Những yếu tố từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay vốn tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 54 - 58)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.4.2. Những yếu tố từ phía ngân hàng

Một là văn hoá tín dụng: Phụ thuộc vào cán bộ tín dụng. Trên thực tế

hiện nay, các nhà quản lý ngân hàng coi cán bộ tín dụng là “đội ngũ đầu tiên” chống lại những vấn đề rủi ro tín dụng. Việc thẩm định tín dụng trước khi cho vay, cũng như việc kiểm tra sau khi cho vay phụ thuộc vào văn hoá tín dụng vì vậy cán bộ tín dụng là người có những thông tin bí mật về năng lực tài chính của người vay, đối tượng vay, họ cũng là những người đầu tiên trong ngân hàng biết về những thay đổi trong chất lượng tín dụng. Dù vậy, những thủ tục kiểm tra khoản vay chính xác có thể làm tăng sự khuyến khích đối với cán bộ tín dụng trong việc theo dõi khoản vay mà họ thực hiện. Việc tiêu phí thời gian và năng lượng vào những nhiệm vụ khác, sự phát hiện suy giảm chất lượng có thể phát sinh từ những đánh giá tín dụng sai lệch lúc đầu, những mối quan hệ cá nhân và những mối quan hệ phát sinh giữa cán bộ tín dụng và người va, đối tượng được vay có thể là những yếu tố không khuyến khích đối với cán bộ tín dụng.

Văn hoá tín dụng cần phải khắc phục được những bất cập này bằng cách hình thành môi trường mà trong đó thể hiện rõ ràng là cán bộ tín dụng được tin tưởng theo dõi chất lượng tín dụng. Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm trao đổi thông tin liên quan đến những khoản vay mà họ chịu trách nhiệm. Mục tiêu cuối cùng của việc kiểm tra khoản vay là theo dõi cán bộ tín dụng (người chịu trách nhiệm theo dõi khoản vay) chứ không phải chỉ là bản thân khoản vay đó.

Hai là năng lực của cán bộ tín dụng:

Ngoài khả năng chuyên môn trong việc dự báo, phân tích ngành, phân tích tài chính, kiến thức pháp luật, hoạt động kiểm soát tín dụng đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có một số kỹ năng sau:

+ Kỹ năng thu thập thông tin: Thu thập thông tin là quan trọng, càng thu thập được nhiều thông tin và thông tin có độ tin cậy càng cao thì càng tốt.

+ Kỹ năng và khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề: Kiểm soát tín dụng bao gồm việc kiểm soát nhiều yếu tố nhưng cần biết cách tổng hợp từ các yếu tố với nhau để có thể đưa ra những nhận định thật có ý nghĩa. Cần nhận biết được vấn đề nào mang tính tạm thời, vấn đề nào mang tính dài hạn để tìm cách khắc phục.

+ Nhạy bén trong việc phát hiện các dấu hiệu cảnh báo cũng như phải tỉnh táo trước bất kỳ cơ hội kinh doanh nào.

+ Kỹ năng thương lượng với khách hàng, tính chủ động trước khi cho vay và sau khi cho vay.

+ Kỹ năng xử lý nợ xấu, mối quan hệ và sự hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền các cấp (chính quyền địa phương, toà án…)

Ba là hệ thống định hạng tín nhiệm:

Là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc lượng hoá mức độ rủi ro của từng khoản vay của cả danh mục tín dụng. Tuy nhiên, các hệ thống định hạng tín dụng không phải là hoàn hảo và chứa đựng những yếu tố khách quan và chủ quan. Các yêu tố chủ quan làm cho kết quả của việc đánh giá không tránh khỏi việc thiếu thống nhất. Nhưng dù sao, có một hệ thống nào đó còn hơn là bỏ qua việc đo lường rủi ro của khoản vay.

Hệ thống định hạng tín nhiệm chỉ hoạt động tốt khi các thông tin đầu vào là chính xác, trung thực và phương pháp đánh giá, xếp loại các các chỉ tiêu trong hệ thống phải khoa học, được thừa nhận trong khu vực và quốc tế,

phù hợp với từng hoàn cảnh. Điều này phụ thuộc rất lớn vào năng lực của cán bộ tín dụng.

Tuy nhiên, hệ thống đinh hạng này chỉ là biện pháp hỗ trợ, chứ không thể thay thế cho công tác thẩm định của cán bộ tín dụng.

Bốn là công nghệ trong ngân hàng:

Công nghệ ngân hàng và trang thiết bị kỹ thuật cũng là một trong những nhân tố tác động đến hoạt động kiểm soát tín dụng của các ngân hàng nhất là trong thời đại khoa học công nghệ đang phát triển nhanh chóng như vũ bảo hiện nay. Một ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại, được trang bị được các phương tiện kỹ thuật cao sẽ là điều kiện đơn giản hoá các thủ tục, rút ngắn thời gian thẩm định đối với từng khách hàng từ đó, tiết kiệm được rất nhiều thời gian dành cho công tác kiểm soát tín dụng. Sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại còn giúp cho việc thu thập thông tin được thuận lợi, nhanh chóng, chính xác, làm tiền đề cho hoạt động kiểm soát đạt hiệu quả cao nhất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hệ thống KSNB được thiết lập trong một tổ chức nhằm đảm bảo các mục tiêu là báo cáo tài chính đáng tin cậy, hoạt động hữu hiệu và hiệu quả và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Một hệ thống KSNB thông thường bao hàm 5 yếu tố cấu thành gồm môi trường kiểm soát, các hoạt động kiểm soát, đánh giá rủ ro, thông tin và truyền thông và giám sát.

Trong nội dung chương này, tác giả đã làm rõ những vấn đề cơ bản về KSNB đối với hoạt động cho vay vốn như sau:

- Làm rõ lịch sử quá trình hình thành và phát triển của KSNB qua các giai đoạn từ sơ khai đến hình thành, phát triển và hiện đại.

- Làm rõ định nghĩa và tầm quan trọng của hệ thống KSNB.

- Hệ thống hóa lý luận về KSNB theo COSO 1992 và sự kế thừa của COSO 2013.

- Làm rõ ý nghĩa tầm quan trọng của KSNB theo Basel (I,II,II) và nền tảng của Basel.

- Làm rõ các khái niệm về tính hữu hiệu, tính hữu hiệu của một hệ thống KSNB và các tiêu chí đánh giá.

- Hệ thống hóa về KSNB đối với hoạt động cho vay vốn trong ngân hàng và đặc điểm của hoạt động cho vay vốn có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.

Các vấn đề lý luận của chương 1 cung cấp cơ sở lý luận để tác giả nghiên cứu thực trạng KSNB đối với hoạt động hoạt động cho vay vốn tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phù Mỹ ở chương 2 và đề xuất giải pháp hoàn thiện ở chương 3.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI PHÙ

MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay vốn tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)