ẢNH HƢỞNG CỦA CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐẾN TỔ CHỨC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trung tâm y tế huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 42 - 48)

7. Bố cục của đề tài

1.3. ẢNH HƢỞNG CỦA CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐẾN TỔ CHỨC

HUYỆN/XÃ

Việc xác định cơ chế tài chính có ảnh hƣởng rất lớn đến tổ chức công tác kế toán của các Trung tâm y tế cấp huyện, xã. Hiện nay, cơ chế tự chủ tài chính là một trong những phƣơng thức của cơ chế quản lý tài chính tại các Trung tâm y tế cấp huyện, xã. Cơ chế tự chủ tài chính góp phần tạo hành lang pháp lý cho quá trình tạo lập, sử dụng nguồn tài chính trong các Trung tâm y tế cấp huyện, xã.

Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006, thì quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đƣợc trao cho đơn vị sự nghiệp công lập trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ chất

lƣợng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bƣớc giải quyết thu nhập cho ngƣời lao động. Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp, nhƣng Nhà nƣớc vẫn quan tâm đầu tƣ để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển. Để tiếp tục thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm, Nhà nƣớc đã ban hành các văn bản pháp luật nhằm tăng cƣờng hơn nữa quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực.

Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc đánh giá là bƣớc đột phá mới trên lộ trình đổi mới toàn diện, cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công, tăng cƣờng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp. Cơ chế, chính sách này nhận đƣợc sự đồng thuận cao của các cấp, các ngành khi “cởi trói” cho các đơn vị sự nghiệp công lập phát triển, giảm áp lực tài chính cho ngân sách nhà nƣớc.

Nhƣ vậy các Trung tâm y tế cấp huyện, xã đƣợc tự chủ về nguồn kinh phí thƣờng xuyên, vay vốn của các tổ chức tín dụng, đƣợc huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tƣ mở rộng và nâng cao chất lƣợng hoạt động khám bệnh, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật; thực hiện đầu tƣ, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nƣớc tại đơn vị sự nghiệp công lập. Đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ phải thực hiện trích khấu hao thu hồi vốn theo quy định áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nƣớc. Số tiền trích khấu hao tài sản cố định và số tiền thu từ thanh lý tài sản thuộc nguồn NSNN đơn vị đƣợc để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Số tiền trích khấu hao, tiền thu thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn vay đƣợc dùng để trả nợ vay. Trƣờng hợp đã trả đủ nợ vay, đơn vị đƣợc để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đối với số còn lại (nếu có). Theo quy định hiện hành, các Trung tâm y tế cấp huyện, xã đƣợc tự chủ tài chính trên các mặt sau:

- Tự chủ về các khoản thu, mức thu:

+ Các Trung tâm y tế cấp huyện, xã đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo mức thu và đối tƣợng thu do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quy định.

+ Đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đƣợc cơ quan nhà nƣớc đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định; trƣờng hợp sản phẩm chƣa đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định giá thì mức thu đƣợc xác định dựa trên cơ sở dự toán chi phí đƣợc cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận.

+ Đối với những hoạt động dịch vụ khám bệnh theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc, các hoạt động liên doanh, liên kết đơn vị đƣợc quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc đảm bảo đủ bù đắp chi phí và có tích lũy.

- Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính:

Thủ trƣởng các Trung tâm y tế cấp huyện, xã đƣợc quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định; đơn vị quyết định đầu tƣ xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản đƣợc thực hiện theo quy định. Từ những vấn đề nêu trên, cơ chế tự chủ tài chính ảnh hƣởng đến tổ chức công tác kế toán tại các Trung tâm y tế cấp huyện, xã nhƣ sau: (1) Về hệ thống chứng từ kế toán: bên cạnh hệ thống chứng từ đƣợc quy định, đơn vị có thể linh hoạt thiết kế hệ thống chứng từ tùy theo đặc điểm hoạt động của đơn vị mình để thuận lợi cho việc thu nhận thông tin và xử lý chứng từ; (2) Về hệ thống tài khoản kế toán: bổ sung thêm các tài khoản chi tiết tùy theo yêu cầu, đặc điểm quản lý của đơn vị; (3) Về hệ thống sổ sách kế toán: từng đơn vị có thể linh hoạt xây dựng các hệ thống sổ tổng hợp và sổ chi tiết để phù hợp với nhu cầu quản lý tại đơn vị; (4) Về bộ máy kế toán: bộ máy kế toán cần bố trí linh hoạt và cụ thể công việc cho từng bộ phận kế toán sao cho hiệu quả

công tác kế toán đạt hiệu quả cao nhất; (5) Về công tác kiểm tra kế toán: đơn vị phải thực hiện công tác tự kiểm tra và gắn trách nhiệm cho từng kế toán viên cũng nhƣ từng bộ phận kế toán chịu trách nhiệm cho công tác kiểm tra kế toán mà mình đảm nhận.

