6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.2. Đối với KBNN
- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cơ chế chính sách mới ban hành và các văn bản hướng dẫn hàng năm cho công chức KSC, gắn với yêu cầu tăng cường cải cách hành chính và tiêu chuẩn hóa về chuyên môn của đội ngũ cán bộ Kho bạc các cấp trực tiếp làm công tác KSC. Đó phải là những cán bộ được đào tạo cơ bản, có năng lực giải quyết công việc và trình độ chuyên môn tốt; am hiểu về tình hình kinh tế - xã hội cũng như các cơ chế, chính sách của Nhà nước; đồng thời, phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc, tinh thần phục vụ nhân dân tốt. Bên cạnh đó, hàng năm KBNN nên duy trì tổ chức thi nghiệp vụ để đảm bảo công chức KSC nắm vững các quy định về nguyên tắc trong kiểm sóat chi nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình kiểm soát thanh toán.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa hồ sơ thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho UBND xã, đồng thời phân định rõ trách nhiệm của KBNN và đơn vị UBND xã trong từng khâu kiểm soát thanh toán các khỏan chi NSNN qua KBNN, với định hướng nghiên cứu tăng trách nhiệm cho đơn vị sử dụng ngân sách, tiến tới thực hiện KSC theo kết quả thực hiện nhiệm vụ, kiểm soát theo mức độ rủi ro. Đây là một phương thức cấp phát NSNN tiên tiến, mới được áp dụng ở một số nước, hoặc một số khoản chi đặc biệt. Theo đó, Nhà nước không can thiệp vào việc sử dụng các khoản kinh phí NSNN đã cấp cho các cơ quan đơn vị, mà chỉ quan tâm đến hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí đó, tức là chỉ quan tâm đến kết quả đầu ra của các chương trình, mục tiêu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Theo phương thức cấp phát này, ngay từ khi lập dự toán, các cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao; chỉ tiêu nhiệm vụ của năm kế hoạch; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu; dự toán và kết quả thực hiện nhiệm vụ được
giao của năm trước để xây dựng dự toán chi của năm kế hoạch. Sau khi được các cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách năm, các cơ quan đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị thực hiện phương thức cấp phát NSNN theo kết quả đầu ra. Trên cơ sở dự toán chi cả năm được giao và nhiệm vụ phải chi trong quý, các đơn vị phải lập nhu cầu chi quý gửi cơ quan quản lý cấp trên và KBNN nơi mở tài khoản. Căn cứ nhu cầu chi hàng quý đã đăng ký và yêu cầu của nhiệm vụ chi, đơn vị dự toán lập giấy rút dự toán ngân sách gửi KBNN nơi giao dịch.
Căn cứ vào dự toán năm được giao và nhu cầu chi quý đã đăng ký, KBNN thực hiện trích chuyển kinh phí theo đề nghị của đơn vị. Thủ trưởng đơn vị được quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí được cấp, bảo đảm thực hiện công việc theo đúng những cam kết ban đầu. Định kỳ, cơ quan tài chính phối hợp với cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Trường hợp phát hiện đơn vị không bảo đảm thực hiện công việc theo đúng cam kết, KBNN được phép tạm dừng cấp kinh phí cho đơn vị hoặc có biện pháp thu hồi phần kinh phí đã cấp. “Đầu vào” đã được thay bởi các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chất lượng “đầu ra”. Do đó, nó đã khắc phục được những hạn chế của cơ chế KSC theo “đầu vào”, trước mắt chỉ nên áp dụng phương thức cấp phát NSNN theo “kết quả đầu ra” đối với một số khoản chi cho các dịch vụ công cộng như an ninh trật tự, chống các tệ nạn xã hội, các chương trình giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường.
- Thường xuyên tổ chức công tác kiểm tra, tự kiểm tra nội bộ, xử lý sau kiểm tra, tự kiểm tra theo đúng quy chế, quy trình để phát hiện những tồn tại, sai sót và xử lý khắc phục kịp thời. Qua đó kịp thời xử lý nghiêm khắc đối với các công chức KSC có vi phạm và gắn kết quả kiểm tra, tự kiểm tra với việc đánh giá kết quả phân loại công chức, thi đua, khen thưởng hàng năm.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác KSC NSNN như: nâng cấp các chương trình ứng dụng trong KSC hiện có THBC, chương trình kiểm soát rủi ro để thực hiện giao nhận hồ sơ, chứng từ, thông báo số dư qua SMS, ứng dụng KSC lương… đẩy mạnh tuyên truyền đến các dơn vị sử dụng ngân sách triển khai dịch vụ công trực tuyến KBNN và hòan thiện, nâng cấp hệ thống dịch vụ công đảm bảo họat động thông suốt nhằm hạn chế việc lợi dụng giả mạo chữ ký, hồ sơ nhằm chiếm đoạt tiền ngân sách, giảm rủi ro trong thực thi công vụ của công chức KSC. Đáp ứng tối đa yêu cầu của đơn vị sử dụng ngân sách tăng cường minh bạch, công khai, cho phép các đơn vị giao dịch giám sát công tác giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính với các thông tin theo từng gian thực tế như: hồ sơ đã giải quyết, hồ sơ quá hạn, trễ hạn…