Đối vơi UBND huyện và Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách xã qua kho bạc nhà nước tây sơn (Trang 90 - 97)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.3. Đối vơi UBND huyện và Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện

3.3.3.1. Đối với UBND huyện

Hàng năm, UBND huyện Tây Sơn cần chỉ đạo các cơ quan quản lý tài chính tham mưu, đề xuất để xây dựng các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, quy định quản lý tài chính xã theo đúng thẩm quyền của UBND huyện và giao cho Phòng Thanh tra huyện chủ trì, tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành gồm cán bộ thuộc Phòng Thanh tra, Phòng Tài chính - Kế hoạch, KBNN huyện tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách, việc chấp hành chế độ, định mức chi tiêu tại các xã trên toàn địa bàn. Qua công tác kiểm tra, những vi phạm, tồn tại trong công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sẽ được phát hiện xử lý kịp thời.

Tăng cường mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng và hướng dẫn công tác quản lý, nghiệp vụ kế toán khi có các chế độ mới ban hành cho chủ tài khoản và cán bộ tài chính cấp xã. Tăng cường khâu giám sát quyết toán công trình do UBND xã làm chủ đầu tư.

3.3.3.2. Đối với Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện

Tham mưu cho UBND huyện về công tác lập, duyệt, phân bổ dự toán NSNN cho các xã. Phân bổ chi tiết theo từng sự nghiệp kinh tế của xã, tránh tình trạng phân bổ không đúng với các nhiệm vụ chi.

Tăng cường công tác thẩm tra số liệu quyết toán của các đơn vị dự toán trực thuộc UBND huyện, xã trước khi lập báo cáo chính thức để đảm bảo số liệu trên báo cáo quyết toán của ngân sách huyện, xã đầy đủ và chính xác.

Có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị cấp xã cách thức và phương pháp lập, chấp hành và quyết toán ngân sách theo đúng chế độ quy định.

Khi hướng dẫn cho UBND các xã về sử dụng NSNN nên có sự phối hợp với KBNN để tránh trường hợp UBND xã thanh toán tại KBNN không đúng với quy trình KSC của KBNN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở đánh giá thực trạng KSC ngân sách xã qua KBNN Tây Sơn trong chương 2, chương 3 tác giả đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả KSC ngân sách xã qua KBNN. Gồm các giải pháp cụ thể về hoàn thiện KSC thường xuyên và hoàn thiện KSC đầu tư XDCB. Đồng thời cũng nêu một số điều kiện về nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ KSC của KBNN cũng như gắn trách nhiệm UBND xã trong quản lý ngân sách xã; Nâng cao ý thức chấp hành chế độ chi ngân sách của các xã.

Các giải pháp trên sẽ góp phần hoàn thiện các quy định về KSC ngân sách xã qua KBNN, qua đó giúp cho cán bộ KSC ngân sách xã được thuận lợi, KSC được chặt chẽ và hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN CHUNG

KSC NSNN nói chung và KSC ngân sách xã qua KBNN nói riêng là một trong những nội dung quan trọng nhằm hướng tới xây dựng một cơ chế quản lý NSNN công khai, minh bạch, bảo đảm cho NSNN được sử dụng một cách có hiệu quả. Mặc dù vấn đề KSC ngân sách xã qua KBNN là một vấn đề không phải là mới, nhưng phức tạp, liên quan đến cấp ngân sách và cũng là đơn vị sử dụng ngân sách.

Đề tài luận văn “Kiểm soát chi ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước

Tây Sơn” đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Khái quát, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về KSC ngân sách xã, những quy định chủ yếu của Nhà nước về công tác KSC ngân sách xã qua KBNN.

Nghiên cứu thực trạng KSC ngân sách xã qua KBNN Tây Sơn, cùng với việc phân tích, đánh giá những quy định mang tính pháp lý về công tác KSC, đánh giá công tác KSC ngân sách xã qua KBNN Tây Sơn. Đã nêu bật được những ưu điểm và hạn chế trong KSC ngân sách xã ở KBNN Tây Sơn, cũng như phân tích các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong KSC ngân sách xã ở KBNN Tây Sơn.

Tác giả cũng đã đề xuất kiến nghị để tạo điều kiện cho việc thực hiện các giải pháp đã đề xuất, như: Nâng cao năng lực đội ngũ KSC ở KBNN Tây Sơn; Nâng cáo trách nhiệm quản lý tài chính của UBND xã; Nâng cao tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt….

