7. Kết cấu của đề tài
3.4.4. Đối với UBND thành phố Quy Nhơn
- Rà soát, kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác quản lý đầu tư xây dựng; bảo đảm các Ban quản lý dự án có đủ điều kiện, năng lực chuyên môn phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định của Luật Xây dựng;
- Đẩy nhanh tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng.
- Tất cả các dự án, công trình phải có nguồn vốn xác định thì mới tiến hành tổ chức thực hiện dự án.
- Thực hiện nghiêm túc trình tự, thủ tục và các quy định về lựa chọn nhà thầu đối với các dự án đầu tư; hạn chế áp dụng hình thức chỉ định thầu và đấu thầu hạn chế, nghiêm cấm việc giao thầu cho các tổ chức tư vấn quản lý dự án, thiết kế, giám sát và nhà thầu xây lắp không đủ điều kiện, năng lực theo quy định của Luật Xây dựng.
- Rà soát điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới các quy hoạch, kế hoạch đầu tư.
- Thực hiện nghiêm chỉnh nội dung quy định về công tác giám sát, đánh giá đầu tư. Giám sát, đánh giá đầy đủ việc thực hiện dự án của chủ đầu tư theo các nội dung đã được phê duyệt và việc chấp hành các quy định của nhà nước về đầu tư xây dựng. Đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và qua giám sát, đánh giá đầu tư, phát hiện các nội dung phát sinh, điều chỉnh và đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án.
91
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên các vấn đề lý luận đã nghiên cứu, kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát thanh vốn đầu tư XDCB qua KBNN Quy Nhơn; Căn cứ vào các mục tiêu và yêu cầu, định hướng công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN, tác giả đã đề xuất các giải pháp để từng bước tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN nói chung và qua KBNN Quy Nhơn nói riêng, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN, kiên quyết từ chối các khoản chi không đúng chế độ, sai định mức, kém hiệu quả, gây lãng phí, thất thoát NSNN. Làm lành mạnh nền tài chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ trong việc sử dụng nguồn lực tài chính Quốc gia nói chung và NSNN nói riêng. Tiến tới đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực chi ngân sách nói chung và chi đầu tư XDCB nói riêng.
Các giải pháp tác giả đưa ra cần có sự nỗ lực của từng cán bộ làm công tác kiểm soát chi, sự phối hợp của các cơ quan tài chính địa phương và các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án. Sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương cũng như sự phối kết hợp của các ngành. Đặc biệt là việc ban hành các văn bản chế độ trong lĩnh vực kiểm soát chi ĐT XDCB của Bộ Tài chính và KBNN.
92
KẾT LUẬN CHUNG
Tăng cường kiểm soát chi ngân sách qua KBNN là một nội dung quan trọng của chính sách tài chính trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới chính sách Tài chính - Tiền tệ của nước ta phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là vấn đề phức tạp, có phạm vi rộng và liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Kết quả nghiên cứu luận văn đã giải quyết được cơ bản các vấn đề theo yêu cầu đặt ra, thể hiện trên các nội dung sau:
Làm rõ, hệ thống hoá và bổ sung những vấn đề lý luận về vốn đầu tư, chi đầu tư XDCB, kiểm soát thanh toán vốn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản; Kho bạc Nhà nước với nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản; nội dung, nguyên tắc và tổ chức kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN. Từ đó, làm rõ hơn vai trò, trách nhiệm và cách thức tổ chức của KBNN trong việc quản lý quỹ ngân sách nhà nước và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Dựa trên mục tiêu cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ, quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và các quy định của nhà nước trong lĩnh vực quản lý vốn đầu tư XDCB, mức độ hài lòng của chủ đầu tư đã đánh giá thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách qua KBNN Quy Nhơn, trong đó tập trung chủ yếu vào cách thức tổ chức thực hiện cơ chế kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN. Từ đó, chỉ rõ những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc tổ chức thực hiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trong thời gian qua tại KBNN Quy Nhơn;
93
Đề xuất những giải pháp mang tính mục tiêu định hướng; những giải pháp cụ thể, bao gồm: Hoàn thiện môi trường pháp lý, hoàn thiện quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi ... nhằm tăng cường công tác kiểm soát đối với hoạt thanh toán vốn đầu XDCB từ nguồn NSNN qua hệ thống KBNN nói chung và KBNN Quy Nhơn nói riêng. Từ đó, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới trong lĩnh vực Tài chính - Tiền tệ nói chung và trong quản lý, điều hành NSNN.
Kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một vấn đề rộng và phức tạp, có liên quan nhiều cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước, của nền kinh tế, nên những giải pháp được nêu ra trong luận văn chỉ là những ý kiến ban đầu, mang tính gợi mở và là những đóng góp nhỏ trong tổng thể các biện pháp, nhằm đạt được sự hiệu quả trong hoạt động của KBNN và sự tuân thủ các luật lệ quy định.
Với khả năng và điều kiện còn nhiều hạn chế, chắc chắn luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế vì vậy, tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2017 của KBNN Quy Nhơn.
[2] Báo cáo tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2018 của KBNN Quy Nhơn.
[3] Báo cáo tổng kết công tác năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2019 của KBNN Quy Nhơn.
[4] Bộ môn kiểm toán, khoa kế toán - kiểm toán, trường đại học Kinh tế Tp.HCM (2012), Kiểm soát nội bộ, 2th ed, Nhà xuất bản Phương Đông, Tp.HCM.
[5] Nguyễn Chí Cường (2016) “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đắk Lắk”, Đại học Đà Nẵng.
[6] Công văn số 388/KBNN của KBNN về việc hướng dẫn chế độ Kế toán Nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS), KBNN ban hành ngày 02/3/2010.
[7] Đặng Văn Du và Bùi Tiến Hanh (2010), Giáo trình Quản lý chi ngân sách nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
[8] Trần Thanh Đạm (2015), “Giải pháp hạn chế thất thoát, lãng phí trong quản lý vốn đầu tư XDCB tại KBNN Kiên Giang”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 153 tháng 3/2015.
[9] Nguyễn Công Điều (2017) “Tác động của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 đối với hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước” Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quôc gia số 145, tr.19-25.
[10] Phan Văn Điện (2014) : “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây
[11] Tác giả Vân Hà (2016), “Cải cách kiểm soát chi: Bước tiến tới Kho bạc điện tử”, Thời báo Tài Chính Việt Nam Online, ngày 21/9/2016. [12] Nguyễn Ngọc Hùng (2006), Quản lý Ngân sách Nhà nước, Nhà xuất bản
Thống kê.
[13] Kho bạc Nhà nước (2008), Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
[14] Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 về Đầu tư, Quốc hội ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2014.
[15] Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015 Quốc Hội ban hành 25/6/2015. [16] Nghị định 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước, Chính phủ ban hành ngày 21/12/2016.
[17] Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng, các dự án đầu tư XDCB [18] Đỗ Thị Nhung (2015), “Kiểm soát chi ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp thành phố: Vướng mắc và một số đề xuất”; Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 158 tháng 8/2015.
[19] Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ngày 21/8/2007.
[20] Quyết định số 5657/QĐ- KBNN ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Tổng Giám Đốc KBNN về việc ban hành quy trình kiểm soát kiểm soát chi đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN.
[21] Quyết định số 2899 QĐ-KBNN ngay 15/6/2018 của Tổng Giám đốc KBNN về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp thành phố không có tổ chức phòng.
[22] Vĩnh Sang (2016), “Cần hoàn thiện chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015”,
Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 170 tháng 8/2016.
[23] Bùi Quang Sáng (2015), “Tăng cường công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 158 tháng 8/2015.
[24] Lê Hùng Sơn, Trịnh Thị Thúy Hồng, phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định, Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia, số 122 tháng 8 năm 2012.
[25] Lê Quang Tân (2016), “Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư - Một số vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 166 tháng 4/2016.
[26] Hà Quốc Thái (2015) “Kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư do cấp xã quản lý: Một số vướng mắc và đề xuất tháo gỡ”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 162 tháng 12/2015.
[27] Thông tư 08/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS), Bộ Tài chính ban hành ngày 10/01/2013.
[28] Thông tư số 08/2016/TT- BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước Bộ Tài chính ban hành ngày 18/01/2016.
[29] Thông tư 39/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN, Bộ Tài chính ban hành ngày 15/4/2016.
[30] Thông tư 108/2016/TT-BTC ngày 23/6/2016 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
[31] Thông tư 342/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thanh toán vốn đầu tư.
[32] Thông tư số 111/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016, Quy định về quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, Bộ Tài chính ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2016. [33] Dương Công Trinh (2016) “Trao đổi về công tác kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách Nhà nước”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 174 tháng 12/2016.
[34] Nguyễn Võ Như Xuân (2017) “Hoàn thiện kiểm soát chi NSNN trong đầu tư XDCB qua KBNN Bình Định”Đại học Quy Nhơn.