Môi trường kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại cục quản lý thị trường tỉnh phú yên (Trang 44 - 53)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.1. Môi trường kiểm soát

❖ Sự liêm chính và giá trị đạo đức

Sự liêm chính và tôn trọng giá trị đạo đức của nhà lãnh đạo và đội ngũ CBCC, NLĐ xác định thái độ cư xử chuẩn mực trong công việc của họ. Việc xây dựng và thực hiện liêm chính trong hoạt động công vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Liêm chính là giá trị cốt lõi trong thi hành công vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động công vụ, góp phần phòng ngừa tham nhũng và tăng cường niềm tin của người dân vào hoạt động công vụ.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên luôn đề cao sự liêm chính và các giá trị đạo đức, kiên quyết chống các hành vi tiêu cực trong thực thi công vụ; chú trọng đến việc xây dựng và phổ biến các quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của CBCC, NLĐ. Hàng năm, tại Cục luôn đưa tiêu chí đánh giá về đạo đức, lối sống của CBCC, NLĐ vào đánh giá, phân loại công chức. Bên cạnh đó, Cục cũng tiến hành ban hành Quy chế văn hóa công sở, quy

định về đạo đức công vụ, phổ biến rộng rãi đến toàn thể CBCC, NLĐ và được niêm yết tại trụ sở chính của Cục cũng như trụ sở của các Đội QLTT trực thuộc.

Bảng 2.1. Kết quả khảo sát về Sự liêm chính và giá trị đạo đức

(Dựa trên Phụ lục 2)

TT Nội dung câu hỏi

Trả lời

Có (%) Không (%)

1 Cơ quan có xây dựng môi trường văn hóa của đơn vị nhằm nâng

cao tính trung thực và cách ứng xử của CBCC, NLĐ không? 92,45 7,55

2 Cơ quan có ban hành những quy định về đạo đức nghề nghiệp

không? 100,00 0,00

3 Cơ quan có tồn tại những áp lực hay cơ hội để CBCC, NLĐ phải

hành xử trái quy định không? 62,26 37,74

4 CBCC, NLĐ có hiểu được các chính sách của ngành trong mối quan

hệ với người dân và các tổ chức khác không? 73,68 26,32

5 Lãnh đạo có thường xuyên đề cập đến vấn đề giá trị đạo đức trước

toàn thể CBCC, NLĐ không? 100,00 0,00

6 Cơ quan có công khai quy định về đạo đức nghề nghiệp cho mọi

người trong và ngoài đơn vị không? 96,23 3,77

7 Ban lãnh đạo có đặt quyền lợi chung lên hàng đầu bằng cách thực

thi trung thực và đạo đức trong cả lời nói và hành động không? 91,18 8,82

(Nguồn: Tổng hợp tài liệu điều tra do tác giả thực hiện)

Qua kết quả khảo sát về sự liêm chính và giá trị đạo đức được thống kê, có thể thấy Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên luôn đề cao tầm quan trọng về sự liêm chính, giá trị đạo đức, đảm bảo công khai minh bạch trong thực hiện nhiệm vụ. Ban lãnh đạo Cục rất chú trọng về đạo đức công vụ. Trong các buổi sinh hoạt pháp luật hàng tháng, Lãnh đạo Cục luôn đề cập đến vấn đề giá trị đạo đức trong thi hành công vụ, kết quả khảo sát đạt tỷ lệ 100% trong toàn Cục.

Nhìn chung, hầu hết CBCC, NLĐ luôn thực hiện và chấp hành tốt quy định, quy chế của cơ quan, thực hiện tốt Luật CBCC, quy chuẩn đạo đức và văn hóa công sở. Tuy nhiên, qua khảo sát, có hơn 60% ý kiến đồng tình về việc cơ quan tồn tại áp lực công việc lớn, có nhiều cơ hội để CBCC, NLĐ dễ hành xử trái quy định. Bên cạnh đó, việc hơn 26% ý kiến của Ban lãnh đạo Cục cũng

nhận định CBCC, NLĐ chưa hiểu được toàn diện về các chính sách của ngành trong mối quan hệ với người dân và các tổ chức khác cũng là vấn đề cần được lưu ý. Nguyên nhân là do đặc thù ngành nghề và sự thiếu quan tâm của một số bộ phận CBCC, NLĐ. Điều này phần nào ảnh hưởng đến việc tạo dựng môi trường làm việc tích cực cũng như xây dựng môi trường KSNB hiệu quả.

