Khái quát về văn chính luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí báo cáo viên (Trang 36 - 41)

6. Bố cục luận văn

1.2.2. Khái quát về văn chính luận

1.2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của văn chính luận

Chính luận là một thể loại văn học và là một thể tài báo chí, phản ánh các vấn đề có tính thời sự về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...

Văn chính luận là loại văn bản mà người viết dùng lý lẽ để thể hiện chính kiến, quan điểm, tư tưởng trước những vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội … nhằm mục đích tác động công chúng đến nhận thức và hành động tích cực, phù hợp với chính kiến, quan điểm, tư tưởng của mình.

Về thể loại của văn chính luận, trước đây có các loại viết bằng chữ Hán như: hịch (tiêu biểu như: Hịch tướng sĩ văn, năm 1928 của Trần Quốc Tuấn); cáo (tiểu biểu như: Bình ngô đại cáo, năm 1428 của Nguyễn Trãi); chiếu (tiêu biểu như: Chiếu cần vương, năm 1885 của vua Hàm Nghi).

Hiện nay, văn chính luận gồm có các loại như: Tuyên ngôn (tiêu biểu như: Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh); Tuyên bố (tiêu biểu như Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa XHCNViệt Nam ngày 12/11/1982 về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam); Cương lĩnh (tiêu biểu như Cương lĩnh chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Việt Nam); Báo cáo chính trị (ví dụ như Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII của Đảng, Báo cáo chính trị Đại hội đảng bộ huyện, xã nhiệm kỳ 2015 – 2020 ...); Lời kêu gọi (tiêu biểu như: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946, Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh...); các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu trong các hội nghị chính trị .... (ví dụ như bài phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII).

Như đã nói ở trên, văn chính luận là một thể loại báo chí nên văn chính luận mang đặc điểm chung của thể loại báo chí. Tuy nhiên nó cũng có những đặc điểm riêng của mình.

Thứ nhất, văn chính luận là thể loại báo chí dùng lý lẽ để làm sáng tỏ

sự kiện. Nói đến báo chí là nói đến sự kiện. Để làm sáng tỏ sự kiện, tác giả

dùng các lý lẽ để làm sáng tỏ sự kiện theo quan điểm, tư tưởng của mình. Nói cách khác văn chính luận là một thể loại báo chí dùng các lý lẽ để hướng người đọc đi đến sự nhận thức, tư duy về một sự kiện nào đó theo quan điểm, tư tưởng của người viết.

Thứ hai, văn chính luận là một dạng văn nghị luận. Văn nghị luận là

một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận, làm sáng tỏ một vấn đề nào đó, hướng người đọc đi đến tư duy, nhận thức và hành động theo quan điểm, tư tưởng của người viết. Ở đây, người viết thể hiện quan điểm, tư tưởng của mình đối với một vấn đề nào đó bằng tư duy logic dựa trên các sự kiện và được làm sáng tỏ qua các luận điểm, luận chúng, luận cứ rõ ràng, chặt chẽ.

Thứ ba, sự kiện trong văn chính luận được làm sáng tỏ bởi các lý lẽ logic.

Sự kiện trong văn chính luận không phải là sự kiện được phản ảnh suông theo diễn biến nó xảy ra theo kiểu cung cấp thông tin một chiều mà ở đây nó được làm sáng tỏ thêm thông qua các lý lẽ logic, mang tính thuyết phục.

Thứ tư, văn chính luận thể hiện tư tưởng, quan điểm của tác giả. Văn

chính luận là một thể loại báo chí có vai trò định hướng tư tưởng, tình cảm, nhận thức và dư luận xã hội đối với một vấn đề, một sự kiện nào đó nhằm hướng dư luận đến một nhận thức và hành động đúng đắn. Nhận thức, tư duy của người viết càng sâu sắc, thấu đáo, thái độ, tình cảm càng nghiêm túc, trong sáng đối với vấn đề, sự kiện cần làm sáng tỏ thì hiệu quả định hướng tư tưởng càng cao.

1.2.2.2. Các phương tiện diễn đạt của văn chính luận

Về phương tiện từ ngữ: Văn chính luận dùng lớp từ chính luận, có tính

chính xác cao, thường dùng nhiều từ ngữ chính trị như: dân tộc, đồng bào, bình đẳng, độc lập, tự do, hạnh phúc, quyền lợi, tổ quốc, xâm lược, thắng lợi, bảo vệ, chiến dịch, phát xít, thực dân, kháng chiến, thống nhất, công bằng, dân chủ, đa số, thiểu số…Nhiều từ ngữ chính trị có nguồn gốc từ văn bản chính luận nhưng được dùng rộng khắp trong sinh hoạt chính trị nên thấm vào lớp từ thông dụng đến mức người dân dùng quen thuộc, không còn quan niệm đó là từ ngữ lí luận nữa.

