Những yếu tố từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay vốn tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 53 - 54)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.4.1. Những yếu tố từ phía khách hàng

Một là sự hợp tác từ khách hàng: Việc tạo điều kiện cho ngân hàng kiểm tra, kiểm soát khoản vay là một trong những nghĩa vụ của khách hàng, tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, không phải khách hàng nào cũng nhận thức đầy đủ được nghĩa vụ này. Nên hoạt động kiểm soát chỉ có thể đạt chất lượng cao nhất khi khách hàng có thiện chí hợp tác với ngân hàng trong việc cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin có liên quan một cách trung thực nhất.

Hai là quy mô và sự phức tạp của khách hàng: Bản chất của ngành nghề kinh doanh, số lượng khách hàng, địa bàn hoạt động của khách hàng … Khách hàng càng lớn, hoạt động càng phức tạp thì số tiền vay sẽ càng lớn, hệ thống sổ sách kế toán nhiều, phức tạp, khách hàng có thể vay ở nhiều ngân hàng…Do đó mức độ kiểm soát càng khó khăn hơn. Khối lượng thông tin cần thu thập càng lớn nên chi phí, thời gian thu thập thông tin càng nhiều.

Ba là mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng: Nếu khách hàng đã

có quan hệ lâu dài với ngân hàng thì ngân hàng đã có sẵn thông tin và phương thức kiểm soát trước đó. Vì thế sẽ giảm được chi phí kiểm soát.

Bốn là khả năng của khách hàng trong việc quản lý, sử dụng vốn vay:

Khi cho vay khách hàng vay thì chắc chắn các ngân hàng sẽ trông đợi khoản trả nợ sẽ thu được từ chính những kết quả kinh doanh hoạt động của khách hàng chứ không phải bằng cách phát mại tài sản thế chấp cầm cố, điều này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay của khách hàng. Có nhiều yếu tố bảo đảm cho việc sử dụng vốn vay của khách hàng đạt hiệu quả cao trong đó có một số nhân tố giữ vai trò quyết định, như là: vị thế, năng

lực của khách hàng; năng lực quản lý của khách hàng; đạo đức, thiện chí của khách hàng. Khi khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, quản lý vốn vay tốt thì công tác kiểm soát tín dụng của ngân hàng cũng được dễ dàng hơn.

Năm là độ rủi ro của khoản vay: Những khoản vay có độ rủi ro cao thì đòi hỏi NH phải kiểm soát chặt chẽ hơn những khoản vay có độ rủi ro thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay vốn tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)