❖ Năng lực nhân viên

Năng lực nhân viên bao gồm trình độ hiểu biết và kỹ năng làm việc cần thiết để đảm bảo việc thực hiện trung thực, tiết kiệm, có hiệu quả, cũng như có sự am hiểu đúng đắn về trách nhiệm của bản thân trong việc thiết lập hệ thống KSNB hữu hiệu. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống KSNB. Một CBCC có kiến thức, kỹ năng sẽ có phương pháp làm việc khoa học, sắp xếp công việc hợp lý, từ đó giúp làm việc tốt và hiệu quả hơn, góp phần thực hiện được mục tiêu chung của đơn vị. Do đó, việc sử dụng nguồn nhân lực để mang lại kết quả tối ưu là yếu tố hàng đầu mà ban lãnh đạo đơn vị cần quan tâm.

Qua thực tế khảo sát cho thấy, 100% CBCC trả lời “Có” trong việc cơ quan đã xây dựng các quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng vị trí và bộ phận rõ ràng. Những quy định cụ thể này giúp cho đơn vị tránh được sự chồng chéo và hạn chế được việc né tránh trách nhiệm của CBCC trong công việc. Bên cạnh đó, lãnh đạo cơ quan cũng tạo điều kiện thuận lợi cho CBCC học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ qua các lớp tập huấn ngắn và dài hạn. Để tạo môi trường làm việc công bằng, ban lãnh đạo cũng đã xây dựng bảng mô tả công việc tương ứng với từng vị trí, chức danh cụ thể. Điều này cũng giúp cho việc tuyển dụng thêm nhân sự được dễ dàng hơn.

Tuy trên 82% ý kiến cho rằng hầu hết các CBCC đều được phân công công việc hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người. Nhưng vẫn có hơn 21% ý kiến của ban lãnh đạo nhận thấy một số CBCC chưa đủ kinh

nghiệm và năng lực để đáp ứng yêu cầu công việc. Nguyên nhân xuất phát từ việc thay đổi mô hình tổ chức sang ngành dọc của lực lượng Quản lý thị trường, đòi hỏi CBCC cần phải nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Bảng 2.2. Kết quả khảo sát về Năng lực nhân viên

(Dựa trên Phụ lục 2)

TT Nội dung câu hỏi

Trả lời (%)

Không (%)

1 Cơ quan có ban hành quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và

quyền hạn của từng vị trí, bộ phận không? 100,00 0,00

2 Cơ quan có xây dựng “Bảng mô tả công việc” tương ứng với từng

vị trí việc làm không? 94,34 5,66

3 Cơ quan có ban hành văn bản quy định chế độ khen thưởng, kỷ

luật các cá nhân, bộ phận trong thực hiện nhiệm vụ đề ra không? 92,45 7,55

4 Cơ quan có tạo điều kiện cho CBCC, NLĐ tham gia các khóa học

nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ không? 90,57 9,43

5 CBCC, NLĐ có đủ năng lực và trình độ chuyên môn đáp ứng yêu

cầu công việc không? 78,95 21,05

6 Khối lượng công việc được giao có phù hợp với năng lực với mỗi

CBCC, NLĐ để hoàn thành tốt công việc không? 82,35 17,65

7 Số lượng CBCC, NLĐ hiện nay có đủ để hoàn thành tốt công việc

không? 79,41 20,59

(Nguồn: Tổng hợp tài liệu điều tra do tác giả thực hiện)

Nhìn chung, năng lực và trình độ chuyên môn của CBCC ở Cục QLTT tỉnh Phú Yên đã đáp ứng vị trí công tác chuyên môn, tính đến tháng 05/2021: tổng số công chức hiện có là 53 người, trong đó trình độ thạc sĩ là 19 người, trình độ đại học là 34 người. Tuy nhiên, cần phải bồi dưỡng và phát triển đội ngũ công chức mới tuyển dụng để có thể đáp ứng nhu cầu công việc và thay thế các CBCC sắp nghỉ hưu theo chế độ. Đội ngũ CBCC có trình độ chuyên

môn và năng lực công tác tốt sẽ là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả công việc của cơ quan.

❖ Triết lý và phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo là cách thức và phương pháp giúp các nhà lãnh đạo có thể vạch ra các phương hướng, kế hoạch, cũng như mục tiêu thực hiện, đồng thời nắm bắt kịp thời những nhu cầu cá nhân trong công việc của từng nhân viên để động viên và khai thác khả năng tiềm ẩn trong mỗi người, huy động toàn bộ sức mạnh của tập thể và tạo động lực làm việc cho nhân viên. Nếu nhà lãnh đạo xem trọng công tác KSNB thì những thành viên khác trong đơn vị cũng sẽ cảm nhận và đồng lòng xây dựng hệ thống KSNB hữu hiệu.