- Tự chủ trong chi đầu tƣ và chi thƣờng xuyên:

Các Trung tâm y tế cấp huyện, xã đƣợc chủ động sử dụng các nguồn tài chính đƣợc giao tự chủ, bao gồm nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, nguồn thu phí theo quy định đƣợc để lại chi và nguồn thu hợp pháp khác, để chi thƣờng xuyên. Cụ thể:

Đối với các Trung tâm y tế cấp huyện, xã tự chủ tài chính: các nội dung chi đã có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, căn cứ vào khả năng tài chính, đơn vị đƣợc quyết định mức chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Các nội dung chi chƣa có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng mức chi cho phù hợp theo mức độ đƣợc tự chủ tài chính của từng loại đơn vị sự nghiệp công lập và theo quy chế chi tiêu nội bộ.

Chi tiền lƣơng và thu nhập tăng thêm: Khi Nhà nƣớc điều chỉnh tiền lƣơng cơ sở, đơn vị tự bảo đảm chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ. Đơn vị tự bảo đảm chi thƣờng xuyên phải tự bảo đảm tiền lƣơng tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị; NSNN không cấp bổ sung. Đối với phần thu nhập tăng thêm, các Trung tâm y tế cấp huyện, xã đƣợc chủ động sử dụng Quỹ bổ sung thu nhập để thực hiện hiện phân chia cho ngƣời lao động trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, theo nguyên tắc gắn với số lƣợng, chất lƣợng và hiệu quả công tác của ngƣời lao động. Trích lập các quỹ: Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp NSNN khác theo quy định; phần chênh lệch thu lớn hơn chi, các Trung tâm y tế cấp huyện, xã đƣợc sử dụng để trích lập các quỹ phát

triển hoạt động sự nghiệp; quỹ bổ sung thu nhập; quỹ khen thƣởng và quỹ phúc lợi. Ngoài ra, Chính phủ cho phép các Trung tâm y tế cấp huyện, xã đƣợc trích lập các quỹ khác theo quy định của pháp luật sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Về mức trích, căn cứ vào mức độ tự chủ tài chính nhƣ sau:

- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: các Trung tâm y tế cấp huyện, xã tự bảo đảm chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ: Trích tối thiểu 25% chênh lệch thu lớn hơn chi; đơn vị chƣa tự bảo đảm một phần chi thƣờng xuyên trích tối thiểu 15%; đơn vị đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm chi thƣờng xuyên, nếu có kinh phí tiết kiệm chi và số tiết kiệm chi lớn hơn một lần quỹ tiền lƣơng thực hiện thì trích tối thiểu 5%.

- Quỹ bổ sung thu nhập: các Trung tâm y tế cấp huyện, xã vị tự bảo đảm chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ đƣợc quyết định mức trích Quỹ bổ sung thu nhập (không khống chế mức trích); đơn vị tự bảo đảm chi thƣờng xuyên trích tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lƣơng; đơn vị tự bảo đảm một phần chi thƣờng xuyên trích tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lƣơng; đơn vị đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm chi thƣờng xuyên trích tối đa không quá 01 lần quỹ tiền lƣơng.

- Quỹ khen thƣởng và Quỹ phúc lợi: các Trung tâm y tế cấp huyện, xã tự bảo đảm chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ; trích tối đa không quá 3 tháng tiền lƣơng, tiền công trong năm của đơn vị.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Tổ chức công tác kế toán không đơn thuần là tổ chức của một bộ phận quản lý trong đơn vị, mà nó bao hàm cả tính nghệ thuật trong việc xác lập các yếu tố, điều kiện cũng nhƣ các mối liên hệ qua lại tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kế toán, bảo đảm cho kế toán phát huy tối đa các chức năng vốn có của mình. Nhƣ vậy việc tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ góp phần quan trọng vào quá trình thu thập, xử lý thông tin phục vụ ra quyết định đúng đắn, kịp thời và có ảnh hƣởng trực tiếp đến kết

quả sử dụng nguồn lực nhằm hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao của các đơn vị sự nghiệp.

Trong chƣơng này, tác giả đã trình bày khái niệm, ý nghĩa cũng nhƣ yêu cầu, nguyên tắc và nhiệm vụ của kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập một cách toàn diện và có hệ thống. Tác giả đã nghiên cứu việc tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lâp có thu về các nội dung tổ chức bộ máy kế toán, hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, ghi sổ, lập báo cáo, tổ chức kế toán một số phần hành chủ yếu đến công tác kiểm kê, quyết toán, kiểm tra và tổ chức bộ máy kế toán. Ảnh hƣởng của cơ chế tự chủ tài chính đến các Trung tâm y tế huyện, xã. Đây sẽ là nền tảng lý thuyết cho chƣơng hai khi tác giả đi vào phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Trung tâm Y tế Huyện Hoài Ân tỉnh Bình Định.

CHƢƠNG 2.

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HOÀI ÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trung tâm y tế huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 42 - 48)