 % 3 Đêm không màu (2009) 24/44 174 11,4 % 4 Lục bát Văn Công Hùng (2010) 26/36 189 12,4 % 5 Vòm trời khác (2012) 30/49 218 14,2 % 6 Cầm nhau mà đi (2016) 33/53 289 18,9 % 7 Trong cơn mơ có thực (2019) 47/67 411 26,9 %

Tổng cộng 194/313 1528 100%

Tìm hiểu đặc điểm sử dụng từ ngữ trong văn bản thơ của Văn Công Hùng từ bình diện cấu tạo, người đọc vẫn luôn có cảm nhận rằng anh luôn có một sự linh hoạt và ý thức rõ ràng đối với việc vận dụng sáng tạo, linh hoạt, đa dạng những nhóm từ khác nhau trong văn bản nghệ thuật của mình. Số lượng từ ghép được nhà thơ sử dụng khá phong phú và có sự tăng dần trong ngôn ngữ nghệ thuật của các tập thơ. Đặc biệt kể từ sau tập Vòm trời khác

(2012) trở đi, dường như nhà thơ đã có sự gia tăng sử dụng hệ thống từ ghép để kiến tạo nên những ý tưởng thơ có tính phức hợp và đa dạng, kịp thời phản ánh được những thay đổi trong đời sống xã hội cũng như đời sống nghệ thuật

và thế giới thẩm mĩ của cá nhân. Số lượng từ ghép được sử dụng trong tập

Bến đợi là 76/1528 từ, chiếm tỉ lệ 5,0%; tập Hát rong là 171/1528 từ, chiếm tỉ lệ 11,2%; tập Đêm không màu là 174/1528 từ, chiếm tỉ lệ 11,4%; tập Lục bát Văn Công Hùng là 189/1528 từ, chiếm tỉ lệ 12,4%, tập Vòm trời khác là 218/1528 từ, chiếm tỉ lệ 14,2%; tập Cầm nhau mà đi là 218/1528 từ, chiếm 18,9% và tập Trong mơ có thực là 411/1528 từ, chiếm tỉ lệ 26,9%.

Hệ thống từ láy trong văn bản thơ của Văn Công Hùng cũng có một sự phong phú và đa dạng, tuy không nhiều về số lượng nhưng lại được nhà thơ chọn lọc và vận dụng một cách sáng tạo, hấp dẫn.

Bảng 2.4. Số lượng từ láy trong thơ của Văn Công Hùng

Stt Tên tập thơ Số bài

khảo sát Số lượt từ láy Tỉ lệ 1 Bến đợi (1992) 10/20 26 3,7 % 2 Hát rong (1999) 24/44 36 5,1 % 3 Đêm không màu (2009) 24/44 46 6,5 % 4 Lục bát Văn Công Hùng (2010) 26/36 109 15,5 % 5 Vòm trời khác (2012) 30/49 124 17,6 % 6 Cầm nhau mà đi (2016) 33/53 142 20,2 % 7 Trong cơn mơ có thực (2019) 47/67 221 31,4 %

Tổng cộng 194/313 704 100%

Nhìn vào Bảng 2.3 & 2.4, chúng ta vẫn có cảm nhận rằng, về cơ bản từ đơn trong văn bản thơ của Văn Công Hùng vẫn chiếm số lượng tuyệt đối. Song, trong từng tập thơ sự đóng góp của các từ ghép, từ láy là vô cùng quan trọng bởi đặc trưng cơ bản của nó là sự hợp nghĩa hoặc phân nghĩa để phản ánh và bao quát cụ thể những ý tưởng thẩm mĩ trong thế giới nghệ thuật thơ của Thi sĩ hát rong này.

Như đã nói, trong quan niệm của Văn Công Hùng, "cái đẹp là cái luôn gắn với những giá trị tinh thần cao quý trong cuộc sống”. Giá trị tinh thần là phạm trù ý thức hệ rộng lớn của cộng đồng người mang tính tích lũy và

truyền thống. Giá trị tinh thần là nội dung cơ bản của văn hóa, tạo nên các giá trị văn hóa cũng như tầm vóc văn hóa cho cộng đồng. Ở đây, chúng ta hiểu giá trị tinh thần ở mức độ đơn giản nhất là những gì tốt đẹp trong phẩm chất cá nhân và cộng đồng. Giá trị tinh thần, trước hết được Văn Công Hùng thể hiện ở cái nhìn về đất nước qua hai góc nhìn về chiến tranh và hòa bình. Là người trải qua những thời khắc khốc liệt của chiến tranh, Văn Công Hùng suy nghĩ và trân trọng vô cùng hai tiếng hòa bình:

Thời nhỏ tôi đã mũ rơm đến trường/ Đã nhiều lần hút chết/

Đã ngủ dưới hầm trốn trong hang, học dưới lòng đất/ Để các con tôi gặm nhấm hòa bình

(Cầm nhau mà đi - Tổ quốc của tôi) Qua những từ ghép như Thời nhỏ, mũ rơm, lòng đất, gặm nhấm, hoà bình... trong bài Tổ quốc của tôi, Văn Công Hùng đã phác hoạ lại những khó khăn của chiến tranh để từ đó nêu bật lên giá trị của hoà bình. Với Văn Công Hùng, tình cảm với đồng đội là tiếng lòng của một trái tim rưng rức nỗi tiếc thương:

Mộ bạn nằm xanh mãi cánh rừng ơi Bóng chiều lặng trên tấm bia màu nắng Tôi nâng trên tay một chùm hoa trắng Ngược lối mòn viếng đồng đội của tôi

(Hát rong - Tháng ba)

Với những hình ảnh được tạo dựng nên qua những từ ghép như cánh rừng, bóng chiều, màu nắng, hoa trắng, đồng đội... đã giúp người đọc suy ngẫm về những con người, những cuộc đời đã khiến nhà thơ cứ mãi suy tư, trăn trở. Tất cả những số phận, mỗi cuộc đời, mỗi con người được hiện lên trong thơ ông giản dị và chân thật. Mỗi cuộc đời ấy là một minh chứng cho sự thật tàn khốc của chiến tranh. Họ nhân danh cho con người đứng lên đòi quyền được sống, được tự do và hòa bình. Nguồn cảm hứng trên được bắt

nguồn từ sự từng trải qua gian nan thử thách và sự trở về với quê hương, đồng chí, đồng bào. Nỗi đau của họ nhắc nhở ông hiểu hơn về lẽ sống còn, trân trọng hơn những niềm hạnh phúc đang có để rồi chọn lựa cách sống sao cho xứng với những gì thế hệ trước đã hy sinh. Càng thiết tha yêu Tổ quốc bao nhiêu, ông càng cố lý giải ý nghĩa của tự do bấy nhiêu. Văn Công Hùng đã nhiều lần suy nghĩ về giá trị của hai chữ hòa bình:

đất nước tôi đã có hàng núi xương sông máu đã có nhiều thế hệ lên đường

những người yêu Tổ quốc đến giọt máu cuối cùng đau đớn tận cùng khi Tổ quốc lâm nguy

(Cầm nhau mà đi - Tổ quốc của tôi) Thông qua hệ thống từ láy bộ phận như dằng dặc, mỏi mòn, vời vợi, im lìm..., nhà thơ đã nêu bật những triết luận về nỗi đau mà những cuộc chiến phi nghĩa để lại cho con người quê hương:

Mẹ đã chờ dằng dặc những đêm sâu cha đã thức mỏi mòn trăng chếch tháng lá trầu xanh quả cau vời vợi nắng/ sao cứ im lìm mãi mãi Trường Sơn

(Trong cơn mơ có thực - Nén hương này thắp lửa tìm nhau)

Hệ thống từ ghép chính phụ và đẳng lập được tác giả sử dụng để thể hiện sự trăn trở về ý nghĩa của từ hòa bình và như vậy Văn Công Hùng càng trân trọng những người đã hi sinh vì hai tiếng đó. Yêu quê hương, đất nước cũng là một giá trị tinh thần được bồi đắp trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Tình yêu đất nước được Văn Công Hùng thể hiện giản dị trong thơ. Rời bỏ Huế mộng Huế mơ, nhà thơ đến với Tây Nguyên và nơi đây trở thành quê hương thứ hai của ông. Song ký ức về Huế vẫn vẹn nguyên trong tác giả, ông gặp lại Huế thương ngay trên Cao Nguyên đất đỏ Bazan này:

Cao nguyên gió nón em nghiêng đón gió Áo thì trắng mà bazan thì đỏ

Mắt học trò háo hức gặp dòng Hương

(Bến đợi - Gặp Huế trên cao nguyên) Dường như ký ức về Huế luôn là nỗi ám ảnh thường trực trong thơ Văn Công Hùng. Ông viết về Huế bằng cảm xúc nhớ quê đến nao lòng và vì thế ấn tượng Huế bùng cháy xuyên suốt thơ ông:

Ta trở về nhặt những kỷ niệm xưa đêm mười tám trong veo như áo trắng em còn nhớ một mối tình câm lặng

thuở sông Hương chỉ lặng lẽ bồng bềnh...

