Từ vựng với sự phát triển và biến tấu thể loại thơ lục bát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm từ vựng trong thơ của văn công hùng (Trang 108 - 124)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Từ vựng với sự phát triển và biến tấu thể loại thơ lục bát

Nói đến thơ lục bát, người ta thường nghĩ đến một sản phẩm văn hóa tinh thần độc đáo của dân Việt. Nó có một vẻ đẹp giản dị, nên nó không phai tàn theo thời gian. Thời nào, nơi nào có người dân Việt sinh sống là nó được yêu thích và tôn vinh. Nó có biến đổi theo năm tháng nhưng những cốt tinh của nó không phai mờ. Cho dù trải qua hàng trăm năm, cuộc sống bây giờ so với thời trước đã bề bộn hơn nhiều và tâm trạng con người đổi thay nhiều thì thơ lục bát vẫn biến hóa, để thể hiện được những thay đổi đó một cách sinh động, uyển chuyển.

Riêng nhà thơ Văn Công Hùng, trên con đường tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề hiện đại hóa thơ ca, đã tìm ra được hướng đi riêng của mình, khẳng định được phong cách của riêng mình giữa bối cảnh thơ ca khá phức tạp hiện nay. Nhà thơ nhận ra tầm quan trọng của bản sắc dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa, thế nên bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ, chất liệu hình ảnh gần gũi, nhà thơ còn tìm về lục bát – một thể thơ truyền thống của dân tộc đang dần bị bỏ quên trước những trực giác, tượng trưng, siêu thực, hậu hiện đại..., nâng niu và biến lục bát thành “thương hiệu riêng" của mình.

Ở thơ lục bát truyền thống, phương thức cấu tứ chính là theo lối giãi bày, bộc lộ trực tiếp sự diễn biến tâm trạng tác giả. Thơ lục bát Văn Công

Hùng có các phương thức cấu tứ đa dạng hơn và trong cách lập ý tứ mới, yếu tố trí tuệ được gia tăng. Tứ thơ có khi là sự giãi bày tình cảm trực tiếp, có khi chỉ là một sự gợi ý nêu vấn đề, có khi lại là một tự sự minh hoạ bằng chuyện kể. Các yếu tố hư vô, vô thức cũng được gia tăng trong việc lập tứ và từ đó đưa đến một hệ quả “tính chất cá biệt” trong thơ lục bát hiện đại rõ rệt hơn, đa dụng hơn, tác động thẩm mĩ vào tâm hồn người đọc dồi dào hơn:

nén hương thắc thỏm nhạt nhòa con châm lửa thắp khói và cát bay nửa đời ngang dọc lắt lay

chiều nay run rẩy cuối ngày đầu năm bàn tay xoắn nỗi lặng thầm

cuối đầu chớp một xa xăm kiếp người...

(Trước mộ ba chiều ba mươi) Đoạn thơ rất hay, đã diễn tả được sâu sắc tình cảm của những người con đối với bậc sinh thành đã khuất. Từ bài thơ hư hư thực thực lãng đãng khói sương. Hiện tại và quá khứ, thực và mộng đan lồng vào nhau cùng với nỗi nhớ thương, mong ước. Bài thơ như giọt lệ long lanh nguyên khối, xúc động sâu xa tâm hồn người đọc, Cái môtip nhớ thương cha mẹ ta được gặp rất nhiều trong thơ ca nhưng bài thơ này có một hình thức diễn đạt mới mở đầu chủ yếu vẫn sử dụng thể thơ sáu - tám truyền thống nhưng tác giả đã cách tân. Chính sự cách tân này đã làm tăng sức tác động thẩm mĩ của bài thơ. Người đọc tiếp nhận được ở bài thơ một âm hưởng vừa xa vời, vừa gần gũi, vừa lạ, vừa quen...

