Quan điểm hoàn thiện công tác kếtoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trung tâm y tế huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 98 - 101)

7. Bố cục của đề tài

3.1.1. Quan điểm hoàn thiện công tác kếtoán

Điện toán hóa công tác là ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý công tác tài chính – kế toán để nâng cao hiệu quả và tiết kiệm thời gian làm việc. Theo tác giả, để thực hiện điện toán hóa công tác, đơn vị cần chú trọng một số đề xuất sau:

- Các phần mềm kế toán cần đƣợc liên kết với nhau nhằm cung cấp thông tin cho kế toán một cách toàn diện và kịp thời cho bộ phận quản lý.

- Thƣờng xuyên sao lƣu các dữ liệu kế toán ra ổ đĩa cứng để đảm bảo tính an toàn cho dữ liệu kế toán khi máy móc gặp sự cố hoặc hƣ hỏng.

- Trang bị đầy đủ hệ thống máy móc, thiết bị tin học đảm bảo hoạt động tốt phục vụ công tác và thƣờng xuyên bảo trì máy móc thiết bị để đảm bảo an toàn cho dữ liệu.

- Kế toán đơn vị phải đáp ứng trình độ tin học để khai thác tốt tính hiệu quả của các phần mềm ứng dụng tốt trong công việc của mình.

b) Đáp ứng yêu cầu thích hợp và kịp thời

- Bộ máy kế toán phải cung cấp đƣợc các thông tin chi tiết, cụ thể, phù hợp và đáp ứng kịp thời cho các nhà quản lý để họ lập kế hoạch và đƣa ra đƣợc các quyết định tối ƣu phục vụ cho nhiều hoạt động tại đơn vị và hoạch định các chiến lƣợc phát triển đơn vị.

- Việc tổ chức công tác kế toán thành công sẽ tạo ra đƣợc các thông tin hữu ích, cung cấp thông tin có ý nghĩa cho các đối tƣợng sử dụng nhƣ các nhà đầu tƣ, các cơ quản quản lý nhà nƣớc sử dụng thông tin kế toán để đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị.

c) Phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị

Đơn vị HCSN hoạt động vì nhiệm vụ của nhà nƣớc, không vì mục tiêu lợi nhuận nhƣ các doanh nghiệp sản xuất. Trung tâm Y tế là đơn vị sự nghiệp công lập, chịu sự quản lý, chỉ đạo của Sở Y tế về chuyên môn nghiệp vụ, kinh phí hoạt động và nhân lực y tế. Thực hiện nhiệm vụ về khám chữa bệnh, công tác dự phòng, phòng chống dịch bệnh; thực hiện các chƣơng trình mục tiêu y tế, các dự án do quỹ toàn cầu tài trợ. Hoạt động tài chính của đơn vị là theo dõi, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí NSNN cấp; nguồn kinh phí thu dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ y tế dự phòng, dịch vụ nhà xe, căn tin. Do đó, bộ máy kế toán tại đơn vị cần phải đƣợc xây dựng phù hợp với tính chất hoạt động của đơn vị và phải tuân thủ các qui định về pháp lý.

d) Nâng cao hiệu quả cơ chế quản lý tài chính

Thực hiện việc đổi mới cơ chế tài chính, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các các đơn vị sự nghiệp công lập đã tạo sự chuyển biến lớn trong cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính. Điều này đã giúp cho đơn vị chủ động hơn trong công việc cũng nhƣ trong việc công tác, sử dụng lao động và nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Đồng thời khuyến khích đơn vị phát huy khả năng của mình, nâng cao chất lƣợng các dịch vụ y tế đáp ứng sự hài lòng của ngƣời bệnh nhằm tăng nguồn thu cho đơn vị và cải thiện thu nhập cho CBVC. Theo tác giả, nâng cao hiệu quả cơ chế quản lý tài chính cần chú trọng các vấn đề sau:

Thứ nhất, con ngƣời là nhân tố giữ vai trò quan trọng trong bộ máy quản

tài chính, là ngƣời hoạch định chiến lƣợc phát triển đơn vị. Mặt khác, bộ máy kế toán phải đƣợc tổ chức khoa học, các nhân viên kế toán phải có năng lực, trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, đạo đức trong công tác tài chính.

Thứ hai, để cơ chế quản lý tài chính đạt hiệu quả ngoài tăng các nguồn

thu thì việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính cũng giữ vai trò quan trọng. Đơn vị phải xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ phù hợp với điều kiện thực tế hàng năm, trong đó phải xây dựng đƣợc các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đối tƣợng hay tính chất công việc, đồng thời phải có tính thực tiễn cao nhƣ qui định chi tiết các mục chi, định mức chi, định mức khoán hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả trên cơ sở các văn bản, chính sách, chế độ Nhà nƣớc qui định; cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thƣờng xuyên, chi mua sắm TSCĐ, mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ bản, nhiên liệu, sử dụng xe ô tô,... nhằm hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra.

Thứ ba, cần phải quản lý chặt chẽ các nguồn thu. Ngoài nguồn thu từ

NSNN, các nguồn thu dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ y tế dự phòng và các dịch vụ khác phải đƣợc theo dõi, kiểm tra, đối chiếu thƣờng xuyên để tránh thất thoát nguồn thu cho đơn vị, phải thực hiện thu đúng và thu đủ theo qui định. Hiện nay, các nguồn thu đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện thu nhập cho CBVC, vì vậy để tăng nguồn thu đòi hỏi đơn vị phải đầu tƣ nâng cao chất lƣợng trong công tác khám chữa bệnh nhƣ: đầu tƣ trang bị máy móc, thiết bị hiện đại; nâng cao năng lực của đội ngũ y, bác sĩ; cung ứng đầy đủ các loại dịch vụ về y tế trong quyền hạn và chức năng cho phép. Phải thực hiện tốt quy tắc ứng xử do Bộ Y tế ban hành, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ hƣớng tới sự hài lòng của ngƣời bệnh trên cơ sở đó thu hút ngày càng nhiều bệnh nhân đến với đơn vị.

67/2004/QĐ- BTC của Bộ Tài chính ngày 13/8/2004 về việc ban hành “Quy chế tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN” đơn vị cần phải xây dựng kế hoạch kiểm tra về công tác tài chính, thành lập ban thanh tra nhân dân, thanh tra thủ trƣởng với tinh thần làm việc khách quan, hƣớng tới đạt hiệu quả trong việc thực hiện kiểm tra công tác quản lý tài chính. Công tác kiểm tra kế toán phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, tránh mang tính hình thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trung tâm y tế huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)