Kiến nghị nhằm hỗ trợ hoàn thiện kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi tại trung tâm y tế huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 113 - 132)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.3.Kiến nghị nhằm hỗ trợ hoàn thiện kiểm soát nội bộ

3.2.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước

Xây dựng quy trình hệ thống KSNB cho các đơn vị HCSN có thu trên cơ sở ứng dụng lý thuyết COSO và hƣớng dẫn của INTOSAI, tạo quy định có tính pháp lý cho các đơn vị phải tuân thủ và thống nhất về phƣơng pháp thực hiện. Quan tâm đầu tƣ phát triển công nghệ thông tin hiện đại, hệ thống các phần mềm quản lý từ Trung ƣơng đến địa phƣơng trên mọi lĩnh vực để tăng cƣờng hiệu quả kiểm soát, nâng cao chất lƣợng báo cáo, xử lý điều hành kịp thời. Rà soát sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, tạo môi trƣờng pháp lý chuẩn mực và đầy đủ, đảm bảo việc thực thi pháp luật nói chung trong đó có hoạt động kiểm soát nội bộ nói riêng đạt hiệu quả cao nhất.

Đào tạo kiến thức và kỹ năng về thiết lập kiểm soát nội bộ: Kiểm soát nội bộ giúp ngƣời quản lý có cái nhìn toàn diện về vấn đề kiểm soát trong đơn vị theo hƣớng xác định mục tiêu, đánh giá rủi ro và thiết lập các hoạt động kiểm soát; đồng thời tạo lập một môi trƣờng kiểm soát tốt đi đôi với một hệ thống thông tin hữu hiệu.

Luật Kiểm toán nhà nƣớc 2015 quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nƣớc đối với tính chính xác, trung thực của báo cáo tài chính, bao gồm cả việc căn cứ vào các quy định của pháp luật, xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp và có hiệu quả. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính và Kiểm toán nhà nƣớc có thể chủ động xây dựng và ban hành hƣớng dẫn về

kiểm soát nội bộ khu vực công làm cơ sở cho việc tăng cƣờng kiểm soát nội bộ trong các đơn vị nhà nƣớc. Hƣớng dẫn này đƣợc xây dựng trên cơ sở tham khảo Hƣớng dẫn chuẩn mực kiểm soát nội bộ của INTOSAI và của một số quốc gia.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, với trọng tâm thực hiện đổi mới cơ chế tài chính là xây dựng giá, phí dịch vụ sự nghiệp công theo nguyên tắc thị trƣờng, đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các đơn vị sự nghiệp nói chung, đồng thời chấp nhận giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập không hiệu quả.

3.2.3.2. Kiến nghị đối với Sở Y tế

Chú trọng công tác đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và y đức cho đội ngũ cán bộ y tế. Ban hành các hƣớng dẫn cụ thể các quy trình, nghiệp vụ liên quan tới ngành Y, để làm cơ sở kiểm tra kiểm soát trong quá trình thực hiện. Xây dựng đề án triển khai ứng dụng CNTT trong toàn hệ thống ngành Y. Tăng cƣờng đầu tƣ trang thiết bị thông tin truyền thông, phần mềm quản lý tổng thể phục vụ công tác điều trị, phòng chống dịch bệnh và quản lý đơn vị.

3.2.3.3. Kiến nghị với Trung tâm Y tế huyện

Cần có những cuộc khảo sát ý kiến ngƣời bệnh, ngƣời dân về đánh giá mức độ hài lòng của mình đối với dịch vụ khám, chữa bệnh, thu viện phí, lệ phí tại Trung tâm Y tế huyện mang tính thƣờng xuyên, định kỳ; phải tiến hành khảo sát những vấn đề cấp thiết trong một thời điểm nhất định; đối tƣợng khảo sát cần đa dạng, nhiều thành phần để có đƣợc sự nhận định từ nhiều phía cho cùng một vấn đề; thiết lập càng nhiều càng tốt các tổ chức độc lập tiến hành đánh giá công tác tổ chức khám, chữa bệnh, thu viện phí, lệ phí... Tăng cƣờng sự hợp tác của các đơn vị và các tổ chức

