7. Kết cấu của đề tài
3.2.5. Hoàn thiện giám sát
Việc đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ được thể hiện:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của CBCC, NLĐ. Nêu cao vai trò của người đứng đầu từng bộ phận, thấy rõ vị trí,
biến trong hoạt động giám sát, giúp mỗi cá nhân tự nỗ lực rèn luyện, nâng cao năng lực chuyên môn, công tác, phấn đấu xây dựng đơn vị vững mạnh.
- Căn cứ vào chỉ đạo của cấp trên, xây dựng kế hoạch giám sát đối với từng phòng/đội và cá nhân hàng năm. Sau khi giám sát, phải có báo cáo về kết quả giám sát và kết luận xử lý kịp thời.
- Thực hiện công tác giám sát, kiểm tra thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất đối với hoạt động công vụ của công chức và các đơn vị trực thuộc; kết hợp việc giám sát, kiểm tra hoạt động công vụ theo pháp luật và quy chế công tác với việc hướng dẫn tại chỗ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và phương pháp ứng xử, giao tiếp khi thực thi công vụ, nghiệp vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, thiết lập hồ sơ vụ việc kiểm tra tại từng đơn vị.
- Kịp thời biểu dương, khen thưởng, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động công vụ; đồng thời chấn chỉnh, rút kinh nghiệm và xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có đạo đức, tác phong công vụ không đúng làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của lực lượng QLTT, không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Kiên quyết đấu tranh đối với những hành vi sai phạm và loại khỏi bộ máy những cán bộ tha hóa, biến chất, không có năng lực làm ảnh hưởng đến hình ảnh của lực lượng QLTT.
- Quán triệt và nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh tác phong, thái độ ứng xử, phương pháp làm việc, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ công chức QLTT.
Từ đó, tiến tới xây dựng ban hành quy chế giám sát một cách toàn diện, sao cho mọi công việc, mọi hoạt động, mọi cá nhân, tổ chức đều giám sát chặt chẽ để bộ phận KSNB độc lập có cơ sở triển khai và thực hiện nghiêm túc. Định kỳ hoặc đột xuất có báo cáo đánh giá, có kiến nghị cụ thể gửi Ban lãnh đạo chỉ
đạo, giải quyết.
Ngoài ra, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về công tác chuyên môn để CBCC trong đơn vị luôn vững vàng về chuyên môn để thực hiện tốt công tác kiểm soát chi các khoản chi NSNN, tránh những rủi ro tổn thất cho NSNN.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Cục nên thường xuyên giám sát CBCC toàn đơn vị để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh, chia sẻ, động viên CBCC, đồng thời giáo dục ý thức, đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm cao trong công cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.