Hoàn thiện môi trường kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại cục quản lý thị trường tỉnh phú yên (Trang 85 - 91)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Hoàn thiện môi trường kiểm soát

Một là, phát huy giá trị truyền thống về sự liêm chính và giá trị đạo đức

Coi trọng và đề cao tính chính trực và giá trị đạo đức. Coi tính chính trực và giá trị đạo đức là phương châm làm việc. Kiên quyết xử lý CBCC, người lao động có sai phạm về đạo đức trong việc đánh giá công vụ cuối năm. CBCC của cơ quan phải thường xuyên đề cao đạo đức công vụ, không để tham nhũng làm

mờ mắt, cương quyết ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ cơ chế xin cho trong một bộ phận CBCC tại cơ quan. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC dựa trên cơ sở phát triển năng lực thực hiện công việc. CBCC thực hiện tốt nội quy, quy chế cơ quan, tác phong làm việc, thực hiện đánh giá kết quả thi đua của từng cá nhân hàng tháng, quý, năm.

Quy định các chuẩn mực đạo đức và các hành vi ứng xử của CBCC cần đạt được nhằm tạo môi trường làm việc có văn hóa. Các chuẩn mực đạo đức và văn hóa ứng xử mà CBCC trong cơ quan phải đạt được như phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử với cơ quan Nhà nước, với lãnh đạo, với đồng nghiệp, với tổ chức và cá nhân đến làm việc. Xác định trách nhiệm của công chức trong Quy chế làm việc của đơn vị, cụ thể:

+ Thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Cán bộ công chức, Quy chế làm việc và các quy chế khác của cơ quan, quy định công tác của ngành trong hoạt động công vụ. Làm việc với tinh thần tận tụy, trách nhiệm, trung thực, năng động, sáng tạo trên cơ sở quy định của pháp luật; không tiêu cực, tham nhũng, vụ lợi; trường hợp gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân hoặc tài sản Nhà nước phải bồi thường theo quy định.

+ Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật Nhà nước; không ngừng rèn luyện bản lĩnh công tác, đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc; tích cực nghiên cứu học tập chuyên môn nghiệp vụ, tin học,… để nâng cao khả năng xử lý, giải quyết công việc, đảm bảo chất lượng hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

+ Chấp hành chế độ thông tin, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng tuần, tháng, quý, năm cho lãnh đạo trực tiếp phụ trách và với cấp trên khi có yêu cầu. Cuối năm tự đánh giá, nhận xét ưu, khuyết điểm, kết quả công tác theo quy định.

cấp dưới hiểu rằng họ rất coi trọng và đề cao tính chính trực và những giá trị đạo đức, coi nó như là phương châm sống, phương châm làm việc. Những việc như làm gương trong hành vi xử lý công việc hàng ngày, tuyên dương và nêu gương trước tập thể cơ quan đối với những CBCC có hành động trung thực, liêm chính; phê bình và kỷ luật nghiêm minh những trường hợp có hành vi gian lận, không trung thực làm ảnh hưởng đến cơ quan. Việc xử phạt nên khách quan và áp dụng theo một khung xử lý đề ra, khuyến khích phát hiện sai phạm và khắc phục sai phạm theo chuẩn mực đạo đức đã được xây dựng.

Hai là, tiếp tục xây dựng đội ngũ công chức lực lượng QLTT chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại

Xây dựng kế hoạch đào tạo với mục đích bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức QLTT, nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ được giao; góp phần xây dựng đội ngũ công chức QLTT có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông về nghiệp vụ, đủ năng lực xây dựng ngành QLTT từng bước chính quy, hiện đại. Bên cạnh đó, trang bị cho CBCC những kiến thức cơ bản về Nhà nước, pháp luật, hệ thống bộ máy hành chính; hệ thống tổ chức, pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý thị trường; những kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản cần thiết gắn với yêu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của các ngạch công chức QLTT. Trên cơ sở đó, tiến hành đăng ký nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho công chức của Cục, cụ thể:

- Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm soát viên chính thị trường: đối tượng bồi dưỡng là công chức QLTT đang giữ ngạch Kiểm soát viên thị trường hoặc tương đương chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch Kiểm soát viên chính thị trường; công chức QLTT có thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên thị trường hoặc tương đương từ đủ 4 năm trở lên. Kế hoạch đăng ký bồi dưỡng ít nhất 02 công chức/năm, đảm bảo vừa nâng cao trình độ chuyên

môn, vừa hoàn thành nhiệm vụ chính trị.

- Lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch Kiểm soát viên thị trường: đối tượng bồi dưỡng là công chức mới tuyển dụng làm nhiệm vụ kiểm soát thị trường. Kế hoạch đăng ký nhu cầu đảm bảo 100% công chức mới tuyển dụng được tham gia lớp bồi dưỡng.

- Lớp bồi dưỡng Thanh tra chuyên ngành: đối tượng bồi dưỡng là công chức QLTT được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nhưng chưa qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ Thanh tra chuyên ngành Công Thương. Kế hoạch đăng ký bồi dưỡng ít nhất 01 công chức/02 năm, phù hợp với lịch trình chuyển đổi vị trí công tác theo quy định.

Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức chuyên môn cơ bản cho lực lượng công chức QLTT mới tuyển dụng, hoặc chuyển từ ngành khác sang làm nhiệm vụ kiểm soát thị trường, như: Quy trình hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của QLTT; Quy trình xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính của QLTT; Công tác tiếp công dân và xử lý khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động của QLTT; Phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Việc in, sử dụng các mẫu văn bản, ấn chỉ trong hoạt động của QLTT,…

Xây dựng kế hoạch tổ chức 01 lần/quý các buổi học tập chuyên đề nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho toàn lực lượng Cục, như: Chuyên đề phòng chống vi phạm pháp luật về hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Chuyên đề phòng chống vi phạm pháp luật về kinh doanh hàng hóa nhập lậu, sản xuất buôn bán hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; Chuyên đề phòng chống vi phạm pháp luật về đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa; Chuyên đề phòng chống vi phạm pháp luật về An toàn thực phẩm, Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Thương mại điện tử; Chuyên đề nhận dạng, phân loại và định giá, giám định hàng hóa,… Bên cạnh đó, bổ trợ thêm các kiến thức về ngoại ngữ,

tin học ứng dụng trong hoạt động QLTT; nguyên lý kế toán, kiểm toán và kiểm tra hóa đơn, chứng từ trong hoạt động công vụ; kỹ năng thống kê, báo cáo; kỹ năng sử dụng công nghệ cao trong hoạt động kiểm tra, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ,…

Gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng công chức. Khi sử dụng đúng người, đúng chuyên môn, không những nâng cao được hiệu quả công việc, cá nhân phát huy được năng lực của mình mà còn tạo ra tâm lý tích cực cho quá trình phấn đấu của công chức. Ngược lại, sử dụng công chức không đúng quy hoạch đào tạo, sẽ là sự lãng phí lớn về chi phí đào tạo bồi dưỡng, về nguồn nhân lực. Đồng thời, tạo điều kiện cho công chức được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thực tế trong ngành, đó là điều kiện để công chức có thể tiếp cận thực tiễn và bổ sung những thiếu hụt trong kinh nghiệm và kiến thức của mỗi công chức. Tổ chức các cuộc thi về kiến thức và kỹ năng cho công chức trong nội bộ để vừa tạo môi trường làm việc năng động, hòa đồng, vừa kiểm tra được năng lực cá nhân hay tập thể của từng bộ phận.