(Trong cơn mơ có thực - Và ngày ấy sông Hương mười tám tuổi) Hai từ láy lặng lẽ, bồng bềnh được đặt bên cạnh nhau đã giúp nhà thơ thường hay cảm động trước sắc trời quê hương, yêu tha thiết vùng đất Bazan cao nguyên đã dung dưỡng hồn thơ của ông, Trong bài Ba mươi năm xiêu xiêu nỗi nhớ, tác giả đã viết:

Bây giờ hoa gạo nhoi nhó chiều hoang

Bây giờ làn nước xanh soi lông mày em rửa nỗi nhớ luênh loang cánh chim trời chấp chới

Bây giờ ăm ắp reo những hồ những đập những miên man

khát khao miên man ánh trăng miên man những đêm sâu kín cả nhưng mỏng manh cả những điều tưởng như

không tưởng

Bây giờ bông hoa Tơpang tím ngần buôn buốt non xa

(Đêm không màu – Ba mươi năm xiêu xiêu nỗi nhớ) Để diễn tả được những bâng khuâng, xiêu xiêu trong nỗi nhớ của bản thân, ở bài thơ này, số lượng từ láy được tác giả sử dụng với cường độ cao trong một đoạn thơ khá đặc biệt (câu chữ khá dài và sáng tạo): nhoi nhói,

luênh loáng, chấp chới, ăm ắp, miên man, mỏng manh, buôn buốt... Tác giả đã sử dụng những từ láy tạo hình như luênh loang, chấp chới... để gây ấn tượng và có những sáng tạo từ láy đặc biệt như: luênh loang, buôn buốt... Có thể nói yếu tố sáng tạo, đổi mới là một trong những yếu tố quyết định sự tồn vong của nghệ thuật. Những nỗ lực cách tân, đổi mới nghệ thuật dùng từ ngữ là đáng được ghi nhận ở nhà thơ phố núi này.

Hệ thống từ láy cũng được ông sử dụng để thể hiện các cung bậc của tình yêu, tình thương khá phong phú. Những bài thơ tình của ông có phong vị rất riêng. Có thể nói Văn Công Hùng yêu ngọt ngào, tình yêu của nhà thơ là tình yêu dồn nén, tình yêu cảm nhận bằng mắt, bằng trí chứ không phải bằng tai. Hơn thế nữa tình yêu trong thơ Văn Công Hùng chính là sự tri ân của tâm hồn với tâm hồn. Trải qua nhiều khoảnh khắc buồn vui, sướng khổ trong đời, tình yêu trong thơ ông lớn hơn thật nhiều và lòng biết ơn tình yêu, người yêu cũng thật sâu sắc.

Xin nhặt những mong manh cột vào sợi tóc Suốt mùa mưa hoang hoái đến run người Thương tháng sáu em về như lá ướt Nẻo thiên đường sấp ngửa chớp ran ran Cũng còn kịp hai thiên thần vụt sáng Con sông lững lờ thao thiết chở ngày đi

(Trong cơn mơ có thực - Ngày em về) Những từ láy như mong manh, hoang hoải, ran ran, lững lờ, thao thiết... được nhà thơ sử dụng một cách đắc địa trong bài thơ, khổ thơ để nhấn mạnh tình yêu của anh đã trở thành sự sẻ chia, an ủi, động viên và anh đã trải lòng ra để tặng riêng cho vợ và hai con gái của mình trong nỗi mừng vui của ngày em về. Đoạn thơ trên chính là những mong ước, niềm tin khát vọng và sự tri ân của ông với gia đình. Điều này chính là đôi cánh để nâng đỡ, xoa dịu tác giả khi chống chếnh, hụt hẫng, tìm lại sự bình an. Nhờ hệ thống từ láy

giàu sắc thái mà Văn Công Hùng thuyết phục người đọc bằng lí lẽ, ngôn ngữ riêng của ông để họ không cảm thấy chơi vơi trên đường đời.

Có thể nói, sự phối kết hợp giữa hai hệ thống từ ghép và từ láy trong ngôn ngữ thơ của Văn Công Hùng đã góp phần thể hiện một cách khá đầy đủ hệ thống các chủ đề cũng như quan niệm nghệ thuật, thẩm mĩ của nhà thơ trong hành trình sáng tác. Nổi bật trong hệ thống từ ghép và từ láy này là sự chọn lựa một cách khá đặc biệt để thể hiện một cái tôi trữ tình hòa đồng với bạn thơ, đó là cái tôi am hiểu cuộc đời, am hiểu về thơ ca, trân trọng tình bạn đáng quý của thi sĩ mang nặng tơ vương với cuộc đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm từ vựng trong thơ của văn công hùng (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)