6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Một là: Cơ chế chính sách liên quan đến ngân sách xã và KSC ngân sách xã còn thiếu đồng bộ và chưa chặt chẽ:
- Hệ thống pháp luật hiện hành về ngân sách xã chưa được chặt chẽ và đồng bộ, việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý chưa thực sự rõ ràng, còn trùng lặp và chồng chéo. Các điều kiện để KBNN thực hiện kiểm tra, KSC ngân sách xã chưa được đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là căn cứ pháp lý và trách nhiệm xử lý sai sót và vi phạm chưa rõ ràng.
- Các văn bản quy định chế độ kiểm soát đối với các khoản chi thường xuyên mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi nhưng vẫn chưa đầy đủ, không bắt kịp với những thay đổi trong thực tế, một số văn bản ra đời quá lâu và không còn phù hợp với tình hình thực tế; chưa có cơ chế KSC riêng cho NS xã.
- Cơ chế chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực chi thường xuyên còn thiếu đồng bộ. Các văn bản quy định KSC thường xuyên còn chồng chéo, đôi khi mâu thuẫn nhau; nội dung chưa quy định cụ thể, rõ ràng, còn chung chung dẫn đến có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, từ đó thực hiện thiếu thống nhất. Văn bản chưa bao quát hết các nội dung cần thiết, còn tạo ra “khe hở” để các đơn vị SDNS xã có cơ hội lợi dụng.
Hai là: Hệ thống các định mức, tiêu chuẩn còn thiếu, lạc hậu, không thống nhất và không theo cơ chế thị trường. Hệ thống định mức chi tiêu của Nhà nước đối với ngân sách xã vừa thiếu vừa lạc hậu. Hệ thống định mức chi tiêu trong chi ngân sách xã thời gian qua đã được các cơ quan chức năng bổ sung, sửa đổi. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, ngân sách xã vẫn còn thiếu căn cứ để đơn vị xây dựng dự toán.
Ba là: Trình độ, năng lực của cán bộ xã còn nhiều hạn chế. Công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công chức xã chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý tại địa phương. Một số thủ trưởng đơn vị ngân sách xã chưa nắm bắt kịp thời nguyên tắc quản lý tài chính, còn thiếu ý thức chấp hành công tác quản lý chi NSNN. Mặt khác năng lực chuyên môn của một số cán bộ KSC còn hạn chế. Tình trạng ngại va chạm, còn nể nang trong quá trình thực hiện công tác KSC vẫn còn tồn tại. Một số cán bộ KSC còn hạn chế năng lực về công nghệ thông tin, thiếu tính chuyên nghiệp nên rất khó để vận dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong KSC.
Bốn là: Ý thức tự giác chấp hành Luật của UBND các xã chưa cao, thể hiện cả trong quá trình xây dựng dự toán chi - đó là luôn có khuynh hướng
xây dựng dự toán cao hơn so với nhu cầu thực tế, dẫn đến chất lượng dự toán thấp, thể hiện trong khâu chấp hành dự toán - đó là luôn tìm cách lợi dụng những “khe hở” trong các chế độ chi tiêu dẫn đến việc lãng phí, kém hiệu quả trong quản lý NSNN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn trình bày khái quát về KBNN Tây Sơn cũng như tập trung phân tích thực trạng KSC ngân sách xã qua KBNN Tây Sơn trên cơ sở các quy định, quy trình, thủ tục, điều kiện KSC ngân sách xã. Các khoản chi được kiểm soát chặt chẽ, đúng tiêu chuẩn, định mức và đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhất định làm giảm hiệu quả trong công tác KSC ngân sách xã qua KBNN Tây Sơn.