Kiểm tra thường xuyên trình độ, kỹ năng của CBCC của Cục. Xây dựng các tiêu chí đánh giá cho từng vị trí công việc, làm thành thước đo định lượng cụ thể như đánh giá công việc kiểm tra, kiểm soát đã thực hiện, kết quả kiểm tra xử lý, thời gian hoàn thành đúng hạn, những đề xuất trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường,…

- Tăng cường kỹ năng lãnh đạo, cách ứng xử đối với CBCC cấp dưới

Sự quan tâm của thủ trưởng đơn vị đến từng CBCC là rất quan trọng. Sự quan tâm của người lãnh đạo được thể hiện qua những việc làm, hành động cụ thể. Trong ứng xử với cấp dưới, sự thể hiện lòng nhân ái quan tâm của người lãnh đạo phải dựa trên sự hiểu biết về hoàn cảnh, nguyện vọng, chứ không phải mang tính tự phát. Phải lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của toàn thể CBCC trong cơ quan. Biết xây dựng mối quan hệ với cấp dưới, qua đó không chỉ thu được

những thông tin cần thiết, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới, để có những chính sách, giải pháp phù hợp trong quá trình quản lý, mà còn là hình thức động viên, khích lệ rất lớn để CBCC làm việc tốt hơn, phần nào phá bỏ rào cản giữa quan hệ cấp trên và cấp dưới.

Lãnh đạo đơn vị cần luôn giữ thái độ bình tĩnh, điềm đạm khi cấp dưới trình bày những quan điểm không phù hợp, tránh thái độ chỉ trích vội vàng, tạo sự e ngại không dám bộc lộ suy nghĩ cho cấp dưới.

- Cơ cấu tổ chức

Việc thực hiện cơ cấu lại tổ chức tại Văn phòng Cục là cần thiết khi một số bộ phận tập trung nhiều công việc nhưng nhân sự mỏng. Hiện nay số lượng công chức thuộc phòng Thanh tra – Pháp chế và Nghiệp vụ - Tổng hợp đều là 03 người/phòng, không đáp ứng đủ tiêu chuẩn thành lập phòng. Chính vì vậy, giải pháp đưa ra là sáp nhập 02 phòng Thanh tra – Pháp chế và phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp thành 01 phòng Nghiệp vụ - Thanh tra - Tổng hợp. Căn cứ vào năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, tiêu chuẩn, điều kiện của 02 trưởng phòng sẽ bố trí 01 người làm Trưởng phòng Nghiệp vụ - Thanh tra - Tổng hợp và 01 người làm Phó trưởng phòng Nghiệp vụ - Thanh tra - Tổng hợp. Điều này vẫn đảm bảo phòng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, thống nhất từ khâu xây dựng kế hoạch đến chỉ đạo nghiệp vụ, thanh tra, pháp chế, tổng hợp trong điều kiện biên chế ít. Việc sáp nhập phòng cũng giúp cho công chức của 02 phòng có thể giảm bớt gánh nặng và chia sẻ một phần công việc của mình cho nhau.

- Ban hành các hình thức khen thưởng, kỷ luật rõ ràng và tương xứng

Đối với công chức có thành tích trong thi hành công vụ thì được khen thưởng theo quy định về thi đua khen thưởng. Công chức được khen thưởng do có thành tích xuất sắc hoặc công trạng thì được xem xét nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên đề cử thi nâng ngạch công chức hoặc xem xét trong quy hoạch

vào các chức danh lãnh đạo, quản lý. Đồng thời, công chức đạt được thành tích vào thời điểm nào thì tổ chức khen thưởng ngay trong thời điểm đó, không nhất thiết phải khen theo trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng mức cao hơn. Thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng càng lớn thì được xem xét, đề nghị khen thưởng ở mức cao hơn.

Về hình thức kỷ luật phải tương xứng với vi phạm. Khi xem xét kỷ luật phải tính đến bối cảnh, điều kiện, hoàn cảnh của vi phạm và lỗi của người vi phạm, đảm bảo tính khách quan và tránh sử dụng biện pháp kỷ luật vì mục đích cá nhân. Kỷ luật phải mang tính răn đe và coi trọng các quy tắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại cục quản lý thị trường tỉnh phú yên (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)