Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã trên địa bàn thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 45 - 46)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội

Hoài Nhơn là vùng thuộc duyên hải miền Trung, phía Bắc giáp thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp huyện Phù Mỹ, phía Tây giáp huyện Hoài Ân và An Lão, phía Đông giáp Biển Đông. Tổng diện tích tự nhiên của thị xã là 420,84 km2. Thị xã Hoài Nhơn có vị trí thuận lợi cho việc giao thƣơng hợp tác, phát triển kinh tế. Hệ thông giao thông của thị xã khá thuận lợi nhƣ: có tuyến Quốc lộ 1A và tuyến đƣờng sắt Bắc - Nam với 2 nhà ga (ga Tam Quan và ga Bồng Sơn) chạy dọc theo chiều dài của thị xã, các tuyến đƣờng ĐT 639, và 630 và có bờ biển dài 24km. Có hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bảo và dịch vụ hậu cần nghề cá Tam Quan bƣớc đầu đƣợc đầu tƣ xây dựng. Phƣờng Bồng Sơn, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của thị xã; phƣờng Tam Quan, có vai trò quan trọng của khu vực phía Bắc thị xã.

- Dân số, lao động: thị xã có 17 đơn vị hành chính (11 phƣờng và 6 xã). Dân số có 212.063 ngƣời, mật độ dân 504 ngƣời/km². Trong những năm qua, do thực hiện tốt chính sách dân số nên tốc độ tăng dân số bình quân so với năm 2015 giảm 1,01%/năm.

Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên: 129.358 ngƣời, số lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên: 127.428 ngƣời, số lao động có việc làm trong độ tuổi lao động: 109.477 ngƣời; trong đó: nông - lâm và thủy sản chiếm 48,7% (53.315 ngƣời), công nghiệp và xây dựng chiếm 21,5% (23.358 ngƣời),

38

thƣơng mại và dịch vụ chiếm 29,8% (32.624 ngƣời).

Phát triển kinh tế: sản xuất công nghiệp – xây dựng – thƣơng mại – dịch vụ và làng nghề tăng trƣởng khá; năng suất sản lƣợng cây trồng, vật nuôi, thủy sản luôn ổn định ở mức cao; Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hƣớng và có những chuyển biến vƣợt bậc, công nghiệp - xây dựng 59,61%; Dịch vụ-Thƣơng mại 16,63%; Nông – lâm-ngƣ nghiệp 23,76%. Kinh tế tập thể hoạt động tƣơng đối ổn định theo Luật Hợp tác xã năm 2012, đáp ứng nhu cầu các khâu dịch vụ nông nghiệp, liên kết sản xuất; một số Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Kinh tế trang trại về chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả phát triển khá cả về số lƣợng và quy mô sản xuất. Toàn thị xã có 15 trang trại vừa và nhỏ.

Văn hóa - Xã hội: thị xã có 16 di tích lịch sử, văn hóa đƣợc xếp hạng(có 03 di tích cấp Quốc gia và 13 di tích cấp Tỉnh); trong đó, có các địa danh lƣu niệm sự kiện lịch sử, danh nhân tiêu biểu nhƣ Đền thờ danh nhân văn hóa Đào Duy Từ, Cây số 7 Tài Lƣơng, nhà lƣu niệm chi bộ Cửu Lợi, Đồi Mƣời, di tích nơi cập bến Tàu Không số bãi biển Lộ Diêu…. Hoài Nhơn nổi tiếng với xứ dừa Tam Quan (đã đƣợc đƣa vào thơ ca; dòng sông Lại Giang hiền hòa hợp lƣu hai nhánh Kim Sơn - An Lão trong lòng đô thịBồng Sơn. Hoài Nhơn có 04 lễ hội truyền thống,4 làng nghề truyền thống, là một trong những cái nôi nghệ thuật Bài chòi miền Trung đã đƣợc UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã trên địa bàn thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)