Hoạt động kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại cục quản lý thị trường tỉnh phú yên (Trang 56 - 70)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.3. Hoạt động kiểm soát

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát về Hoạt động kiểm soát

(Dựa trên Phụ lục 2)

TT Nội dung câu hỏi

Trả lời (%)

Không (%)

1 Cơ quan có xây dựng chính sách để kiểm soát công việc, tài sản không? 92,45 7,55

2 Cơ quan có xây dựng thủ tục kiểm soát cụ thể không? 88,68 11,32

3 Chính sách kiểm soát và thủ tục kiểm soát có được xây dựng đặc thù

cho những bộ phận khác nhau không? 89,47 10,53

4 Cơ quan thường xuyên đánh giá việc thực hiện kế hoạch không? 96,23 3,77

5 Các kế hoạch kiểm tra có hoàn thành đúng tiến độ và đạt hiệu quả

không? 100,00 0,00

6 Thời gian thực hiện thanh tra, kiểm tra có đúng quy định không? 89,47 10,53

7 Báo cáo về công tác QLTT có được thực hiện đúng tiến độ không? 94,74 5,26

8 Cơ quan có tổ chức tập huấn hoặc đưa CBCC đi đào tạo về kiểm soát

nội bộ không? 76,47 23,53

9 Các chứng từ, hồ sơ có được đánh số kiểm tra và xác nhận trước khi

ghi vào sổ sách không? 100,00 0,00

10 Chứng từ kế toán có được ghi chép trung thực và chính xác ngay từ khi

phát sinh nghiệp vụ và được phê duyệt bởi người có trách nhiệm không? 100,00 0,00

11 Cơ quan có xây dựng quy chế hoạt động, quy chế tài chính, quy chế

chi tiêu nội bộ không? 100,00 0,00

12 Việc chi trả tiền lương cho CBCC, NLĐ hàng tháng có được chuyển

khoản qua ngân hàng không? 100,00 0,00

13 Việc thực hiện phương án bán hàng tịch thu và tiêu hủy hàng tịch thu có được thực hiện đúng quy trình, quy định không? 100,00 0,00

(Nguồn: Tổng hợp tài liệu điều tra do tác giả thực hiện)

Hoạt động kiểm soát là những chính sách thủ tục nhằm xây dựng đường lối, chỉ thị của của ban lãnh đạo được thực hiện đúng cách và đúng thời gian. Nhà nước ban hành nhiều văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện về định mức kinh

rõ hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách và hệ thống BCTC, chế độ kiểm soát,… Những quy định này nhằm kiểm soát hoạt động tài chính của cơ quan và là cơ sở phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát từ cấp trên.

Qua khảo sát cho thấy công tác kế toán tại Cục khá quy củ. Chứng từ kế toán được ghi chép trung thực và chính xác ngay từ khi phát sinh nghiệp vụ và được phê duyệt bởi người có trách nhiệm. Cơ quan cũng thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ chính sách tiền lương (về mức lương cơ bản và các khoản trích theo lương). Việc chi trả tiền lương cho CBCC, NLĐ hàng tháng được chuyển khoản qua ngân hàng. Kế toán Cục thực hiện công khai bảng lương bằng hình thức niêm yết tại bảng thông báo chung và gửi qua địa chỉ thư điện tử của mỗi cá nhân.

Ngoài ra, đơn vị có phân định chức năng nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng; các quy định nội bộ được ban hành đầy đủ, đồng bộ và thường xuyên được rà soát, sửa đổi phù hợp. Cục cũng có cơ chế phân cấp ủy quyền nhằm quy định hạn mức rủi ro cụ thể cho từng cấp và từng cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ.

❖ Nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản công

- Tất cả các khoản thu, chi phát sinh phải tuân thủ theo chế độ tài chính, kế toán hiện hành. Các khoản chi phải được bố trí trong dự toán được giao và theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, đảm bảo nguyên tắc đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả. Người ra quyết định thu, chi phải chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình. Nếu thu, chi sai chế độ và quy chế chi tiêu nội bộ phải bồi hoàn cho NSNN và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý theo quy định của pháp luật.

- Đảm bảo sự quản lý thống nhất, toàn diện trong lĩnh vực tài chính, tài sản, mua sắm hàng hóa, dịch vụ đối với các đơn vị dự toán thuộc cơ cấu tổ chức của Tổng cục QLTT.

- Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn gắn với trách nhiệm, đồng thời phát huy vai trò, tính chủ động của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý tài chính, tài sản, mua sắm hàng hóa, dịch vụ.

- Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục khi quyết định các nội dung về quản lý tài chính, tài sản, mua sắm hàng hóa, dịch vụ.

- Quản lý tài chính, tài sản công đảm bảo công khai dân chủ theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện phân cấp đi đôi với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý cấp trên đối với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân cấp đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, tài sản, mua sắm hàng hóa, dịch vụ của các đơn vị.