Là cơ quan Nhà nước nên Cục QLTT tỉnh Phú Yên rất quan tâm đến việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc thực hiện công tác chuyên môn cũng như quản lý tài chính. Do vậy, Lãnh đạo Cục luôn có thái độ và hành động đúng đắn trong quá trình thực hiện các quy định của Nhà nước. Lãnh đạo cơ quan rất quan tâm đến việc làm thế nào để hoàn thành các chỉ tiêu được giao, thông qua việc phối hợp với cán bộ chủ chốt trong cơ quan cùng nhau bàn bạc mục tiêu, định hướng và các giải pháp thực hiện tại đơn vị nhằm tìm ra giải pháp thực hiện tối ưu nhất. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát hiện những vấn đề không phù hợp thì sẵn sàng điều chỉnh để đạt được mục tiêu.

Công tác KSNB là yếu tố rất quan trọng đối với ban lãnh đạo, qua kết quả khảo sát có thể thấy có trên 89% ý kiến đồng ý về việc này. Thông qua KSNB, ban lãnh đạo đơn vị có thể nắm được tình hình xử lý công việc theo đúng từng quy trình của từng bộ phận. Bên cạnh đó, hàng năm, ban lãnh đạo luôn đề ra các mục tiêu kế hoạch cần thực hiện, cũng như có sự bàn bạc, định hướng đưa ra giải pháp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những gian lận, sai sót trong quá trình thi hành công vụ của CBCC.

Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về Triết lý và phong cách lãnh đạo

(Dựa trên Phụ lục 2)

TT Nội dung câu hỏi

Trả lời

(%)

Không (%)

1 Công tác KSNB đối với Ban lãnh đạo có phải là yếu tố quan trọng

không? 89,47 10,53

2

Hàng năm, Ban lãnh đạo và cán bộ chủ chốt trong cơ quan có cùng nhau bàn bạc mục tiêu, định hướng và các giải pháp thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra không?

96,23 3,77

3 Hàng năm, Ban lãnh đạo có bàn bạc định hướng và giải pháp để

ngăn ngừa những gian lận, sai sót trong cơ quan không? 90,57 9,43

4

Ban lãnh đạo có giải quyết công việc một cách thận trọng, xem xét kỹ lưỡng tất cả những rủi ro tiềm ẩn trước khi đưa ra quyết định không?

84,91 15,09

5 Ban lãnh đạo có thường xuyên tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với

CBCC, NLĐ không? 94,34 5,66

6 Lãnh đạo có lắng nghe các ý kiến, kể cả ý kiến trái chiều của CBCC,

NLĐ một cách cầu thị không? 82,35 17,65

(Nguồn: Tổng hợp tài liệu điều tra do tác giả thực hiện)

Trên 94% ý kiến đồng tình rằng, ban lãnh đạo thường xuyên tiếp xúc và trao đổi với CBCC, NLĐ. Thực tế cho thấy rằng, Lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Phú Yên thường xuyên tiếp xúc và trao đổi công việc hàng tuần, khi cần thiết có thể là hàng ngày để nắm bắt tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao, kịp thời động viên, nhắc nhở, đôn đốc CBCC trong thực thi công vụ. Bên cạnh đó, tại các cuộc họp, ban lãnh đạo luôn chủ động tiếp nhận các ý kiến đóng góp, phản hồi, đề xuất từ các Trưởng, Phó phòng chuyên môn, Đội trưởng, Phó Đội trưởng các Đội QLTT trực thuộc về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhận diện những bất cập trong công tác quản lý, điều hành đơn vị. Tuy nhiên, vẫn có hơn 17% ý kiến cho rằng, ban lãnh đạo chưa thật sự lắng nghe những ý kiến trái chiều một cách cầu thị. Nguyên nhân có thể xuất phát

từ việc một số cá nhân vẫn còn bảo vệ quan điểm một cách cứng nhắc, bảo thủ, và chưa có sự đồng lòng trong nội bộ. Điều này sẽ tạo ra môi trường khó phát triển và ganh đua, giảm sự hữu hiệu trong xây dựng môi trường KSNB tối ưu.

