Hoạt động của kiểm soát nội bộ ở đơn vị sự nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 33 - 36)

7. Kết cấu đề tài

1.2.2. Hoạt động của kiểm soát nội bộ ở đơn vị sự nghiệp

Tại Việt Nam, hoạt động KSNB ở đơn vị sự nghiệp công lập gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu về hoạt động, về báo cáo và về tuân thủ.

1.2.2.1. Đối với mục tiêu về hoạt động

Mục tiêu hoạt động của đơn vị sự nghiệp là tối đa hóa lợi ích của cộng đồng thông qua việc sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực của Nhà nƣớc. Cụ thể đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục, đó là:

Nhà nƣớc.

- Đảm bảo chất lƣợng giáo dục đào tạo, khối lƣợng, cấu trúc chƣơng trình đào tạo, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, cán bộ, viên chức, đội ngũ giảng dạy, chuẩn đầu ra của ngƣời học sau khi tốt nghiệp.

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, mở rộng hợp tác đào tạo.

1.2.2.2. Đối với mục tiêu về báo cáo

Các báo cáo ở đơn vị sự nghiệp có thu phải cung cấp đƣợc các thông tin về tình hình quản lý, sử dụng và quyết toán nguồn ngân sách cũng nhƣ tình hình tài chính của đơn vị. Ở đơn vị sự nghiệp giáo dục, hệ thống KSNB cần đảm bảo hợp lý ở các khoản mục sau:

- Tiền và tƣơng đƣơng tiền - Vật tƣ và tài sản cố định

- Học phí và nguồn kinh phí khác, quỹ - Các khoản thanh toán của đơn vị - Thu, chi và xử lý chênh lệch thu chi

- Các tài sản khác là đối tƣợng kế toán của đơn vị.

1.2.2.3. Đối với mục tiêu về tuân thủ

Đối với mục tiêu này, hệ thống KSNB để đảm bảo đơn vị nghiêm túc tuân thủ các quy định của pháp luật và quy chế hoạt động của đơn vị. Cụ thể đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục, đó là:

- Luật Ngân sách Nhà nƣớc, Luật Thuế, Luật Kế toán - Các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đào tạo

- Văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo - Nội quy, quy chế của đơn vị

Kết luận chƣơng 1

Ở chƣơng 1, tác giả đã trình bày lịch sử hình thành, phát triển của các lý thuyết về KSNB và lý luận về KSNB ở khu vực công theo hƣớng dẫn về kiểm soát nội bộ của INTOSAI năm 1992 (cập nhật năm 2013). Theo đó, hệ thống KSNB bao gồm 5 yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau: môi trƣờng kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Việc xây dựng hệ thống KSNB nhằm đảm bảo hợp lý việc thực hiện các mục tiêu của đơn vị bởi hệ thống KSNB luôn tồn tại những hạn chế tiềm tàng.

Hiện nay, hƣớng dẫn về kiểm soát nội bộ của INTOSAI đƣợc sử dụng phổ biến, phù hợp với đặc điểm chính trị và quản lý khác nhau ở mỗi quốc gia. Do đó, tác giả cũng trình bày một số đặc điểm cơ bản về hoạt động của đơn vị sự nghiệp ở Việt Nam. Trên cơ sở đó áp dụng hƣớng dẫn về kiểm soát nội bộ của INTOSAI vào đơn vị sự nghiệp ở Việt Nam, mà cụ thể là các trƣờng Trung học Cơ sở trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

Việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về KSNB dựa trên hƣớng dẫn về kiểm soát nội bộ của INTOSAI 2013 ở chƣơng 1 là nền tảng cho việc đánh giá hệ thống KSNB tại các trƣờng Trung học Cơ sở trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, từ đó đƣa ra giải pháp xây dựng hệ thống KSNB tại các trƣờng.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

PHÙ MỸ

2.1. Tổng quan về các trƣờng THCS trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)