trong xã hội trên cơ sở họ hiểu và bày tỏ về các dịch vụ mà họ tham gia sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện hiện nay. Đây chính là nền tảng để xây dựng cơ chế phản hồi từ phía ngƣời dân đối với hoạt động cung ứng dịch vụ của đơm vị. Bên cạnh đó, làm thế nào để từ kết quả khảo sát giúp đơn vị có sự chuyển biến, phục vụ tốt hơn, tạo niểm tin cho ngƣời dân.

Thực hiện nghiêm Luật kế toán và Luật ngân sách nhà nƣớc; Các cấp ngân sách, các đơn vị dự toán, các đơn vị có sử dụng vốn NSNN phải thực hiện dân chủ công khai ngân sách trên tất cả các khâu: lập, giao, phân bổ dự toán và quyết toán chi ngân sách theo đúng qui chế dân chủ và công khai ngân sách.

Thành lập một ban chuyên trách thực hiện công tác KSNB, Ban KSNB là một bộ phận trực thuộc ban lãnh đạo, có chức năng hỗ trợ cho Giám đốc giám sát mọi hoạt động trong đơn vị, đảm bảo mọi nhân viên thực hiện đúng nội quy, quy chế của Trung tâm Y tế huyện. Ngoài ra, Ban này còn có nhiệm vụ phải báo cáo kịp thời kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ và đề xuất các giải pháp kiến nghị cần thiết nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của đơn vị tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Thƣờng xuyên quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm tƣ, nguyện vọng của cán bộ công chức, viên chức cùng với các tổ chức đoàn thể kịp thời động viên giúp đỡ, tạo môi trƣờng làm việc thuận lợi, phát huy hết sở trƣờng, năng lực của cán bộ viên chức, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chung của Trung tâm Y tế huyện.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Với thực trạng tổ chức công tác kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi NSNN tại Trung tâm Y tế huyện Vân Canh, tác giả giải quyết mục tiêu của đề tài và câu hỏi nghiên cứu làm thế nào để tăng cƣờng hiệu quả hệ thống KSNB các khoản thu, chi tại Trung tâm Y tế huyện Vân Canh, tác giả đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi tại Trung tâm Y tế huyện Vân Canh .

Hệ thống KSNB luôn đƣợc xây dựng và hoàn thiện trên một số quan điểm nhất quán, một nền tảng lý luận vững chắc và phù hợp với trình độ quản lý tại đơn vị. Tác giả đã đề xuất nhóm giải pháp theo 5 yếu tố cấu thành hệ thống KSNB theo COSO 1992 và vận dụng INTOSAI phù hợp thực tế đơn vị. Đồng thời để thuận lợi cho việc tổ chức và thực hiện, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp kiến nghị nhằm tạo thuận lợi cho Trung tâm Y tế huyện Vân Canh quản lý và điều hành đạt hiệu quả.