Từ những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong công tác KSC ngân sách xã, trong chương tiếp theo sẽ trình bày những giải pháp khắc phục những hạn chế, góp phần nâng cao chất lượng công tác KSC ngân sách xã ở KBNN Tây Sơn.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI
NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TÂY SƠN 3.1. MỤC TIÊU HOÀN THIỆN KSC NGÂN SÁCH XÃ QUA KBNN TÂY SƠN
3.1.1. Đối với KSC thường xuyên
Một là, thực hiện chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, mọi khoản chi thường xuyên ngân sách xã phải được chi đúng chế độ, định mức. Đồng thời phải tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo tất cả các khoản chi của ngân sách xã đều được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ qua hệ thống KBNN. Qua kiểm soát sẽ từ chối thanh toán những khoản chi không có trong dự toán được duyệt hoặc không đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định. Thực hiện tốt công tác KSC thường xuyên ngân sách xã là khâu quan trọng trong tổng thể các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trách nhiệm trong công tác phối hợp giữa KBNN và đơn vị sử dụng NSNN.
Hai là, KSC ngân sách xã phải đạt được mục tiêu kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng và đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Bảo đảm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và đúng mục đích, góp phần loại bỏ tiêu cực, tham ô, lãng phí, chống phiền hà, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN.
Ba là, hoàn thiện KSC ngân sách xã ở KBNN Tây Sơn phải trên cơ sở đào tạo bồi dưỡng công chức nâng cao trình độ tin học và chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thực hiện tin học hóa hoạt động nghiệp vụ kho bạc, tiến tới KSC điện tử, thanh toán điện tử và dịch vụ công
Bốn là, quy trình thủ tục KSC ngân sách xã phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát, người được kiểm soát; đồng thời phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu quản lý thực tế tại địa phương.
3.1.2. Đối với KSC chi đầu tư XDCB
Hoàn thiện KSC đầu tư XDCB từ ngân sách xã qua KBNN Tây Sơn phải đảm bảo được:
Một là, hoàn thiện quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB theo hướng qui trình thanh toán cần giảm thiểu các khâu trung gian từ khâu tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đến khâu kiểm soát thanh toán cho đơn vị thụ hưởng. Đồng thời, việc hoàn thiện này vẫn phải đảm bảo kiểm soát thanh toán chặt chẽ nguồn vốn đầu tư XDCB, tránh gây lãng phí NSNN.
Hai là, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn, nhưng vẫn đảm bảo các khoản chi thanh toán đúng đối tượng, đúng nội dung của dự án đã được phê duyệt, theo đúng định mức, đơn giá và các quy định hiện hành.
Ba là, phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng cán bộ KSC một cách hợp lý, theo đúng quy định.
Bốn là, tăng cường kiểm tra chéo giữa các cán bộ KSC đầu tư XDCB ngân sách xã với nhau theo chỉ thị 4125 ngày 26/9/2016 của Tổng giám đốc KBNN.
3.2. HOÀN THIỆN KSC NGÂN SÁCH XÃ QUA KBNN TÂY SƠN 3.2.1. Hoàn thiện KSC thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Tây Sơn 3.2.1. Hoàn thiện KSC thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Tây Sơn
3.2.1.1. Hoàn thiện KSC tạm ứng ngân sách xã
Những năm qua công tác KSC chi ngân sách xã qua KBNN Tây Sơn có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên KSC tạm ứng ngân sách xã qua Kho bạc còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại, chắng hạn như: tạm ứng chi thường xuyên, tạm ứng chi đầu tư XDCB, tạm ứng từ nguồn kinh phí bổ sung ngân
sách cấp trên ...KSC của Kho bạc rất khó theo dõi, đôn đốc thanh toán tạm ứng. Nhiều trường hợp các đơn vị xã tạm ứng kéo dài nhưng chưa thanh toán tạm ứng với KBNN, cuối năm ngân sách các đơn vị xã rất khó xác định được kinh phí nào được phép chuyển nguồn, kinh phí nào để lại kết dư ngân sách... Nhiều khoản kinh phí ngân sách xã không có nhu cầu chi nhưng vẫn không nộp trả NSNN, dẫn đến nguy cơ chiếm dụng tiền NSNN. Để khắc phục những tồn tại trong KSC tạm ứng ngân sách xã, tác giả đề xuất thực hiện một số nội dung sau:
- Khi KSC tạm ứng ngân sách xã, GDV kiểm soát kỹ nội dung tạm ứng trên chứng từ rút tiền, đối với khoản chi bằng tiền mặt phải đảm bảo đúng đối tượng và nội dung chi theo quy định tại Điều 6 Thông tư 13/2017/TT-BTC ngày 15/12/2017 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thu chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN. Khi hạch toán trên Hệ thống Tabmis phải chi tiết và ghi rõ nội dung các khoản tạm ứng ngân sách xã như: tạm ứng từ nguồn dự toán tạm cấp phải theo dõi chi tiết tính chất nguồn kinh phí 27- Dự toán tạm ứng; tạm ứng chi thường xuyên hạch toán mã nội dung 0051 và tạm ứng chi đầu tư XDCB hạch toán mã nội dung 0052
- GDV phải mở sổ theo dõi thủ công về tình hình tạm ứng ngân sách xã , định kỳ đối chiếu số liệu tạm ứng, số còn lại chưa thanh toán và tăng cường đôn đốc, yêu cầu các xã nộp trả kịp thời cho ngân sách các khoản tạm ứng còn thừa không còn nhu cầu chi.
- Phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoach huyện định kỳ đôn đốc UBND các xã chuyển từ tạm ứng sang thực chi khi có nguồn kinh phí cấp trên cấp về hoặc chuyển nộp trả ngân sách cấp trên nếu ngân sách xã đã hết nhu cầu chi từ nguồn kinh phí này...
Thực hiện tốt các giải pháp trên sẽ giúp KSC KBNN Tây Sơn quản lý các khoản tạm ứng ngân sách xã được chặt chẽ, hạn chế tối đa tình hình tạm
ứng kéo dài ở cấp xã, góp phần phòng ngừa các đơn vị xã chiếm dụng tiền của NSNN.
3.2.1.2. Hoàn thiện KSC thanh toán cá nhân
- Đối với KSC lương cho cán bộ, nhân viên
Tiền lương và phụ cấp lương là khoản chi nằm trong nhóm các khoản chi thanh toán cá nhân, chiếm tỷ lệ lớn trong chi thường xuyên được kiểm soát qua KBNN. Chi NSNN về tiền lương, phụ cấp và các khoản theo lương (gọi chung là chi tiền lương) là khoản chi đặc biệt quan trọng và được quan tâm chỉ đạo để tăng cường kiểm soát đối với các đơn vị sử dụng NSNN. Tuy nhiên, công tác KSC tiền lương tại KBNN Tây Sơn vẫn đang bộc lộ nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Với đặc thù tiền lương, trích bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn được UBND các xã thanh toán cho người lao động, cơ quan bảo hiểm, tổ chức công đoàn vào ngày đầu tháng, sau khi đối chiếu hoàn tất với KBNN, GDV KBNN dựa trên danh sách đăng ký quỹ lương gửi từ đầu năm và danh sách phát sinh điều chỉnh để nhân chia, cộng, trừ ra tổng số tiền được thanh toán. Đối với ngân sách cấp xã được hạch toán theo MLNS gồm nhiều mã chương, nhiều mã ngành riêng biệt, có trường hợp người lao động hưởng lương tại mã ngành này đồng thời hưởng phụ cấp kiêm nhiệm tại mã ngành khác. Hoặc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi … có thêm các khoản phụ cấp riêng, trong năm có trường hợp UBND xã cả 12 tháng đều có biến động quỹ tiền lương, do đó việc theo dõi, KSC của KBNN tốn rất nhiều thời gian.
Xuất phát từ thực tế trên, để giảm bớt khó khăn đối với GDV trong KSC lương, phụ cấp, chế độ, mà cụ thể là chế độ đối với CBCC cấp xã cần có các giải pháp sau:
- Bộ Tài chính nên đưa trách nhiệm này thuộc về các UBND xã, bắt buộc chủ tài khoản UBND các xã phải tìm tòi, học hỏi để duyệt chi khoản
thanh toán cá nhân này sao cho đúng, đủ theo quy định của pháp luật và phải công khai tại trụ sở làm việc của UBND xã. KBNN không chịu trách nhiệm về kết quả tính toán, danh sách tiền lương của UBND xã mà chỉ thực hiện kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ chứng từ thanh toán. Theo đó đề xuất sửa đổi thủ tục để thực hiện kiểm soát thanh toán chế độ tiền lương qua KBNN là văn bản phê duyệt chỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyền phê duyệt, danh sách thanh toán lương hàng tháng do chủ tịch UBND xã ký duyệt có xác nhận của tổ chức công đoàn. KBNN không chịu trách nhiệm về định mức, tiêu chuẩn, số lượng trên danh sách lương hàng tháng.