❖ Quy trình lập dự toán ngân sách

Dự toán NSNN hàng năm được xây dựng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật về quy trình, thời hạn, thuyết minh cơ sở pháp lý, căn cứ tính toán, giải trình cụ thể; đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng phát triển đề ra hàng năm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Việc xây dựng dự toán thu, chi NSNN hàng năm phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về thu, chi và quản lý thu, chi ngân sách; trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán NSNN; quán triệt chủ trương triệt để tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu lập dự toán.

Căn cứ lập dự toán:

- Phương hướng, mục tiêu phát triển của ngành, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch và các văn bản hướng dẫn về xây dựng dự toán ngân sách hàng năm

của Bộ Công Thương;

- Quy định của pháp luật chế độ thu NSNN; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN;

- Tình hình thực hiện dự toán năm trước liền kề;

- Nhiệm vụ được xác định bổ sung và dự kiến bổ sung dự toán cho năm kế hoạch.

Nội dung lập dự toán: - Nội dung thu:

+ Các khoản thu từ xử phạt vi phạm hành chính (bao gồm thu từ tiền xử phạt vi phạm hành chính, thu từ bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, thu từ số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật) thực hiện theo Luật xử phạt vi phạm hành chính và được tổng hợp vào dự toán hàng năm của đơn vị.

+ Toàn bộ số thu sắp xếp lại xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước (sau khi trừ chi phí) phát sinh.

- Nội dung chi:

+ Dự toán chi quản lý hành chính được xây dựng gắn với lộ trình tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính theo từng giai đoạn; tiết kiệm chi, tinh giản biên chế để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.

+ Thuyết minh chi tiết số biên chế năm kế hoạch để có cơ sở lập dự toán chi thường xuyên theo định mức được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Xác định Quỹ tiền lương, phụ cấp theo mức lương cơ sở.

+ Thuyết minh cơ sở xây dựng dự toán các khoản chi đặc thù (cơ sở pháp lý, nội dung chi, mức chi, các nội dung liên quan khác) năm kế hoạch trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả.

+ Dự toán kinh phí đoàn ra, đoàn vào, hội nghị quốc tế và hội nghị trong nước, thuyết minh chi tiết theo nội dung.

+ Dự toán chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước theo quy định.

+ Dự toán chi đề tài, chương trình, dự án. + Dự toán chi chương trình mục tiêu. + Dự toán chi đào tạo, đào tạo lại.

Khi lập dự toán ngân sách hàng năm, đơn vị phải có báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ xác định từng khoản thu, chi (kèm theo đánh giá tình hình thực hiện 6 tháng và ước thực hiện của năm trước về: Tình hình thực hiện nhiệm vụ, tình hình giải ngân, những khó khăn, tồn tại, giải pháp khắc phục và các kiến nghị với Nhà nước).

Thời gian lập và gửi dự toán ngân sách: Dự toán ngân sách năm kế hoạch của các đơn vị dự toán gửi về Tổng cục QLTT (Vụ Tổng hợp – Kế hoạch – Tài chính) trước ngày 01 tháng 7 của năm báo cáo để tổng hợp gửi Bộ Công Thương.

Dựa trên hướng dẫn của Tổng cục Quản lý thị trường, Cục QLTT tỉnh Phú Yên lập dự toán thu, chi NSNN hàng năm. Đối với dự toán thu NSNN, Cục tiến hành đánh giá tình hình nhiệm vụ quản lý Nhà nước được giao của đơn vị như công tác xử phạt vi phạm hành chính, công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, căn cứ kết quả thu xử phạt vi phạm hành chính của những năm trước đó để dự báo tình hình thu xử phạt vi phạm hành chính, bán hàng tịch thu, tịch thu khác của năm sau.

Bảng 2.8. Dự toán thu, chi NSNN của Cục QLTT tỉnh Phú Yên năm 2020

ĐVT: triệu đồng

TT Nội dung Năm

2019 Ước thực hiện năm 2020 Dự toán năm 2021 I Dự toán thu NSNN 1 Số vụ kiểm tra (vụ) 1.564 1.150 1.700 2 Số vụ xử phạt VPHC (vụ) 858 550 1.000 3 Tổng số tiền thu, nộp NSNN 3.870 5.700 7.140 - Thu từ xử phạt VPHC 2.205 1.660 2.650

- Trị giá tài sản tịch thu tiêu hủy 402 3.500 3.850 - Trị giá tài sản tịch thu thanh lý 913 140 200 - Ước giá trị hàng tịch thu chờ bán 350 400 440

II Dự toán chi NSNN

1 Tổng dự toán 10.700 12.353 18.405

2 Kinh phí tự chủ 7.035 8.475 8.475

- Quỹ lương và các khoản đóng góp

theo lương 5.051 6.085 6.085

- Định mức chi quản lý hành chính 1.984 2.390 2.390 3 Kinh phí thực hiện không tự chủ 3.665 3.878 9.930

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính, Cục QLTT tỉnh Phú Yên)

