ĐÁNH GIÁ KSC NGÂN SÁCH XÃ QUA KBNN TÂY SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách xã qua kho bạc nhà nước tây sơn (Trang 64)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3. ĐÁNH GIÁ KSC NGÂN SÁCH XÃ QUA KBNN TÂY SƠN

2.3.1. Những ưu điểm

Thứ nhất, qua KSC ngân sách xã, KBNN Tây Sơn đã kiểm soát tương đối chặt chẽ các khoản chi thường xuyên, chi XDCB ngân sách xã. Qua đó làm cho UBND xã chấp hành đầy đủ các điều kiện chi NSNN theo Luật NSNN. Việc sử dụng NSNN dần đi vào nề nếp, giúp cho cơ quan tài chính, KBNN và các cơ quan liên quan có căn cứ để quản lý và điều hành NSNN một cách hiệu quả hơn.

Thứ hai, qua KSC của KBNN Tây Sơn, ngân sách xã được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, chấp hành đúng chế độ về hoá đơn chứng từ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu. Đặc biệt thông qua kiểm tra, kiểm soát chứng từ chi của KBNN đã yêu cầu UBND xã khi thanh toán lương, mua sắm tài sản, phương tiện, sửa chữa ...và chi đầu tư XDCB phải chấp hành nghiêm các quy định của nhà nước, qua đó giúp cho việc quản lý ngân sách xã được chặt chẽ và hiệu quả hơn.

Thứ ba, qua KSC ngân sách xã của KBNN Tây Sơn, thúc đẩy UBND các xã chấp hành tốt các qui định của luật NSNN, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong quản lý, sử dụng ngân sách, góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước…

Thứ tư, qua KSC, trình độ và năng lực cán bộ KBNN Tây Sơn ngày càng được tăng cường cả về số lượng, chất lượng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn và năng lực quản lý cho cán bộ, công chức đã được quan tâm đúng mức. Từng bước hiện đại hoá công nghệ quản lý. Đội ngũ cán bộ, công chức đã trưởng thành nhanh, đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của ngành.

2.3.2. Những hạn chế

2.3.2.1. Hạn chế trong KSC thường xuyên

- Đối với cơ chế giao dịch một cửa trong KSC thường xuyên: Việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ KSC không thực hiện theo quy định như: không lập phiếu giao nhận hồ sơ, không cập nhật vào sổ theo dõi hồ sơ ... dẫn đến không minh bạch về quy trình, thời gian xử lý hồ sơ, gây hiểu lầm và làm phiền hà cho UBND các xã phải đi lại nhiều lần để bổ sung hòan chỉnh hồ sơ, dẫn đến chậm thanh toán.

- Về hồ sơ KSC thường xuyên ngân sách xã:

+ Đối với hồ sơ tạm ứng ngân sách xã: Do đặc thù quản lý ngân sách xã, theo Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính có quy định tại điểm đ, mục 5, Điều 12 “trên chứng từ chi chỉ ghi tổng số tiền cần tạm ứng”, chẳng hạn như: tạm ứng chi thường xuyên, tạm ứng từ nguồn

kinh phí chi bổ sung ngân sách cấp trên ...Cán bộ KSC rất khó theo dõi, đôn đốc thanh toán tạm ứng, nhiều trường hợp các đơn vị xã tạm ứng kéo dài, cuối năm ngân sách xã rất khó xác định được kinh phí nào được phép chuyển nguồn, kinh phí nào để lại kết dư ngân sách... Nhiều khoản kinh phí ngân sách xã không có nhu cầu chi, nhưng vẫn không nộp trả NSNN, dẫn đến nguy cơ chiếm dụng tiền từ NSNN.