KẾT LUẬN CHUNG

Tăng cƣờng kiểm soát nội bộ trong khu vực công là một khuyến nghị của Ngân hàng thế giới với Chính phủ Việt Nam trong Báo cáo “Việt Nam, đánh giá trách nhiệm tài chính quốc gia” năm 2001. Trong tiến trình này, kiểm toán nhà nƣớc có một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự ra đời của chuẩn mực về kiểm soát nội bộ và tham gia quá trình đƣa chuẩn mực này vào thực tiễn để từng bƣớc cải thiện kiểm soát nội bộ trong khu vực công, góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động Nhà nƣớc. Hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi ngân sách nhà nƣớc tại Trung tâm Y tế huyện Vân Canh là một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN tại Trung tâm Y tế huyện. Mặt khác tạo nên một sự ổn định cho sự phát triển lâu dài của đơn vị. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận dựa trên 5 yếu tố cấu thành hệ thống KSNB theo COSO 1992, vận dụng INTOSAI phù hợp và đánh giá thực trạng KSNB các khoản thu, chi tại Trung tâm Y tế huyện Vân Canh, tác giả đã đƣa ra các định hƣớng, quan điểm, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện KSNB thu chi nhằm khắc phục những tồn tại hiện nay tại đơn vị. Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem lại cho đơn vị các lợi ích nhƣ: giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động, bảo vệ tài sản, tiền bạc, thông tin..., đảm bảo tính chính xác của các số liệu, đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của tổ chức cũng nhƣ các quy định của luật pháp, đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ƣu các nguồn lực và đạt đƣợc mục tiêu đặt ra. Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tải sẽ góp phần hoàn thiện KSNB các khoản thu, chi NSNN nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý tài chính tại đơn vị. Đặc biệt trong ngành Y, ngoài việc tuân thủ các quy định về quản lý kinh tế để bộ máy hoạt động có hiệu quả, còn phải

tuân thủ theo nhiều quy định khác của Nhà nƣớc liên quan đến nghề nghiệp, đạo đức ngành Y để đảm bảo phục vụ, chăm sóc sức khỏe tốt cho nhân dân.

Trong giới hạn nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá về công tác kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi NSNN trên một số nội dung chính liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài trong một khoảng thời gian ngắn, chƣa khảo sát đánh giá đƣợc toàn bộ các quy trình nghiệp vụ của Trung tâm Y tế huyện đang triển khai trên các lĩnh vực và so sánh giữa các khoảng thời gian với nhau để làm rõ hơn các mục tiêu nghiên cứu.

Đề tài có thể mở rộng nghiên cứu sâu hơn trên mọi lĩnh vực hoạt động của đơn vị đang thực hiện, trong từng khoảng thời gian khác nhau để có thể so sánh, thiết lập một sơ đồ kết nối hoàn chỉnh hệ thống KSNB giữa các khoa/phòng với Ban lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Mặc dù Tác giả đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong đƣợc sự đóng góp của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, các nhà khoa học, sự góp ý của ngƣời đọc ở nhiều góc độ khác nhau để luận văn đƣợc hoàn thiện, có giá trị về lý luận và thực tế cao hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Tài chính (2004), Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13 tháng 8 năm 2004 về việc ban hành Quy chê về tự kiêm tra tài chính kê toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phi ngân sách Nhà nước.

[2]. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/6/2007 hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước bằng vốn Nhà nước.

[3]. Bộ Tài chính (2012), Thông tư sổ 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 Quy định việc đẩu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy tri hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tố chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

[4]. Bộ Tài chính (2013), Thông tư sổ 199/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013 quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách năm 2014.

[5]. Bộ Tài chính- Bộ Y tế (2012), Thông tư liên tịch sổ 01/2012/TTLT- BYT-BTC ngày 19/01/2012 hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế.

[6]. Bộ Y tế (2007), Quyết định sổ 44/2007/QĐ-BYT ngày 12/12/2007 ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong các bệnh viện công lập.

[7] Bộ Y tế (2007), Quyết định số 2209/2007/QĐ-BYT ngày 19/06/2007 về việc vgiao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

[8]. Bộ Y tế (2008), Quyết định số 29/2008/QĐ-BYT ngày 18/08/2008 về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, Viên chức trong các đơn

vị sự nghiệp y tể.

[9]. Bộ Y tế (2016), Thông tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực trực thuộc Trung ương

[10]. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

[11]. Chính phủ (2009), Nghị định số 52/NĐ-CP ngày 03/6/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thì hành một số điều của Luật Quản lỷ, sử dụng tài sản nhà nước.

[12]. Chính phủ (2012), Nghị định số 85/NĐ-CP ngày 15/10/2012 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

[13]. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định về việc Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

[14]. Võ Trí Dũng (2014), Hoàn thành kiểm soát nội bộ tại Viện sốt rét- ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn” luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Quy Nhơn.