Sau việc lập tứ, trong số các thành phần tạo nên cái mới của bài thơ thì “từ” là quan trọng nhất. Câu thơ lục bát Văn Công Hùng đã sử dụng tối đa sự phong phú của ngôn ngữ dân tộc so với các loại thơ cách luật. Nó dung nạp được khá tự nhiên vốn từ vựng thuần dân gian cũng như bác học. Đặc biệt là dung nạp được sinh động hầu hết các biện pháp tu từ thường thấy trong ngôn

ngữ dân tộc.

Trong văn chương cổ điển, người ta thường quan niệm: Để diễn tả những cảm xúc cao thượng thì phải viết bằng thơ đường luật,... Và thích ứng với các thể thơ này là sử dụng một loại ngôn ngữ trang trọng, đài các, còn thơ lục bát chỉ để miêu tả những sự vật, những cảm xúc bình thường trong sinh hoạt, gắn liền với nó là một loại ngôn ngữ bình dân, nôm na không cần trau chuốt. Ngay cả một số nhà thơ có tiếng, khi để bộc bạch tâm sự sâu kín trắc ẩn của mình, các nhà thơ cũng đã dùng thơ Đường luật viết chữ Hán, phần thơ viết chữ Nôm theo thể lục bát là chỉ để bộc bạch các trạng thái sinh hoạt, các ứng xử hàng ngày.

Bởi vậy, vốn từ dùng trong thơ lục bát truyền thống thường là ngôn ngữ dân gian, mộc mạc, hay sử dụng các hình thức chuyển đổi nghĩa linh hoạt, cũng như các biện pháp ví von cường điệu thường thấy trong lời ăn tiếng nói nhân dân, còn trong thơ đường luật, tứ tuyệt cổ kính trang nghiêm lại hay sử dụng các điển tích, điển cố, các từ ngữ, biểu tượng luận lý… Ngôn ngữ trong thơ lục bát Văn Công Hùng phá bỏ được sự cách biệt đó. Cùng trong một kho từ vựng dân tộc nhưng có yếu tố mộc mạc, dân dã:

Này em gió nội hương đồng bờ sông cây cải đã ngồng lên đưa bên chùa hoa táo gió đưa

nâu sồng xin chớ làm ngơ câu chào

(Lục bát Văn Công Hùng - Gió đưa cải ngồng lên chùa) Có những câu thơ như lời nói thường mà vẫn hay: Ừ về, ta ở mình đi/ rượu mềm đến nhạt thiên di cả chiều/… thì về. Mình ở, ta đi/ nỗi buồn bạc phếch an nhi đêm dài (Vòm trời khác - Đoản khúc say). Để đáp ứng nhu cầu tiếp cận hoàn toàn với sự đa dạng của đời sống, khi viết thơ lục bát, tác giả còn mạnh dạn dùng cả khẩu ngữ, phương ngữ. Thực ra, cái tài tình của ngôn ngữ không do thể loại tạo nên mà chính là do tác giả. Tuy nhiên, trong chừng

mực nào đó những thể loại thích hợp có góp phần tạo điều kiện cho nhà thơ rộng tay sử dụng cái chất “mật” ngôn ngữ của mình, làm cho nó có thể “dính” vào tất cả mọi tình thế của đời sống, mọi sắc thái của tình cảm, tạo nên những bức tranh nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ, tác động sâu xa đến người đọc.

Trên phương diện nhạc điệu mà xét, chúng ta thấy những câu thơ sáu – tám truyền thống, nhạc điệu tuy uyển chuyển nhưng khá ổn định, họa hoằn mới có một vài trường hợp phá cách, gặp một câu thơ ngắt nhịp kiểu: Nửa chừng xuân/ thoắt/ gãy cành thiên hương (Truyện Kiều) xem như một trường hợp lạ, tài tình. Còn thơ lục bát Văn Công Hùng nhạc điệu tương đối phong phú. Đọc thơ lục bát của Văn Công Hùng, ta nhận thấy được sự đa dạng ở nhạc điệu. Nhạc điệu của thơ được tạo nên chủ yếu bởi ba yếu tố: nhịp điệu, vần điệu và thanh điệu, thì trong thơ lục bát Văn Công Hùng các yếu tố đó được tạo lập, được kết nối, được phối hợp nhiều cách thức, nhiều hình vẻ.