+ Đối với hồ sơ KSC lương: Cán bộ KSC không thực hiện kiểm soát danh sách những người hưởng lương của các xã so với chỉ tiêu biên chế từng xã đã được UBND huyện giao, mà thực hiện theo đề nghị của các xã không kiểm soát tính logic của danh sách những người được hưởng lương, nhân sai số học, số liệu không khớp, kê trùng tên, trùng số thứ tự... tạo kẽ hở để Kế toán xã lợi dụng cố tình nâng khống hệ số lương, kê khống tên, kê trùng số thứ tự.. nhằm mục đích chiếm dụng tiền từ NSNN.

các Nghị quyết, Chỉ thị, các văn bản của cấp có thẩm quyền về điều hành NSNN hàng năm và các cơ chế tài chính liên quan đến việc mua sắm theo quy định của pháp luật. Chi mua sắm tài sản chuyên dùng khi cấp có thẩm quyền chưa ban hành danh mục, định mức tài sản dùng chung hoặc chi sai định mức tài sản chuyên dùng, dẫn đến công chức KBNN làm nhiệm vụ KSC gặp nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện như: biên bản nghiệm thu chưa có mẫu thống nhất, cách thức kiểm soát biên bản nghiệm thu chưa có hướng dẫn cụ thể; nhiều loại hàng hóa, tài sản, dịch vụ cấp có thẩm quyền chưa ban hành định mức. Do vậy, Kho bạc cũng khó có căn cứ mà kiểm soát. Điều này dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách xã trong mua sắm tài sản ở cấp xã.

2.3.2.2. Hạn chế trong KSC chi đầu tư XDCB

- Về cơ chế tạm ứng và thu hồi tạm ứng:

Cơ chế tạm ứng và thu hồi tạm ứng còn có điểm chưa phù hợp, nguyên tắc thanh toán của KBNN là căn cứ vào điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng kinh tế giữa UBND xã (chủ đầu tư) và nhà thầu để thực hiện thanh toán, do đó nhà thầu có thể thống nhất với UBND xã tạm ứng một lần hoặc nhiều lần, giai đoạn tạm ứng, thời gian tạm ứng và mức tạm ứng thể hiện cụ thể trong hợp đồng. Việc tạm ứng có thể bị vụ lợi, vì tỷ lệ tạm ứng cho nhà thầu do chủ quan của UBND xã quyết định. Do đó nảy sinh cơ chế xin cho giữa UBND xã và nhà thầu trong thương thảo, thỏa thuận tỷ lệ tạm ứng, tạo nên sự bất bình đẳng giữa các nhà thầu. Ngoài ra, cơ chế thanh toán vốn đầu tư chưa phù hợp với tiến độ thực hiện của dự án, quy định về việc thu hồi tạm ứng vốn thiếu chặt chẽ, không ràng buộc về tỷ lệ thu và thời gian thu mà chỉ qui định thu hết tạm ứng khi thanh toán đạt 80% giá trị hợp đồng và tùy theo thống nhất giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Điều này dẫn đến tình trạng UBND xã thông đồng với nhà thầu thống nhất thu hồi tạm ứng ít, nhỏ giọt, kéo dài thời gian thi

công dẫn đến vốn Nhà nước bị chiếm dụng trong thời gian dài.

- Về hồ sơ, chứng từ thanh toán: Ngoài hồ sơ pháp lý ban đầu, trong từng lần thanh toán tùy trường hợp thanh toán hay thực chi mà chủ đầu tư còn gửi đến KBNN Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư (mẫu theo phụ lục 05 đính kèm Thông tư 86/2011/TT-BTC) và Giấy rút vốn đầu tư (mẫu số C3-01/NS Thông tư 08/2013/TT- BTC). Hai mẫu chứng từ này, có nội dung trùng lặp nhau. Vì vậy, việc lập cùng lúc 02 mẫu này là không cần thiết, rườm rà về mặt thủ tục và không cung cấp thêm thông tin gì cho công tác quản lý, kiểm soát, thanh toán. Một điểm nữa là chứng từ thanh toán hiện nay gồm quá nhiều loại và các yếu tố trên chứng từ còn nhiều yếu tố mang tính chất trùng lặp, khó nhớ.