[15]. Nguyễn Thị Kim Loan (2013), Hoàn thiện Kiểm soát nội bộ các khoản thu - chi tại Phòng Tài Chính -Kế hoạch huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Lạc Hồng.

[16]. Nguyễn Thị Hồng Phƣợng (2016), Hoàn thiện kiểm soát nội bộ quy trình thu, chi tại Cục thú y Bình Định, luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Quy Nhơn.

[17] Đào Ngọc Tân (2015), Hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi tại Trung tâm Đăng kiểm phương tiện thủy, bộ Bình Định, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Quy Nhơn.

[18]. PGS.TS. Trần Thị Giang Tân (2016), Kiểm soát nội bộ. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

[19]. Trung tâm Y tế huyện Vân Canh (2017), Quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm Y tế huyện Vân Canh.

[20]. Committee of Sponsoring Organizations (COSO) (1992), Intemal Control: Integrated Framework

Phụ lục 01: BẢNG CẦU HỎI VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TRUNG

TÂMYTẾHUYỆNVÂNCANH(TRUNGTÂM)

Họ tên ngƣời trả lời bảng câu hỏi ... ... ... Chức vụ: ... ... ... ... Số điện thoại liên lạc: ... ... ... .. .... ...

PHẦN GIỚI THIỆU

Xin chào Anh/Chị, Tôi tên là: Nguyễn Thị Ngọc Hoa. Hiện tôi đang tiến hành nghiên cứu Đề tài. “Hoàn thiện kiểm soái nội bộ các khoản thu, chi tại Trung tâm Y tế huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định” để hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế tại Trƣờng Đại học Quy Nhơn. Anh/Chị vui lòng dành chút thời gian để giúp Tôi trả lời một số câu hỏi liên quan dƣới đây. Tôi rất cảm ơn sự cộng tác và giúp đỡ của Anh/Chị. Các ý kiến trả lời của Anh/Chị sẽ đƣợc bảo mật tuyệt đối về thông tin.

I. PHẦN CÂU HỎI CHUNG

Q1. Anh/Chị cho biết nguồn cán bộ tại Trung tâm hiện nay có đáp ứng đủ cho nhu cầu công việc chƣa ?

a/ Có b/ Không

Q2. Việc tuyến dụng nhân sự có mang tính công khai minh bạch, dựa trên tiêu chí năng lực và trình độ của ngƣời đƣợc tuyển dụng không ?

a/ Có b/ Không

Q3. Quy trình quản lý các khoản thu, chi NSNN qua KBNN đã thực hiện theo đúng quy trình của Bộ Tài chính đƣa ra chƣa ?

a/ Có b/ Không

Q4. Việc các kiểm soát các khoản thu, chi NSNN tại Trung tâm trong những năm gần đây có xu hƣớng nhƣ thế nào ?

a/ Tăng b/ Giảm

khoản thu, chi NSNN có đƣợc thực hiện chặt chẽ hay không ?

a/ Có b/ Không

Q6. Tại Trung tâm, cán bộ quản lý thu, chi NSNN có làm việc độc lập với cán bộ các phòng chuyên môn khác không ?

a/ Có b/ Không

Q7. Cán bộ tại Trung tâm có hƣớng dẫn khách hàng thực hiện đúng với quy định của Sở Y tế ban hành hay không ?

a/ Có b/ Không

II. PHẦN CÂU HỎI CHI TIẾT

Q.8. Nhóm các yếu tố tác động đến Môi trƣờng kiểm soát ảnh hƣởng đến việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trung tâm. Anh/Chị cho điểm cao cho những điều quan trọng đối với Anh/Chị và điểm thấp cho những điều ít quan trọng hơn. 1 có nghĩa là Rất tốt, 2 Khá tốt, 3 Cần thiết, 4 Trung bình, 5 Không chắc chắn. Anh/Chị cỏ thể cho cả những điểm như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi tại trung tâm y tế huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 113 - 132)