6. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Từ vựng trong thơ củaVăn Công Hùng xét từ bình diện phạm vi sử
đổi mới cả về ý lẫn lời. Văn Công Hùng đã làm được điều mà Hồ Thế Hà từng nhấn mạnh: Văn Công Hùng “tiết kiệm ngôn từ tối đa đến chừng nào đã chấp nhận được, khi ấy, nghĩa hàm ngôn, nghĩa khái niệm sẽ hiện lên một cách thâm thúy và đa dạng, tùy vốn văn hoá nghệ thuật, tùy trạng thái, thị hiếu của người tiếp nhận” [25, 24].
Bên cạnh sự mộc mạc chân chất, lớp từ ngữ trong thơ của Văn Công Hùng còn có sự thâm trầm, triết lí và khả năng bao quát. Có người cho rằng, Văn Công Hùng đã làm xiếc trên khuôn nhạc từ vựng với sự đúc rút, đặt để và phối kết hợp giữa các từ ngữ trong quá trình sáng tạo. Hệ thống từ vựng đã góp phần kiến tạo nên chất dung dị, đời thường, giản dị và "hiền” trong ngôn ngữ thơ Văn Công Hùng. Đơn giản vì chúng tôi cho rằng con người nhà thơ cũng không khác với cách thể hiện con người trong thơ ông là mấy. Tuy là người từng trải, đã từng là kẻ lưu lạc song ông không hề cầu kỳ mà “ngôn ngữ” bằng trái tim và cảm nhận của một con người đời thường. Ông luôn cố gắng giữ nguyên hay bão hòa cảm xúc trong ngôn ngữ thơ của mình:
người chỉ đi qua thôi
có gì mà pháp phẳng đến thế cơn giông cơn giông
sóng điện thoại chập chờn đứt nối/ có ai cần đâu
(Hát rong - Vô tận) Các nét nghĩa có sức khái quát, chúng tôi nhận thấy Văn Công Hùng đã phát huy một cách khéo léo vào thơ cả tình cảm, hiểu biết, khả năng của các giác quan khiến thơ là tiếng nói của đời sống, biểu đạt những suy nghĩ tự nhiên của con người. Ngôn ngữ trong thơ ông là ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ của tiếng nói chân thực hàng ngày:
những con hẻm tết nghèo chưa kịp tới cơn lạnh run người sấp ngửa bàn tay hoa bán ế vỉa hè cong thảng thốt
sáng mai rồi mùng một có ai mong
(Vòm trời khác - sáng mai rồi mùng một) Có lúc nhà thơ như thủ thỉ:
Thôi đi em/
bông hoa đã rụng cánh rồi/
tìm chi ngày xưa nữa còn đâu thơ ngây/ còn đâu dang dở/ còn đâu giấc mơ/ để một đời hoài vọng
(Vòm trời khác - Thôi. Em đi lấy chồng) Về phạm vi sử dụng, bên ngoài những từ ngữ quen thuộc trong hệ thống những từ ngữ bình dị, dễ hiểu, thơ của Văn Công Hùng cũng thường xuất hiện những từ ngữ có tính khái quát cao nhờ hình thức ghép từ. Chúng ta dễ dàng bắt gặp những từ kiểu như : miền chờ đợi, mặt trời miền cổ tích, những buổi chiều ngút ngụt mắt, gió tung tăng màu, tháng năm thở dài, nỗi buồn khắc khoải, miền cổ xưa, em đến như định mệnh, sương mù như nước mắt... Biên độ về nghĩa của từ được nới rộng đến mức có thể. Thơ ông còn có những cụm từ đối lập, tương phản để khái quát và luận giải. Con người, sự vật, hiện tượng xét về bản tính tự nhiên đều là những thực thể luôn tồn tại trong những trạng thái phức tạp với những xung động đa chiều. Điều này, tạo nên tính không trọn vẹn cũng như tính hai mặt trong mỗi con người, sự vật, hiện tượng. Là người luôn trăn trở và nhạy cảm, nhà thơ muốn đưa vào thơ tất cả những trạng huống đó để bản luận tạo nên những triết luận. Triết luận về đạo đức con người: Câu thề thảng thốt trước sau/ Người như cát ấy vì nhau mà buồn (Hát rong - Thả gió vào chùa); triết luận về lẽ sống còn: Lá rơi chẳng biết cành đau/ Nước trôi hòn sỏi nhuộm màu hớ hênh/ Mùa đi chân mảy nổi nênh/ Một manh cỏ muộn xanh đành xanh thôi; triết luận về thế thái nhân tình. Mỗi người chúng ta đều có một cái ngưỡng an toàn/ Thụp xuống nhô lên đều nguy hiểm (Hát rong - Pháo an toàn); triết luận về trò đời: đời là một thoáng bông lau/ gió mạnh thì xác gió nhàu thì xơ,... Những triết luận này
có sức khái quát cao.