Được sự hướng dẫn tận tình của thầy PGS.TS Ngô Hà Tấn cùng với các ý kiến đóng góp nhiệt tình của đồng nghiệp KBNN Tây Sơn, tác giả đã cố gắng thực hiện đề tài nhưng cũng không tránh khỏi sai sót, hạn chế. Tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học cũng như các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Dương Đăng Chính (2003), Giáo trình lý thuyết tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[2] Học viện Tài chính (2005), Giáo trình quản lý tài chính công Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[3] Lê Chi Mai (2011), Giáo trình Quản lý chi tiêu công, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[4] Lê Văn Hưng và cộng sự (2014), Giáo trình nghiệp vụ KBNN, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ, Hà Nội

[5] Đường Nguyễn Hưng (2016), Kiểm soát nội bộ, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[6] KBNN (2017), Giáo trình bồi dưỡng công chức Kho bạc, Trường Nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước, Hà Nội.

[7] KBNN(2008), Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội

[8] Quốc hội (2013), Luật Đấu thầu, Hà Nội. [9] Quốc hội (2014), Luật Xây dựng, Hà Nội. [10] Quốc hội (2014), Luật Đầu tư công, Hà Nội.

[11] Quốc hội (2015), Luật Ngân sách Nhà nước, Hà Nội.

[12] Chính phủ (2016), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm 2016, về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Hà Nội.

[13] Chính phủ (2016), Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015,về quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, Hà Nội.

[14] Chính phủ (2016), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015,về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Hà Nội.

Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, Hà Nội.

[16] Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà

nước, Hà Nội.

[17] Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CPngày 21 tháng 12 năm 2016 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, Hà Nội.

[18] Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10

năm 2012 quy định chế độ kiểm soát,thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua KBNN, Hà Nội.

[19] Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Hà Nội.

[20] Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước, Hà Nội.

[21] Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn, Hà Nội.

[22] Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý, thanh toánvốn đầu tư sử

[23] Bộ Tài chính (2018), Thông tư số 52/2018/TT-BTC ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Thông tư 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2016/TT-BTC, Hà Nội.

[24] Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ

thống KBNN, Hà Nội.

[25] Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán NSNN và hoạt

động nghiệp vụ KBNN, Hà Nội.

[26] KBNN (2017), Công văn số 4696/KBNN-KTNN, ngày 27 tháng 9 năm 2017 của Kho bạc Nhà Nước về việc hướng dẫn thực hiện Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước. Hà Nội.

[27] KBNN (2017), Quyết định số 4236/QĐ-KBNNngày 08 tháng 9 năm2016 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 161/2012/TT-

BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước,

Hà Nội.

[28] KBNN (2018), Quyết định số 2899/QĐ-KBNNngày 15 tháng 6 năm2018 của Kho bạc Nhà nước về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ thống

nhất đầu mối các khoản chi NSNN tại KBNN cấp huyện không có tổ chức phòng, Hà Nội.

[29] KBNN Tây Sơn (2016 - 2018), Báo cáo tổng kết hoạt động KBNN Tây Sơn, Kho bạc Nhà nước Tây Sơn.

các đơn vị dự toán trong tiến trình cải cách tài chính công ở Việt Nam”. Luận văn Tiến sĩ Kinh tế Tài chính-Ngân hàng, Học viện Tài chính Hà Nội.

[31] Nguyễn Thị Cẩm Bình - Phạm Thị Phương Thủy (2018) “Hướng dẫn thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư”, Bài viết đăng trên Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 195 tháng 9 năm 2018.

[32] Nguyễn Thị Hồng Đào (2018), “Hoàn thiện công tác Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tây Ninh”,

Luận văn Thạc sĩ Kế toán, Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM.

[33] Đào Anh Đức (2015), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyênngân sách xã của Kho bạc nhà nước Thanh Hà, tỉnh Hải Dương”Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh, Học viện nông nghiệp Việt Nam.

[34] Nguyễn Quốc Nhã (2015), “Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2015 – 2020”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

[35] Nguyễn Thanh Quang (2013),“Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Gia Lai”,Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH Đà Nẵng.

[36] Vĩnh Sang (2016), “Hoàn thiện Quy trình kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN”, Bài viết đăng trên Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quôc gia, tháng 6 năm 2016.

[37] Nguyễn Mạnh Tuấn (2017), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc”, Bài viết đăng trên Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 177 tháng 3 năm 2017.

[38] Văn Thái Hương Thu (2015), “Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cấp xã qua Kho bạc Nhà nước huyện Phù Mỹ”,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách xã qua kho bạc nhà nước tây sơn (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)