Trước hết, xét về nhịp điệu (tiết tấu). Nếu trong thơ lục bát cổ điển tiết tấu thường cấu tạo theo nhịp chẵn, nhịp cân đối phổ biến là nhịp 2/2, thơ lục bát Văn Công Hùng ngắt nhịp biến hóa khá tự do:

một mình/ chỉ một mình thôi/ câu ca ngân xuống/ mà lời vút lên/ bay như xé gió/ mà quên nẻo về/ một mình một cõi/ u mê

một cơn động đất/ một về tối tăm/

(Một mình)

Luật bằng trắc của thơ lục bát truyền thống tuy không chặt chẽ bằng các thể thơ khác như Đường luật hay song thất nhưng cũng đã tương đối ổn định và cũng khá dồi dào về thanh điệu. Trong thể thơ thơ lục bát Văn Công Hùng, luật thơ truyền thống bị phá vỡ để vươn tới một sự thể hiện mới:

đò trôi ngang dọc đó đăng

chỉ còn tôi với tôi thôi

giữa bao la và trời Tam Giang,…

(Hát rong - Đò ngược phá Tam Giang)

Đoạn thơ trên có sự phân bố các âm bằng, trắc không theo quy luật chung. Đặc biệt hai dòng thơ cuối khổ chỉ bốn âm trắc trên mười âm bằng, nhạc điệu câu thơ lâng lâng, diễn tả một tâm trạng lững lờ khó tả. Sự phá vỡ này tạo nên những trường hợp biến thể của lục bát, nhằm diễn đạt đắc địa một nội dung hay thỏa mãn một yêu cầu thẩm mĩ của nhà thơ.

Đổi mới mối quan hệ giữa câu thơ, dòng thơ và khổ thơ. Thơ lục bát truyền thống thường đều đặn một câu thơ bao gồm 2 dòng, một dòng sáu và một dòng 8 (tiếng). Trong thơ lục bát Văn Công Hùng sự tương đồng đó bị phá vỡ thường xuyên, có khi câu thơ là một dòng sáu hay dòng tám thậm chí nửa dòng, hay vài chữ. Ở nhiều bài thơ có khi câu thơ lại gồm ba đến bốn dòng, có khi lại trùng ngay với cả một khổ thơ. Sự biến đổi đó làm nhạc điệu thơ rất biến hóa. Và đây, một khổ thơ khá gợi cảm, chúng tôi không nói đến các thủ pháp ngôn từ khác, chỉ riêng phần nhạc điệu đa dạng, đứt quãng do sự đổi mới liên kết giữa câu, nhịp và dòng thơ đầy dụng công của tác giả cũng đáng để ta lưu ý bình giải:

ta bà ta bà ta bà A Di Đà Phật tôi và bóng tôi…

(Trong cơn mơ có thực – Vấy vá bóng tôi) Trong dòng chảy lục bát trữ tình truyền thống, cũng đôi khi nhà thơ cũng tự do biến hóa trẻ trung với cách ngắt nhịp, vắt dòng khác lạ:

Hoang sơ

chiều rót tràn vai ché và chiêng và đầy rượu cần

nằm đây một nắm xương tàn

đứng đây tượng hát một ngàn lời yêu (Bến đợi - Tượng mồ)

Cách trình bày các dòng thơ lục bát thành bậc thang hay thành nhiều dòng thơ có thể có tác dụng gợi ý cách ngắt nhịp thích hợp, song trên đại thể, đây chủ yếu vẫn là phép tu từ trên trang giấy. Dựa vào tác dụng thị giác, rõ ràng biện pháp “leo thang” và “tách dòng” khiến cho các khổ thơ lục bát đều đều với dòng ngắn dòng dài trở nên lạ lẫm, chỉ khi nào đọc lên mới phát hiện ra sự quen thuộc của nhịp điệu lục bát.