- Về thanh toán, quyết toán, tất toán dự án: Đây là một trong những nhiệm vụ trong kiểm soát chi đầu tư XDCB, thời gian qua trên địa bàn huyện Tây Sơn tồn đọng nhiều công trình, dự án chưa được quyết toán, tất toán, nhất là các dự án thuộc chủ đầu tư UBND xã quản lý, do hồ sơ quyết toán còn thiếu thủ tục theo quy định, nhiều Chủ đầu tư, kế toán đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác, nhà thầu phá sản không còn hoạt động ... dẫn đến nợ đọng XDCB kéo dài nhiều năm, làm giảm hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Một là: Cơ chế chính sách liên quan đến ngân sách xã và KSC ngân sách xã còn thiếu đồng bộ và chưa chặt chẽ:

- Hệ thống pháp luật hiện hành về ngân sách xã chưa được chặt chẽ và đồng bộ, việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý chưa thực sự rõ ràng, còn trùng lặp và chồng chéo. Các điều kiện để KBNN thực hiện kiểm tra, KSC ngân sách xã chưa được đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là căn cứ pháp lý và trách nhiệm xử lý sai sót và vi phạm chưa rõ ràng.

- Các văn bản quy định chế độ kiểm soát đối với các khoản chi thường xuyên mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi nhưng vẫn chưa đầy đủ, không bắt kịp với những thay đổi trong thực tế, một số văn bản ra đời quá lâu và không còn phù hợp với tình hình thực tế; chưa có cơ chế KSC riêng cho NS xã.

- Cơ chế chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực chi thường xuyên còn thiếu đồng bộ. Các văn bản quy định KSC thường xuyên còn chồng chéo, đôi khi mâu thuẫn nhau; nội dung chưa quy định cụ thể, rõ ràng, còn chung chung dẫn đến có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, từ đó thực hiện thiếu thống nhất. Văn bản chưa bao quát hết các nội dung cần thiết, còn tạo ra “khe hở” để các đơn vị SDNS xã có cơ hội lợi dụng.

Hai là: Hệ thống các định mức, tiêu chuẩn còn thiếu, lạc hậu, không thống nhất và không theo cơ chế thị trường. Hệ thống định mức chi tiêu của Nhà nước đối với ngân sách xã vừa thiếu vừa lạc hậu. Hệ thống định mức chi tiêu trong chi ngân sách xã thời gian qua đã được các cơ quan chức năng bổ sung, sửa đổi. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, ngân sách xã vẫn còn thiếu căn cứ để đơn vị xây dựng dự toán.

Ba là: Trình độ, năng lực của cán bộ xã còn nhiều hạn chế. Công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công chức xã chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý tại địa phương. Một số thủ trưởng đơn vị ngân sách xã chưa nắm bắt kịp thời nguyên tắc quản lý tài chính, còn thiếu ý thức chấp hành công tác quản lý chi NSNN. Mặt khác năng lực chuyên môn của một số cán bộ KSC còn hạn chế. Tình trạng ngại va chạm, còn nể nang trong quá trình thực hiện công tác KSC vẫn còn tồn tại. Một số cán bộ KSC còn hạn chế năng lực về công nghệ thông tin, thiếu tính chuyên nghiệp nên rất khó để vận dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong KSC.

Bốn là: Ý thức tự giác chấp hành Luật của UBND các xã chưa cao, thể hiện cả trong quá trình xây dựng dự toán chi - đó là luôn có khuynh hướng

xây dựng dự toán cao hơn so với nhu cầu thực tế, dẫn đến chất lượng dự toán thấp, thể hiện trong khâu chấp hành dự toán - đó là luôn tìm cách lợi dụng những “khe hở” trong các chế độ chi tiêu dẫn đến việc lãng phí, kém hiệu quả trong quản lý NSNN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn trình bày khái quát về KBNN Tây Sơn cũng như tập trung phân tích thực trạng KSC ngân sách xã qua KBNN Tây Sơn trên cơ sở các quy định, quy trình, thủ tục, điều kiện KSC ngân sách xã. Các khoản chi được kiểm soát chặt chẽ, đúng tiêu chuẩn, định mức và đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhất định làm giảm hiệu quả trong công tác KSC ngân sách xã qua KBNN Tây Sơn.