- Sở Tài chính Bình Định là đầu mối quản lý tiền lương trên địa bàn tỉnh, nên tham mưu UBNB tỉnh Bình Định đặt hàng xây dựng Hệ thống quản lý tiền lương thống nhất trong toàn tỉnh để UBND các xã vận hành phần mềm theo phương thức trực tuyến qua đường truyền Internet hoặc mạng chuyên dùng, phần mềm chạy trên nền tảng Web app. Định kỳ hàng tháng kế toán trưởng hay phụ trách kế toán của UBND xã có trách nhiệm cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin về biến động tiền lương vào Hệ thống quản lý tiền lương. Nếu có sự thay đổi về con người hoặc hệ số chỉ cần nhập tên hoặc hệ số mới thì Hệ thống sẽ tự động cập nhật... và tính toán lại cho đúng. UBND các xã sẽ sử dụng chữ ký số trong giao dịch chi trả lương qua KBNN, đồng thời tích hợp bảng chi trả lương và lập Giấy rút dự toán tiền lương của UBND xã vào dịch vụ công trực tuyến của KBNN để GDV theo dõi KSC, nhằm kiểm tra tính chính xác của bảng lương và các khoản phụ cấp trên file trùng khớp với bảng lương trên giấy. Phân chia số liệu theo từng MLNS và tỷ lệ chuyển các khoản Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Kinh phí công đoàn khớp đúng với giấy rút dự toán của đơn vị. KSC của KBNN sẽ dễ dàng kiểm tra chính xác và nhanh nhất, vừa đảm bảo công tác KSC được chặt chẽ vừa tiết kiệm thời gian và phù hợp với tiến trình cải cách thủ tục hành chính, hạn chế việc giả mạo
chữ ký, giả mạo con dấu của đơn vị do Kế toán trưởng và chủ tài khoản UBND xã ký duyệt bằng chữ ký số; thông tin thanh toán được bảo mật.
- Đối với KSC các khoản chi cá nhân khác
Theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT-BTC, khi thanh toán các khoản khác cho cá nhân, UBND xã gửi danh sách theo từng lần thanh toán đến KBNN thực hiện kiểm soát, chi trả. Việc này làm mất nhiều thời gian để kiểm soát và làm tăng khối lượng hồ sơ lưu trữ tại KBNN. Để giảm bớt thủ tục hành chính, tăng trách nhiệm của UBND xã và đồng nhất với quy định về kiểm soát các khoản chi chuyên môn khác, tác giả đề nghị như sau:
- Đối với các khoản chi cá nhân khác có tổng số tiền trong danh sách từ 20 triệu đồng trở lên thì UBND xã gửi danh sách theo từng lần thanh toán đến KBNN. Còn đối trường hợp những khoản chi không có hợp đồng hoặc những khoản chi có hợp đồng với giá trị nhỏ hơn 20 triệu đồng, song chứng từ chuyển tiền của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước không thể hiện được hết nội dung chi, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước lập và gửi KBNN bảng kê chứng từ thanh toán. Như vậy, sẽ giảm đáng kể về hồ sơ chi thanh toán cá nhân mà KBNN phải kiểm soát và lưu trữ.
- Đối với các khoản chi có nội dung tính chất chi giống nhau phải quy định quy trình, hồ sơ kiểm soát chi như nhau, không phân biệt khoản chi đó bằng tiền mặt hay chuyển khoản. Ví dụ cùng là khoản chi thanh toán tiền bồi dưỡng huấn luyện dân quân tự vệ được tạm ứng bằng tiền mặt thì khi thanh toán tạm ứng, GDV chỉ kiểm soát và lưu bảng kê chứng từ thanh toán cùng chứng từ hàng ngày, còn nếu chi bằng hình thức chuyển khoản thì GDV phải kiểm soát và lưu danh sách từng lần thanh toán. Đồng thời thống nhất quy định các khoản chi dưới 20 triệu đồng đơn vị chỉ gửi Bảng kê chứng từ thanh