Đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại cục quản lý thị trường tỉnh phú yên (Trang 53 - 56)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.2. Đánh giá rủi ro

Rủi ro xảy ra do rất nhiều nguyên nhân từ cả bên trong và bên ngoài đơn vị, gây cản trở việc thực hiện mục tiêu của đơn vị. Tất cả hoạt động đang diễn ra có liên quan đến các phòng chuyên môn hay Đội QLTT trực thuộc đều phát sinh những rủi ro và khó có thể kiểm soát toàn bộ. Vì vậy, ban lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Phú Yên, Trưởng các phòng chuyên môn, Đội trưởng Đội QLTT cần phải thận trọng khi xác định và phân tích đánh giá rủi ro.

Việc đầu tiên cần làm là đơn vị phải xác định được mục tiêu. Những mục tiêu đơn vị cần quan tâm là: mục tiêu hoạt động, để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao; mục tiêu tài chính, như kế hoạch thu, chi NSNN; và mục tiêu tuân thủ. Thông qua mục tiêu đã xác định có thể nhận diện và phân tích, đánh giá rủi ro. Mục tiêu của đánh giá rủi ro là xác định mức độ nghiêm trọng của từng rủi ro, giúp đơn vị có kế hoạch đối phó phù hợp. Nhận thức được những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, Cục QLTT tỉnh Phú Yên đã ban hành các văn bản hướng dẫn quy trình xử lý nghiệp vụ như: Quy trình kiểm tra kiểm soát thị trường; Quy trình xử lý vụ việc vượt thẩm quyền; Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy trình lập dự toán… Các quy trình nghiệp vụ chính trước kia được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, nay dần được nâng cấp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, giúp cho đơn vị phần nào tránh được những rủi ro về mặt pháp lý.

Qua kết quả khảo sát, 100% ý kiến đồng ý về việc đơn vị đã xây dựng quy hoạch chiến lược và tầm nhìn cho lực lượng QLTT. Bên cạnh đó, việc cơ quan có tổ chức đánh giá rủi ro cũng nhận được sự đồng tình cao. Thực tế thể hiện, cơ quan và các đơn vị trực thuộc đã xây dựng các kế hoạch và quy trình đánh giá rủi ro cụ thể. Thông qua các cuộc họp giao ban định kỳ hàng tháng, quý, năm, lãnh đạo Cục đã triển khai nhiệm vụ và kế hoạch thực hiện kèm theo đó là những biện pháp cũng như nhận diện những rủi ro có thể xảy ra, truyền đạt đến các bộ phận. Điều này cho thấy công tác xây dựng chính sách nhận diện rủi ro tại Cục QLTT tỉnh Phú Yên được quan tâm đúng mức. Việc rủi ro được nhận diện được truyền đạt đến các bộ phận kịp thời đã giúp đơn vị hạn chế tổn thất về vật chất và con người. Tuy nhiên, cũng còn một số bộ phận thực hiện chỉ mang tính chất hình thức, không đem lại hiệu quả khi triển khai thực hiện.

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về Đánh giá rủi ro

(Dựa trên Phụ lục 2)

TT Nội dung câu hỏi

Trả lời

(%)

Không (%)

1 Cơ quan có xây dựng, quy hoạch chiến lược và tầm nhìn của lực

lượng QLTT không? 100,00 0,00

2 Cơ quan có tổ chức đánh giá rủi ro không? 90,57 9,43

3 Cơ quan xây dựng tiêu chí để nhận diện và đánh giá rủi ro không? 75,47 24,53

4 Cơ quan có thường xuyên cập nhật thông tin, quy định mới về

chính sách pháp luật không? 94,34 5,66

5 Cơ quan có đề ra các biện pháp kịp thời để đối phó với rủi ro từ

bên trong và bên ngoài cơ quan không? 78,95 21,05

6 Khi thực hiện nhiệm vụ, CBCC, NLĐ có quan tâm đến rủi ro công

việc không ? 91,18 8,82

7 Việc bảo quản hệ thống không hư hỏng và mất mát dữ liệu có

được thực hiện tốt không? 60,00 40,00

(Nguồn: Tổng hợp tài liệu điều tra do tác giả thực hiện)

Mặc dù đã xây dựng chính sách nhận diện rủi ro, nhưng lãnh đạo cơ quan vẫn chưa xây dựng tiêu chí để nhận diện và đánh giá rủi ro cụ thể, rõ ràng đến các phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc. Bên cạnh đó, các biện pháp kịp thời để đối phó với rủi ro từ bên trong và bên ngoài cơ quan cũng chưa được đầu tư đúng mức. Điều này thể hiện ở kết quả khảo sát ở hai nội dung này có tỷ lệ đồng tình không cao. Tuy nhiên, việc cơ quan luôn chủ động cập nhật thông tin, những quy định mới về chính sách pháp luật có liên quan đến hoạt động của ngành cũng phần nào hạn chế được rủi ro có thể xảy ra. Hơn nữa, trong thực thi công vụ, các CBCC, NLĐ cũng quan tâm đến rủi ro công việc, tạo được ý thức phòng ngừa và hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

Đối với khảo sát tại Phòng Tổ chức – Hành chính, 40% ý kiến cho rằng việc bảo quản hệ thống không hư hỏng và mất mát dữ liệu chưa được thực hiện

tốt. Qua đó có thể nói rằng, đơn vị vẫn chưa thực sự chủ động trong công tác đối phó với rủi ro. Khi rủi ro xảy ra, cơ quan rơi vào thế bị động và chỉ xử lý hậu quả, chưa đề ra được biện pháp ngăn chặn và đối phó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại cục quản lý thị trường tỉnh phú yên (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)