Để thơ ca tiến gần đến cuộc sống, xét về chữ viết, tác giả cũng thay đổi cách viết. có khi không còn viết hoa đầu dòng nữa để tạo nên sự liền mạch của cả khổ thơ. Bằng tai nghe, đoạn thơ đi liền như một nhịp thở, bằng mắt nhìn nó như một dàn đồng ca thay áo mới tươi vui, trẻ trung:

Thôi đành Quan họ ra về

Áo khăn để lại lời thề chia hai …

Ngàn năm sau Vạn năm sau

Lửng lơ câu hát quặn đau kiếpngười

(Vòm trời khác - Thôi đành quan họ) Rõ ràng là nếu diễn đạt theo mô hình bằng phẳng, thì những câu lục bát dẫn ra ở trên của Văn Công Hùng sẽ bớt đi rất nhiều tâm trạng... Sự cải tiến dòng thơ lục bát kiểu như thế này của ông đã chứng minh sức mạnh nội tại trường tồn của thể thơ dân tộc. Một mặt, nó thay đổi về diện mạo để thích ứng và hòa nhập vào dòng chảy chung của thơ ca thời đại mới; một mặt khác, cho dù biến hóa thế nào đi nữa thì thể thơ này vẫn giữ được cốt cách âm luật của riêng mình như nó vẫn được gìn giữ từ bao đời nay. Có lẽ, với bản lĩnh này,

lục bát chắc chắn sẽ không thể là thứ đồ cổ cũ kỹ để trên bàn thờ tổ tiên mà vẫn có giá trị thực tiễn đối với nền thi ca Việt Nam đương đại. Vấn đề chỉ còn tùy thuộc vào những người sử dụng, phải sử dụng sao cho thật khéo, thật sáng tạo để đem lại những năng lực biểu hiện mới.

Tiểu kết Chương 3

Trong sự phát triển, thơ đương đại luôn trẻ trung vì đã biết sử dụng tối đa sự phong phú của ngôn ngữ dân tộc - yếu tố thứ nhất của văn học. Nếu thơ tự do ưa dùng một hệ thống ngôn ngữ với nhiều kiểu cú pháp mới để thích hợp với lối tư duy phức hợp hậu công nghiệp, thì thơ lục bát vẫn giữ cho mình nét mộc mạc, bình dân, với các hình thức chuyển đổi nghĩa bóng bẩy, các lối ví von, cường điệu thường thấy trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, vẫn thiên về các kiểu câu truyền thống chỉ mở rộng sự dung nạp mới về ngôn ngữ văn chương trên phương diện từ vựng, dùng nhiều khẩu ngữ, phương ngữ. Dung hòa được chất truyền thống và hiện đại, tạo ra cái mới mà không xung đột với cái cũ một điều không phải dễ dàng gì đối với nhiều nhà thơ hiện nay. Có thể thấy Văn Công Hùng phần nào cũng đã khẳng định được phong cách nghệ thuật riêng của mình qua những thể nghiệm này. Tất nhiên là vẫn có những lúc quá đủ, nhưng nhiều hơn, người ta vẫn thấy lục bát của ông mang một vẻ đẹp vừa quen thuộc vừa độc đáo, vừa mang hồn phố nhưng vẫn còn hồn quê... và quan trọng hơn, khi ngâm nga những câu lục bát ấy, người ta biết đó là lục bát của nhà thơ Văn Công Hùng chứ không phải của ai khác.

