Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần kỹ nghệ gỗ tiến đạt (Trang 90 - 93)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại công ty theo thông tư 200/2014/TT- BTC các tài khoản được xây dựng không chia thành tài khoản phản ánh tài sản ngắn

82

hạn, dài hạn hoặc nợ phải trả ngắn hạn, dài hạn mà mỗi một tài khoản dùng để phản ánh theo dõi một đối tượng kế toán.

Thường tài khoản cấp 1 theo dõi tổng hợp và tài khoản cấp 2,3.. dùng để theo dõi kế toán chi tiết trong đối tượng tổng hợp liên quan. Tuy vậy tại Công ty nên thực hiện vận dụng hướng dẫn của thông tư 200/2014/TT-BTC theo hướng dẫn xây dựng và mã hóa các đối tượng theo dõi trong danh mục tài khoản trên cơ sở quy định phân loại ngay từ đầu thành nợ phải trả ngắn hạn, nợ phải trả dài hạn….để tạo điều kiện cho việc tổng hợp số liệu lập báo cáo tài chính được thuận lợi. Các tài sản lúc đầu không phân loại được thành tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn cần phân loại trước khi lập báo cáo tài chính bởi vì tại thời điểm cuối kỳ kế toán chỉ cần lưu ý phân loại lại các tài khoản dài hạn đến kỳ hạn thanh toán trong kỳ tới thành ngắn hạn, không mất thời gian cho việc phân loại tất cả các khoản mục.

Trong hạch toán chi tiết này, kế toán tiến hành phân các khoản nợ loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với các khoản nợ phải thu không đòi được. Việc phân loại khoản nợ phải thu khó đòi ngắn hạn hay dài hạn giúp cho việc xác định mức trích lập và hạch toán dự phòng phải thu khó đòi của công ty được chính xác hơn. Nhóm tài khoản công nợ phải thu 131 là phải thu của khách hàng thì công ty nên tách riêng ra để tiện ghi chép theo dõi và quản lý công nợ chính xác. Cụ thể:

TK 1311 – Phải thu khách hàng trong tỉnh TK 1312 – Phải thu khách hàng ngoài tỉnh TK 1313 – Phải thu khách hàng nước ngoài

Nhóm tài khoản 331 là khoản phải trả cho người bán trước đây cũng không tách bạch giữa phải trả người bán trong tỉnh, ngoài tỉnh, nước ngoài. Do vậy Công ty nên tách riêng nhóm tài khoản phải trả cho người bán để theo dõi chi tiết để có kế hoạch trả nợ đúng hạn tạo uy tín cho công ty. Cụ thể như sau:

83

TK 3311 – Phải trả cho người bán trong tỉnh TK 3312 – Phải trả cho người bán ngoài tỉnh TK 3313 – Phải trả cho người bán nước ngoài

TK 334 – Phải trả người lao động trước đây không tách bạch giữa số lao động có hợp đồng dài hạn và lao động thời vụ. Do vậy việc theo dõi báo cáo khó khăn cho kế toán tiền lương. Giải pháp tách biệt tài khoản 334 chia ra làm 2 tài khoản chi tiết phải trả cho người lao động khác là phù hợp.

TK 334 – Phải trả người lao động

TK 3341: Phải trả người lao động hợp đồng dài hạn TK 33411: Lương cơ bản

TK 33412: Lương làm thêm giờ TK 33413: Lễ, tết thưởng cuối năm TK 33418: Tiền công khác…

TK 3342: Phải trả cho người lao động hợp đồng ngắn hạn, thời vụ TK 33421: Lương cơ bản

TK 33422: Lương làm thêm giờ TK 33423: Lễ, tết thưởng cuối năm TK 33428: Tiền công khác…

Tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chi tiết để dễ theo dõi hạch toán riêng. Cụ thể:

TK 511: Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm

TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ Tài khoản chi phí cũng chi tiết như sau:

84

TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu PXCD TK 6212: Chi phí PX Hàng ngoài trời TK 6213: Chi phí PX Hàng trong nhà TK 6214: Chi phí PX nhóm sợi đan

Việc hoàn thiện tổ chức hệ thống tài khoản kế toán cần đảm bảo phản ánh, kiểm tra, giám sát được tất cả các loại đối tượng kế toán thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của công tác kế toán nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời phục vụ tốt cho công tác quản lý, điều hành. Hệ thống tài khoản và phương pháp ghi chép trên tài khoản đầy đủ, đúng đắn là điều kiện quan trọng để tổ chức kế toán đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin trung thực, chính xác và là công cụ đắc lực để đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong việc quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi của từng hoạt động từ đó đánh giá đúng tình hình huy động, sử dụng và quyết toán kinh phí trong đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần kỹ nghệ gỗ tiến đạt (Trang 90 - 93)