Đánh giá từng bộ phận cấu thành kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 74 - 77)

7. Kết cấu đề tài

2.4.2. Đánh giá từng bộ phận cấu thành kiểm soát nội bộ

2.4.2.1. Môi trường kiểm soát Ưu điểm:

- Nhà trƣờng luôn đề cao tính chính trực và giá trị đạo đức. CBVC nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của nhà trƣờng và không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn.

- BGH có kiến thức, kinh nghiệm và trình độ quản lý khá tốt, nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nƣớc, kiên quyết chống các hành vi tiêu cực hoặc sai phạm.

- Đội ngũ cán bộ giảng dạy có chất lƣợng và uy tín cao, ngày càng đƣợc hỗ trợ nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ quản lý.

Những hạn chế còn tồn tại:

- Còn tồn tại một số CBVC thiếu quan tâm tìm hiểu những quy định và hoạt động của nhà trƣờng, dẫn đến có những nhận thức chƣa đúng đắn.

- Sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận và cá nhân trong đơn vị còn gặp hạn chế.

- Chính sách khen thƣởng còn mang tính định mức, chế độ khen thƣởng còn thấp. Cơ chế quy định hàng năm mỗi đơn vị sẽ có bao nhiêu cá nhân đƣợc khen thƣởng dẫn đến phải bình bầu thông qua bỏ phiếu kín. Điều này dễ dẫn đến đánh giá dựa vào chức vụ con ngƣời nhiều hơn là đánh giá công việc. Những cá nhân hoạt động tích cực, “va chạm” nhiều lại gặp bất lợi

hơn những ngƣời khác trong việc đánh giá thi đua khen thƣởng.

2.4.2.2. Đánh giá rủi ro Ưu điểm:

Nhà quản lý quan tâm nhiều đến các yếu tố gây trở ngại cho hoạt động của đơn vị thông qua việc cập nhật thƣờng xuyên các thông tin về chính sách giáo dục, kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội, pháp luật; ghi nhận các mặt thuận lợi và những mặt khó khăn ảnh hƣởng tới việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trƣờng trong các cuộc họp trực báo, hội nghị công nhân viên chức và tổng kết cuối năm. Bên cạnh đó, CBVC có ý thức cao trong việc đánh giá rủi ro, thƣờng xuyên tƣ vấn các rủi ro và các biện pháp đối phó rủi ro cho nhà trƣờng trong các buổi họp toàn trƣờng.

Những hạn chế còn tồn tại:

Nhà trƣờng chƣa xây dựng đƣợc bộ phận dự báo và xử lý rủi ro riêng biệt. Cách nhận biết rủi ro còn nặng tính phỏng đoán. Công tác nhận diện rủi ro còn thô sơ, chủ yếu là so sánh kết quả thực hiện với kế hoạch và kết quả thực hiện giữa các thời kỳ để tìm nguyên nhân. Các phƣơng pháp đánh giá và phân tích rủi ro mang nhiều tính cảm tính, dẫn đến các biện pháp đối phó rủi ro thƣờng không hiệu quả, đa phần là khắc phục hậu quả hơn là chủ động phòng ngừa.

2.4.2.3. Hoạt động kiểm soát

Nhận xét chung về hoạt động kiểm soát

Ưu điểm:

- Nhà trƣờng đã có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng cho các Bộ phận, Tổ; mỗi hoạt động đều có sự xét duyệt và ủy quyền rõ ràng.

- Hệ thống kế toán đƣợc thiết kế tƣơng đối phù hợp với điều kiện hiện tại của nhà trƣờng. Áp dụng các phần mềm kế toán hiện đại, phù hợp để hỗ trợ quản lý các chứng từ, sổ sách, báo cáo đƣợc xử lý theo quy định của Nhà

nƣớc, thuận tiện cho công tác kiểm tra, tìm kiếm.

- Nhà trƣờng có chú trọng tới công tác phân tích rà soát, tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế để kịp thời đƣa ra những điều chỉnh, những giải pháp thích hợp.

Những hạn chế còn tồn tại:

- Sự phân chia trách nhiệm, ủy quyền chỉ dừng lại ở các Bộ phận, Tổ chƣa cụ thể hóa đến từng cá nhân, gây khó khăn cho công tác thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể khi xảy ra sự cố.

- Việc kiểm tra lẫn nhau giữa các bộ phận, tổ kiểm tra độc lập còn chƣa khách quan.

2.4.2.4. Thông tin và truyền thông Ưu điểm:

Việc thu thập và quản lý thông tin đƣợc nhà trƣờng thực hiện khá hiệu quả. Các kênh thông tin bên trong và bên ngoài đơn vị, đặc biệt là tiếp nhận thông tin trực tiếp từ HS và cả CBVC bằng nhiều hình thức khác nhau, giúp cho BGH nhà trƣờng nhận đƣợc thông tin chính xác và đƣợc cung cấp kịp thời, đáng tin cậy.

Những hạn chế còn tồn tại:

- Chƣa có hình thức truyền đạt thông tin kịp thời đối với các trƣờng hợp CBVC đi học tập xa, ít có thời gian lên trƣờng.

- Các kênh thông tin giữa nhà trƣờng với bên ngoài còn thiếu, hình ảnh nhà trƣờng chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân trong và ngoài huyện.

2.4.2.5. Giám sát Ưu điểm:

dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ. BGH ý thức rõ và thƣờng xuyên giám sát hoạt động của các Bộ phận, Tổ cũng nhƣ theo dõi các hoạt động của các cơ sở đào tạo (điểm trƣờng lẻ).

Những hạn chế còn tồn tại:

Hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân còn thiếu hiệu quả. Khi có khiếu nại, tố cáo, Ban Thanh tra nhân dân mới tiến hành kiểm tra hoạt động và tài chính nội bộ. Điều này làm mất tác dụng của công tác giám sát thƣờng xuyên nhằm phát hiện những gian lận và sai sót trong nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 74 - 77)