KẾT LUẬN

1. Mỗi khi nhắc đến phong cách nhà văn, người ta thường nghĩ đến sự thụ cảm và miêu tả hiện thực một cách độc đáo của nghệ sĩ. Để kiến tạo nên những nét đặc sắc trong phong cách của một nhà thơ chúng ta không thể không nói đến những đóng góp của hệ thống từ vựng. Nhờ có hệ thống ngôn từ mà phong cách nghệ thuật giàu sáng tạo mới không bị mờ đi theo năm tháng. Ngược lại cùng với thời gian, nó càng hiện ra những vẻ đẹp mà trước đó có khi còn khuất lấp. Với Văn Công Hùng phong cách thơ ông đã làm phong phú thêm những trang thơ Việt Nam trong thời đại mới. Và trong dòng chảy mạnh mẽ ấy nhà thơ đã góp một tiếng nói riêng, một nhân sinh quan đầy cá tính về con người.

2. Văn Công Hùng là một nhà thơ trưởng thành trong phong trào thơ sau thập kỷ tám mươi ở Tây Nguyên. Nhà thơ vừa mang trong mình những cảm hứng nghệ thuật có tính truyền thống, vừa mang những cảm hứng mới của đời sống hiện thực với nhiều thay da đổi thịt nhưng cũng nhiều đòi hỏi và thách thức mới. Điều này khiến người nghệ sĩ (nói chung) phải tìm tòi, suy nghĩ để mở một hướng đi mới cho việc sáng tạo nghệ thuật của bản thân cũng là của nền văn học mới. Ngay khi nghệ thuật lên tiếng đòi “cởi trói” thì Văn Công Hùng đã kịp hối thúc mình đáp ứng được những đòi hỏi, thúc bách đó. Đó là thành quả có được nhờ việc không ngừng trăn trở và suy nghĩ về đời sống xã hội cũng như đời sống văn học. Những suy tư, chiêm nghiệm không lúc nào thiếu vắng trong ngày thường đó đã tạo ra những nét phong cách riêng của nhà thơ. Tuy nhiên, con đường để hình thành, phát triển và khẳng định phong cách của ông không đơn giản, dễ dàng. Ông đã phải lao động nghệ thuật thật sự nghiêm túc bên cạnh tài năng và bản lĩnh cá nhân.

3. Hệ thống từ vựng trong văn bản thơ của Văn Công Hùng được khảo sát trên các phương diện cấu tạo, nguồn gốc, ngữ nghĩa, phạm vi sử dụng.

Thông qua các số liệu thống kê, chúng tôi nhận thấy hệ thống từ vựng đã tham gia kiến tạo nên những đặc sắc trong nội dung của thế giới thơ Văn Công Hùng. Lớp từ vựng được sử dụng trong thơ của Văn Công Hùng thể hiện rõ những suy nghĩ, cách nhìn về cái đẹp và đời sống thông qua việc triết luận về chúng. Ở phương diện này, nhà thơ cũng cho ta thấy tính độc đáo, sâu sắc trong suy nghiệm của nhà thơ yếu tố triết luận vì vậy là một phần không thể thiếu trong phong cách nghệ thuật thơ ông; Thứ hai là, phong cách ngôn ngữ, thể loại, kết cấu với những dấu ấn rất riêng trong việc sử dụng các biểu hiện nghệ thuật để chuyển tải nội dung.

4. Từ góc độ thẩm mĩ, hệ thống từ vựng đã giúp Văn Công Hùng khẳng định ông là một thi sĩ trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại có phong cách, lối sống và nhân cách đáng quý. Nhà thơ được bạn đọc nhiều thế hệ yêu mến, được đồng nghiệp và đàn em tin tưởng, nể trọng. Ông vui vẻ, dí dỏm và lịch thiệp với mọi người nhưng với bản thân lại có phần khe khắt. Tác giả sống giản dị nhưng khi tiếp xúc với mọi người lại rất linh hoạt tự tin. Ngôn ngữ thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm từ vựng trong thơ của văn công hùng (Trang 108 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)