7. Kết cấu của đề tài
3.4.2. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước
- KBNN phải tham gia quản lý quỹ NSNN với tư cách là một công cụ trong hệ thống Tài chính, chứ không phải chỉ đơn thuần là cơ quan “ xuất nhập và giữ gìn công quỹ ”. Trong giai đoạn trước mắt, khi cơ chế trên chưa thể thực hiện được ngay, thì cần có sự phân định rõ chức năng, nhiệm vụ cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc tổ chức kiểm soát chi NSNN. Cơ chế quản lý và kiểm soát chi cũng chỉ có hiệu quả khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan như KBNN, Tài chính, Chủ đầu tư,…; cải tiến quy trình thanh toán, chi trả trực tiếp từ KBNN cho chủ nợ thực sự của Quốc gia; nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi,… Điều này đòi hỏi việc cấp phát, thanh toán phải xác định đích thực ai là chủ nợ Quốc gia thông qua các chứng từ, văn kiện, hợp đồng. KBNN phải giúp nhà nước lựa chọn doanh nghiệp
89
cung ứng; đồng thời, tham gia vào quá trình xác định giá cả, chất lượng hàng hóa dịch vụ.
- Hiện đại hóa công nghệ KBNN cũng là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN qua KBNN. Vì vậy, KBNN phải xây dựng được hệ thống thông tin thống nhất trong toàn ngành; đồng thời, phải đề ra những bước đi thích hợp trong việc triển khai và khai thác hệ thống TABMIS đạt hiệu quả thiết thực như chương trình tổng hợp và thông báo kế hoạch vốn đầu tư; kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, tổng hợp thông tin báo cáo. Đẩy mạnh tiến độ triển khai các dự án cải cách, hiện đại hóa nền tài chính công của Bộ Tài chính; nâng cấp hạ tầng truyền thông ngành Tài chính, xây dựng hệ thống thông tin quản lý tài chính thích hợp. Triển khai và vận hành hệ thống TABMIS trong toàn ngành đúng thời gian để sớm vận hành các chức năng của TABMIS trong quản lý ngân sách và quản lý đầu tư XDCB.
- Tổ chức triển khai đồng bộ các đề án, chính sách trong khuôn khổ triển khai chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của KBNN.