Phạm vi sử dụng của các từ ngữ có tính khẩu ngữ, dễ hiểu được nhà thơ rất quan tâm. Tuy nhiên, bằng trải nghiệm và suy tư, Văn Công Hùng đã diễn đạt đầy trí tuệ qua việc sử dụng thành công phương thức đối lập các nét nghĩa. Con người trong cuộc đời là thực thể tồn tại với hai mặt đối lập. Con người luôn có tốt xấu, đúng sai, thiện ác... Đặc biệt trong suốt cuộc đời con người có lúc thăng lúc trầm, lúc sướng vui hạnh phúc nhưng cũng có khi gặp những thất bại, vấp ngã. Không ai tự tin nói rằng tôi hoàn toàn hài lòng với cuộc sống của tôi, hay đời tôi chẳng khi nào buồn khổ. Văn Công Hùng hiểu rất rõ về điều này luận giải về nó khá sắc sảo qua việc phát hiện những mặt đối lập trong đời sống - con người. Nhà thơ phát hiện ra tính hai mặt của cuộc đời: cuộc đời lặng thầm, cuộc đời gào thét/ trở về bên em ta trở lại chính mình (Vợ). Ông cũng nhận ra đời sống con người là những cung bậc tình cảm trái ngược nhau nhưng hòa lẫn với nhau:
Tôi ngồi trước cửa nhà tôi nhà tôi mới mở ra mặt phố người ác đi qua mỉm cười
người hiền đi qua cũng mỉm cười tôi cũng mỉm cười
mỗi người có dáng chạy xe của mình
ngay những khuôn ngực bồng bềnh cũng khác
(Cầm nhau mà đi - Đường phố của tôi) Trải qua những chặng đường lưu lạc của mình, hình ảnh con đường đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực trong thơ Văn Công Hùng. Hình ảnh những con đường khá nhiều trong thơ ông. Biểu tượng con đường xuất hiện trong thơ ông giản dị, chân thật và bình lặng, nó trở thành công cụ để nhà thơ bộc lộ khát vọng, hoài bão ước mơ của mình về cuộc sống, về sự đổi mới thơ ca. Hình ảnh con đường được nhà thơ vận dụng và phát huy những ý nghĩa triết
học trong nhận thức của nhà thơ khiến cho người đọc vô cùng lý thú. Mượn biểu tượng con đường, nhà thơ đã gửi những lời tâm huyết về lý tưởng thơ và lý tưởng sống của mình. Con đường trong thơ ông là con đường đời đầy trắc trở bão giông với những ngã rẽ đầy chông gai, gợi nên niềm bâng khuâng phân vân vô định: Thì là về con đường hun hút kia/ âu là một kiếp người dang dở/ đi, đi, đi mãi/ mưa hòa cơn đau mồ côi (Đoàn xe tang đi dọc phố).
Đó là con đường của thơ ca trên hành trình đi đào sâu, tìm tòi và đổi mới. Đó là đường tình của một người ham chơi, đa mang, đa tình và lưu lạc. Giữa phố xá cuộc đời, ông nhận ra mình là kẻ đơn độc, dường như đang bị thế gian này lãng quên. Với nhà thơ, niềm khát khao nhất chính là hạnh phúc, nhưng trên hành trình dông dài của cuộc đời, ông cũng để hạnh phúc rơi vào quên lãng: Đường phố chiều hay đã vào đêm/ tiếng đàn tài hoa âm thanh số mệnh/ dửng dưng ơi dửng dưng đau khổ/ ngôi sao rạch trời chớp ở phía hư không (Tiếng đàn).