Trong năm 2019, số vụ kiểm tra xử lý của Cục đạt kết quả khá cao, số tiền thu, nộp NSNN đạt gần 4 tỷ đồng, trong đó thu từ xử phạt vi phạm hành chính trên 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường năm 2020 vì vẫn chịu ảnh hưởng từ đại dịch covid-19 nên số vụ kiểm tra xử lý và số thu từ xử phạt vi phạm hành chính giảm. Mặc dù vậy, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp, chủ yếu là các hành vi mua bán hàng cấm, hàng nhập lậu không có hóa đơn chứng từ hợp lệ, hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; các mặt hàng vi phạm chủ yếu như thuốc lá, quần áo, rượu, mỹ phẩm,…có giá trị lớn. Trước tình hình đó, Cục dự kiến năm 2021 tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong vận

chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Bên cạnh đó, nâng cao công tác quản lý địa bàn để thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả, đảm bảo số vụ xử lý đạt gần 60% số vụ kiểm tra. Đặc biệt, dự toán năm 2021 cũng tăng cao trị giá tài sản tịch thu tiêu hủy, phù hợp với tình hình vi phạm trên địa bàn tỉnh khi phần lớn vi phạm là vận chuyển, kinh doanh, buôn bán hàng cấm, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ mang giá trị lớn.

Dự toán chi NSNN của Cục QLTT tỉnh Phú Yên gồm dự toán kinh phí tự chủ và kinh phí thực hiện không tự chủ. Dự toán kinh phí tự chủ được lập dựa trên số biên chế được giao, số biên chế có mặt tại thời điểm lập dự toán, số biên chế chờ tuyển theo chỉ tiêu được giao, từ đó xác định quỹ lương ngạch bậc, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo chế độ quy định. Kinh phí quản lý hành chính được khoán chi theo số biên chế được Tổng cục QLTT giao và định mức phân bổ NSNN quy định 45,1 triệu đồng/biên chế. Năm 2019 biên chế của Cục được giao là 44 người. Đến năm 2020, Cục được giao thêm 09 chỉ tiêu công chức và chờ kế hoạch tuyển dụng, từ đó mà dự toán kinh phí tự chủ cũng tăng theo. Về kinh phí thực hiện không tự chủ, bao gồm các khoản như chi phí khác theo đặc thù ngành, mua sắm tài sản cố định, kinh phí xử phạt vi phạm hành chính, kinh phí hỗ trợ cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu, kinh phí sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất,… Dự toán kinh phí thực hiện không tự chủ năm 2021 tăng đột biến (tăng khoảng 39% so với ước thực hiện năm 2020), nguyên nhân do Cục dự kiến tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nên kinh phí xử phạt vi phạm hành chính và hỗ trợ cho hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tăng. Bên cạnh đó, năm 2021 đánh dấu cho việc thay đổi trang phục của lực lượng QLTT và việc có thêm công chức QLTT mới trúng tuyển sẽ làm tăng chi phí về mua sắm trang phục, trang bị thêm máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy

in, bàn ghế, công cụ dụng cụ hỗ trợ,… Ngoài ra, dự toán cho xây mới, sửa chữa và nâng cấp nơi làm việc của các Đội QLTT trực thuộc cũng là nguyên nhân làm tăng nguồn kinh phí thực hiện không tự chủ.

❖ Chấp hành dự toán

- Tất cả các khoản chi đều phải có trong dự toán NSNN hàng năm và kế hoạch ngân sách tài chính 3 năm, trừ trường hợp phát sinh khác thực hiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

- Căn cứ dự toán ngân sách được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách gửi KBNN nơi giao dịch dự toán chi để thực hiện (theo Biểu mẫu và thời gian KBNN quy định).

- Chi NSNN thực hiện khi có đủ điều kiện sau đây:

+ Đã có trong kế hoạch tài chính giai đoạn và dự toán NSNN được giao từ đầu năm hoặc giao bổ sung;

+ Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;

+ Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi.

- Các đơn vị dự toán phải mở tài khoản tại KBNN theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; chịu sự kiểm tra của Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT, cơ quan tài chính và KBNN trong quá trình sử dụng ngân sách phải nộp vào tài khoản theo quy định. Nghiêm cấm các đơn vị sử dụng ngân sách rút dự toán chuyển vào tài khoản tiền gửi, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Trường hợp được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại thì phải quản lý và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.

- Việc điều chỉnh dự toán ngân sách trong quá trình chấp hành ngân sách thực hiện theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 Luật Ngân sách nhà nước và

khoản 2, khoản 3 Điều 36 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ. - Các đơn vị dự toán báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ kế hoạch và dự toán ngân sách được giao theo quy định.

- Trong quá trình thực hiện dự toán chi ngân sách, nếu có yêu cầu điều chỉnh về nhiệm vụ, thay đổi dự toán ngân sách đã được giao, bổ sung kinh phí, các đơn vị báo cáo giải trình về Tổng cục QLTT (tháng 6 và tháng 10) để thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại cục quản lý thị trường tỉnh phú yên (Trang 56 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)