Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại cục quản lý thị trường tỉnh phú yên (Trang 91 - 92)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.2. Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro

Hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước nói chung cũng như Cục QLTT tỉnh Phú Yên nói riêng luôn phải đối mặt với các rủi ro từ bên trong và bên ngoài cơ quan. Phải nhận dạng được các yếu tố tác động, những rủi ro, mà nếu chúng xảy ra sẽ làm cho mục tiêu bị ảnh hưởng.

Xây dựng quy trình nhận diện, đo lường đánh giá, kiểm soát rủi ro và bố trí lực lượng đối phó với các rủi ro đe dọa đến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động của cơ quan. Cụ thể như sau:

- Nhận dạng rủi ro: Các phòng chuyên môn, các đội QLTT rà soát những nguy cơ tiềm ẩn, tham mưu, báo cáo cho ban lãnh đạo những rủi ro có thể nhận dạng ở các phần công việc thuộc nhiệm vụ mình được phân công quản lý.

- Thành lập Tổ chuyên phân tích đánh giá rủi ro: thành phần bao gồm 01 lãnh đạo đơn vị là Tổ trưởng, đại diện phòng Thanh tra – Pháp chế là Tổ phó, đại diện phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp, phòng Tổ chức – Hành chính và các Đội QLTT trực thuộc là thành viên. Tổ có trách nhiệm tổng hợp, phân tích, đánh giá các nhận định rủi ro được nhận dạng từ toàn bộ hoạt động của đơn vị. Tham gia ý kiến trong xây dựng các đề án, kế hoạch hoạt động, kế hoạch kiểm tra

kiểm soát,… để đảm bảo yếu tố rủi ro đã được cân nhắc, lưu ý trong toàn bộ kế hoạch thực hiện trước khi được triển khai.

- Đảm bảo rủi ro nhận diện được truyền đạt đến các bộ phận: khi một vấn đề rủi ro được phát hiện, cần nhanh chóng truyền đạt đến các bộ phận một cách rộng rãi bằng hệ thống văn bản giấy, đồng thời thông tin qua hộp thư điện tử nội bộ và đảm bảo các thông tin được truyền đạt một cách chính xác, đầy đủ. Từ đó, các bộ phận có thể đề xuất phương hướng giải quyết thiết thực ứng phó với rủi ro nhận diện được.

- Xây dựng hệ thống mục tiêu phù hợp: mục tiêu của ngành QLTT là kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Căn cứ diễn biến thị trường, tình hình thực tế tại địa phương, tiến hành xây dựng mục tiêu thu NSNN cho phù hợp, đảm bảo không quá thấp làm giảm hiệu quả công tác quản lý địa bàn, không quá cao gây áp lực cho công chức làm nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát thị trường.

Hệ thống mục tiêu được thể hiện dưới dạng văn bản phổ biến, công khai rộng rãi đến toàn thể CBCC để từ mục tiêu tổng thể mọi CBCC có thể lấy đó làm cơ sở tạo lập nhiều mục tiêu chi tiết nhằm triển khai công việc cho chính bộ phận mình.

Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro như: mua bảo hiểm tài sản, sử dụng két sắt, xây kho để bảo vệ tài sản, tang vật, phương tiện…, cần nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho CBCC toàn lực lượng. Những khóa đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ cho CBCC nhằm nâng cao kỹ năng nhận biết, đánh giá và đối phó kịp thời với những rủi ro trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại cục quản lý thị trường tỉnh phú yên (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)