Từ những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong công tác KSC ngân sách xã, trong chương tiếp theo sẽ trình bày những giải pháp khắc phục những hạn chế, góp phần nâng cao chất lượng công tác KSC ngân sách xã ở KBNN Tây Sơn.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI

NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TÂY SƠN 3.1. MỤC TIÊU HOÀN THIỆN KSC NGÂN SÁCH XÃ QUA KBNN TÂY SƠN

3.1.1. Đối với KSC thường xuyên

Một là, thực hiện chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, mọi khoản chi thường xuyên ngân sách xã phải được chi đúng chế độ, định mức. Đồng thời phải tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo tất cả các khoản chi của ngân sách xã đều được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ qua hệ thống KBNN. Qua kiểm soát sẽ từ chối thanh toán những khoản chi không có trong dự toán được duyệt hoặc không đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định. Thực hiện tốt công tác KSC thường xuyên ngân sách xã là khâu quan trọng trong tổng thể các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trách nhiệm trong công tác phối hợp giữa KBNN và đơn vị sử dụng NSNN.

Hai là, KSC ngân sách xã phải đạt được mục tiêu kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng và đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Bảo đảm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và đúng mục đích, góp phần loại bỏ tiêu cực, tham ô, lãng phí, chống phiền hà, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN.

Ba là, hoàn thiện KSC ngân sách xã ở KBNN Tây Sơn phải trên cơ sở đào tạo bồi dưỡng công chức nâng cao trình độ tin học và chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thực hiện tin học hóa hoạt động nghiệp vụ kho bạc, tiến tới KSC điện tử, thanh toán điện tử và dịch vụ công

Bốn là, quy trình thủ tục KSC ngân sách xã phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát, người được kiểm soát; đồng thời phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu quản lý thực tế tại địa phương.

3.1.2. Đối với KSC chi đầu tư XDCB

Hoàn thiện KSC đầu tư XDCB từ ngân sách xã qua KBNN Tây Sơn phải đảm bảo được:

Một là, hoàn thiện quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB theo hướng qui trình thanh toán cần giảm thiểu các khâu trung gian từ khâu tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đến khâu kiểm soát thanh toán cho đơn vị thụ hưởng. Đồng thời, việc hoàn thiện này vẫn phải đảm bảo kiểm soát thanh toán chặt chẽ nguồn vốn đầu tư XDCB, tránh gây lãng phí NSNN.

Hai là, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn, nhưng vẫn đảm bảo các khoản chi thanh toán đúng đối tượng, đúng nội dung của dự án đã được phê duyệt, theo đúng định mức, đơn giá và các quy định hiện hành.

Ba là, phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng cán bộ KSC một cách hợp lý, theo đúng quy định.

Bốn là, tăng cường kiểm tra chéo giữa các cán bộ KSC đầu tư XDCB ngân sách xã với nhau theo chỉ thị 4125 ngày 26/9/2016 của Tổng giám đốc KBNN.

3.2. HOÀN THIỆN KSC NGÂN SÁCH XÃ QUA KBNN TÂY SƠN 3.2.1. Hoàn thiện KSC thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Tây Sơn 3.2.1. Hoàn thiện KSC thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Tây Sơn

3.2.1.1. Hoàn thiện KSC tạm ứng ngân sách xã

Những năm qua công tác KSC chi ngân sách xã qua KBNN Tây Sơn có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên KSC tạm ứng ngân sách xã qua Kho bạc còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại, chắng hạn như: tạm ứng chi thường xuyên, tạm ứng chi đầu tư XDCB, tạm ứng từ nguồn kinh phí bổ sung ngân

sách cấp trên ...KSC của Kho bạc rất khó theo dõi, đôn đốc thanh toán tạm ứng. Nhiều trường hợp các đơn vị xã tạm ứng kéo dài nhưng chưa thanh toán tạm ứng với KBNN, cuối năm ngân sách các đơn vị xã rất khó xác định được kinh phí nào được phép chuyển nguồn, kinh phí nào để lại kết dư ngân sách... Nhiều khoản kinh phí ngân sách xã không có nhu cầu chi nhưng vẫn không nộp trả NSNN, dẫn đến nguy cơ chiếm dụng tiền NSNN. Để khắc phục những tồn tại trong KSC tạm ứng ngân sách xã, tác giả đề xuất thực hiện một số nội dung sau:

- Khi KSC tạm ứng ngân sách xã, GDV kiểm soát kỹ nội dung tạm ứng trên chứng từ rút tiền, đối với khoản chi bằng tiền mặt phải đảm bảo đúng đối tượng và nội dung chi theo quy định tại Điều 6 Thông tư 13/2017/TT-BTC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách xã qua kho bạc nhà nước tây sơn (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)