Về phương tiện ngữ pháp: văn chính có tính chiến đấu, bảo vệ chân lý,

bảo vệ cái đúng, định hướng người đọc đi đến nhận thức đúng đắn về một vấn đề nào đó, qua đó chống lại những lời lẽ, tư tưởng sai trái, nên căn cứ lý luận rất vững chắc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lời văn truyền cảm, có thể sử dụng các biện pháp tu từ.

Câu văn trong văn bản chính luận thường là câu có kết cấu chặt chẽ, chuẩn mực, gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận, câu

trước liên kết với câu sau, câu sau nối tiếp câu trước trong một mạch suy luận. Các văn bản chính luận thường dùng những câu phức hợp có những từ ngữ liên kết như: do vậy, bởi thế, cho nên, chẳng những, vì lẽ đó…; do .. nên, do

... cho nên; tuy …nhưng, tuy vậy… nhưng; dù… nhưng, dù vậy … nhưng, …

để phục vụ cho lập luận được chặt chẽ.

Về biện pháp tu từ, ngôn ngữ chính luận không phải phải lúc nào cũng mang tính công thức, ước lệ, khô khan. Ngược lại, nó có thể rất sinh động do sử dụng khá nhiều các biện pháp tu từ. Việc dùng các biện pháp tu từ chỉ giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn nhằm thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ và lập luận. Các biện pháp tu từ có thể dùng trong văn chính luận như: điệp ngữ, liệt kê, ẩn dụ, so sánh, cường điệu …

1.2.2.3. Các đặc trưng phong cách ngôn ngữ của văn chính luận

* Tính công khai về quan điểm, tư tưởng chính trị: Nội dung của văn chính luận là những vấn đề thời sự nhưng phong cách ngôn ngữ chính luận không đơn thuần chỉ có chức năng thông tin khách quan, một chiều mà nó còn thể hiện quan điểm, thái độ, tư tưởng chính trị của người viết (người nói) một cách công khai, dứt khoát, rõ ràng. Từ ngữ sử dụng trong văn chính luận phải được cân nhắc kĩ càng để đảm bảo tính đúng đắn của văn bản, thường là từ ngữ rõ nghĩa, đơn nghĩa, phù hợp với nội dung văn bản, tránh sử dụng những từ ngữ mơ hồ, đa nghĩa, sẽ dễ làm cho người đọc hiểu sai quan điểm, tư tưởng mà người viết muốn đạt đến. Về ngữ pháp, người viết cũng phải sử dụng chặt chẽ, tránh hiểu sai.

* Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Phong cách ngôn ngữ văn

chính luận thể hiện tính chặt chẽ của hệ thống lập luận. Do đó văn chính luận thường sử dụng nhiều từ ngữ liên kết như: để, mà, và, với, tuy, nhưng, do đó mà, bởi vậy…

* Tính truyền cảm, thuyết phục: Mục đích của văn chính luận là hướng người đọc (người nghe) đi đến nhận thức theo quan điểm, tư tưởng của người viết. Chính vì vậy, ngôn ngữ trong văn chính luận là công cụ để trình bày, thuyết phục, tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc (người nghe). Ngoài giá trị lập luận, văn chính luận còn thể hiện giá trị ở giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết. Đặc biệt, trong những cuộc tranh luận, diễn thuyết thì ngữ điệu, giọng nói là phương tiện quan trọng hỗ trợ cho lí lẽ ngôn từ.

1.2.2.4. Vai trò của văn chính luận trong hoạt động báo chí

Văn chính luận là một thể loại có vai trò quan trọng trong hoạt động báo chí. Văn chính luận sử dụng trong hoạt động báo chí có tác dụng tuyên truyền, giáo dục, định hướng tư tưởng của công chúng. Vì vậy, trong hoạt động báo chí, văn chính luận có vai trò: chuyển tải thông tin tổng hợp, có tính khái quát cao; chuyển tải thông tin mang tính định hướng, chiến lược; thay đổi, nâng cao nhận thức của công chúng.

Tiểu kết chương I

Lý thuyết về lập luận và văn chính luận như chúng tôi đã tập trung làm rõ trong chương này sẽ là nền tảng, là cơ sở để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu những kiểu lý lẽ và những phương thức lập luận hiệu quả ở các chương sau, trên tạp chí “Báo cáo viên” mà luận văn khảo sát. Từ đó chúng tôi tìm ra những cách lập luận đạt được hiệu quả như mong muốn.

CHƯƠNG 2

CÁC KIỂU LÝ LẼ TRONG TẠP CHÍ “BÁO CÁO VIÊN”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí báo cáo viên (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)