Đó là con đường để bộc lộ bản lĩnh, tài năng của một tài tử văn nhân khí phách giang hồ, lang thang trong cuộc đời nhưng vẫn da diết nhớ quê hương:
Những đêm lang thang đường Lê Lợi Huế cô đơn bởi chỉ hai người
chiếc hòn non tơ tán dừa Thiên Hữu
vấn vít Phú Cam chuông vọng thuở xanh mùa
(Hát rong - Và ngày ấy sông Hương mười tám tuổi) Những con đường ấy là nơi in dấu cái tôi trữ tình Văn Công Hùng, qua biểu tượng này người đọc như có dịp được hiểu hết những ngõ sâu kín ẩn giấu sau khuôn mặt tưởng như chai sạn, thích bông đùa của ông một niềm cô đơn thiên cổ: những con đường lầm bụi/ những con đường sắp ngừa chân trâu/ ta sấp ngửa nơi góc trời lận đận/ vị ngọt ngào treo ở ngọn roi dâu (Trở về).Các nhà nghệ sĩ thường sử dụng hình ảnh con đường làm biểu tượng cho hành trình cuộc đời. Con đường trong thơ của Văn Công Hùng có khi chỉ là một
khu phố, có lúc lại là con đường thôn quê, có khi lại là con đường xuân non, con đường mưa, con đường có cây cối,... Dù những con đường trong thơ ông được gọi theo những cách khác nhau, nhưng tựu chung lại nhà thơ đã mượn biểu tượng con đường để qua đó bộc lộ tâm tư, suy nghĩ của một nhà thơ luôn mang trắc ẩn với cuộc đời. Những cơn gió thổi từ phía cánh rừng ẩm ướt/ nhắc ta nhớ những con đường thăm thẳm bàn chân/ những cơn mưa, những vệt chân trời sáng tối/ năm tháng vẹn nguyên, năm tháng chảy qua đời (Vòm trời khác - Gửi Kbang). Con đường đã trở thành biểu tượng cho mục đích, cho khát vọng, cho niềm hạnh phúc của con người:
sương phố mỏng con đường khuya thao thức chập chờn thu lảng tảng bên thềm
như thấm được một Kon Tum huyền bí cổ tích rêu ngờm ngợp mắt mơ vàng
(Bến đợi - Chợt thu với Kon Tum)
Như vậy, về mặt phạm vi sử dụng, Văn Công Hùng đã sử dụng một lớp từ ngữ có tính chất khái quát và nâng cấp thành biểu tượng thường thấy trong thơ ca trong thế giới nghệ thuật của cá nhân, nhưng trong thơ ông biểu tượng ấy không hề xưa cũ. Biểu tượng con đường thực sự là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, với nhiều ý nghĩa mới mẻ, thể hiện một trí tuệ sắc sảo.
Tiểu kết Chương 2
Qua việc phát hiện và khẳng định những thành tựu nghệ thuật của hệ thống từ vựng trong thơ của Văn Công Hùng từ bình diện cấu tạo, nguồn gốc và ngữ nghĩa, phạm vi sử dụng, chúng ta có thể nhận thấy được cá tính, phong cách sáng tác tạo nên nét riêng của nhà thơ. Anh đã sống và viết bằng nỗi đam mê, khát khao, về tình yêu quê hương và con người ở hai vùng đất mà anh đã gắn bó: Huế và cao nguyên Pleiku với nhiều cung bậc xúc cảm. Thông qua lớp từ vựng đặc sắc được nhà thơ chắt gọt từ kho từ vựng tiếng Việt chính là
những đóng góp đáng quý. Điều này đã tạo nên diện mạo phong phú về nội dung lẫn nghệ thuật cho thơ ca hiện đại Việt Nam.
Chương 3. GIÁ TRỊ THẨM MĨ CỦA HỆ THỐNG TỪ VỰNG