❖ Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức hợp lý là yếu tố quan trọng giúp Ban lãnh đạo thực hiện tốt chức năng quản lý đơn vị. Một cơ cấu hợp lý sẽ đảm bảo cho sự thông suốt trong việc ủy quyền và phân công trách nhiệm. Việc quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều hành và xử lý kết quả công việc, tránh tình trạng đùn đẩy công việc giữa các bộ phận và là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành công việc và xét thi đua khen thưởng cuối năm.

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát về Cơ cấu tổ chức

(Dựa trên Phụ lục 2)

TT Nội dung câu hỏi

Trả lời (%) Không (%) 1

Cơ quan có xây dựng sơ đồ về cơ cấu tổ chức không? Sơ đồ cơ cấu tổ chức có được niêm yết công khai để CBCC, NLĐ có thể dễ dàng tìm hiểu?

92,45 7,55

2 Cơ quan có ban hành văn bản phân chia quyền hạn rõ ràng giữa các

bộ phận và mối quan hệ giữa các bộ phận với nhau không? 88,68 11,32

3 Việc phân công có vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm không? 98,11 1,89

4 Cơ quan có xây dựng quy trình thực hiện công việc hàng ngày không? 84,91 15,09

5 CBCC, NLĐ có tự kiểm tra, giám sát lẫn nhau không? 70,59 29,41

6

Cơ quan định kỳ (5 năm, 3 năm) có điều động, luân chuyển vị trí công tác đối với cấp Trưởng, Phó các phòng, Đội trưởng, Phó Đội trưởng và CBCC, NLĐ một cách hợp lý không?

92,45 7,55

(Nguồn: Tổng hợp tài liệu điều tra do tác giả thực hiện)

Hơn 90% ý kiến cho rằng cơ quan có xây dựng sơ đồ về cơ cấu tổ chức và sơ đồ được niêm yết công khai để CBCC, NLĐ dễ dàng tìm hiểu. Thực tế

cho thấy, việc niêm yết công khai sơ đồ tổ chức chỉ được thực hiện tại văn phòng Cục và một số trụ sở của Đội QLTT địa bàn. Một số trụ sở không thực hiện niêm yết sơ đồ tổ chức vì lý do trụ sở nhỏ, CBCC chưa thực sự quan tâm. Việc phân công nhiệm vụ được toàn thể CBCC thống nhất cao là không vi phạm quy tắc bất kiêm nhiệm. Cơ quan cũng đã có quy định phân chia quyền hạn rõ ràng giữa các bộ phận và xây dựng mối quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận trong cơ quan với nhau. Điều này góp phần vào việc đem lại hiệu quả trong công việc, tránh việc đùn đẩy trách nhiệm trong thực thi công vụ, thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu đề ra. Việc xây dựng quy trình thực hiện công việc hàng ngày đã được xây dựng nhưng chưa được đơn vị đầu tư, quan tâm đúng mức.

Mặt khác, hơn 92% ý kiến đồng tình về việc điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với cấp Trưởng, Phó các phòng, Đội trưởng, Phó Đội trưởng và CBCC, NLĐ một cách hợp lý. Tuy nhiên, khi được hỏi “CBCC, NLĐ có tự kiểm tra, giám sát lẫn nhau không?”. Kết quả khảo sát đạt tỷ lệ “Đồng ý” không cao. Ban lãnh đạo cần bổ sung quy chế hoạt động tự kiểm tra giữa các bộ phận, giữa các CBCC với nhau nhằm hạn chế gian lận, sai sót.

❖ Chính sách nhân sự

Cục QLTT tỉnh Phú Yên có những chính sách bồi dưỡng, phát triển đội ngũ CBCC, NLĐ có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn đáp ứng được những yêu cầu của công việc. Bao gồm công tác tuyển dụng, huấn luyện, giáo dục, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật. Việc ra quyết định tuyển dụng công chức, NLĐ phải bảo đảm về tư cách đạo đức cũng như kinh nghiệm để thực hiện công việc được giao. Cơ quan luôn chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng lại đội ngũ, tạo điều kiện về thời gian, kinh phí để động viên, khuyến khích cán bộ trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ, nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu công việc, nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc.

Tính đến nay, Cục QLTT tỉnh Phú Yên đã cử 02 công chức tham dự và hoàn thành lớp bồi dưỡng Kiểm soát viên chính thị trường, 34 công chức hoàn thành lớp bồi dưỡng Kiểm soát viên thị trường; có 03 đồng chí hoàn thành lớp Cao cấp chính trị, 20 đồng chí hoàn thành lớp Sơ cấp chính trị; 09 trường hợp tham gia lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại cục quản lý thị trường tỉnh phú yên (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)