Biện pháp miêu tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí báo cáo viên (Trang 82 - 84)

6. Bố cục luận văn

3.2.2. Biện pháp miêu tả

Không chỉ có so sánh, miêu tả cũng là một biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều trong lập luận. Miêu tả là biện pháp đưa ra các lý lẽ để làm nổi bật lên những đặc điểm, tính chất của sự vật, sự việc … làm cho sự vật, sự việc được thể hiện một cách đầy đủ nhất và toàn diện nhất.

“Ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào, quyền lực cũng luôn có hai mặt. Mặt tích cực, nó là công cụ hữu hiệu bậc nhất để tập hợp lực lượng xây dựng và bảo vệ tổ quốc, xây dựng một xã hội tốt đẹp, nếu như quyền lực ấy được trao cho những con người có nhân cách tốt. Mặt tiêu cực, nó luôn làm tha hóa những con người và bộ máy sử dụng quyền lực

nhưng lại yếu kém về nhân cách và không có cơ chế tốt để kiểm soát

quyền lực” [tr.13, số 9-2016].

Quyền lực luôn luôn có hai mặt. Để làm rõ tính hai mặt của quyền lực, tác giả đã miêu tả: mặt tích cực, quyền lực là công cụ hữu hiệu bậc nhất để xây dựng một xã hội tốt đẹp; mặt tiêu cực, quyền lực sẽ làm tha hóa những con người và bộ máy sử dụng quyền lực. Chính vì vậy, cần phải có một cơ chế kiểm soát quyền lực, để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, trong đó cán bộ là người đại diện, thay mặt nhân dân thực thi quyền lực.

“Bộ đội Cụ Hồ là hình ảnh tiêu biểu nhất cho những phẩm chất tốt đẹp nhất của người quân nhân cách mạng; phản ánh bản chất, truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân; được hình thành, phát triển trong quá trình chiến đấu gian khổ, ác liệt và hy sinh của nhiều thế hệ cán bộ, chiến sỹ; được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công tổ chức, giáo dục, rèn luyện; được nhân dân hết lòng thương yêu, đùm bọc. Phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” được lưu giữ, kế tục, phát triển qua nhiều thế hệ, làm cho hình ảnh người chiến sĩ Quân đội luôn tỏa sáng trong lòng nhân dân và bạn bè quốc tế, trở thành biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là một trong những yếu tố để nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu

của Quân đội ta” [tr.5-6, số 12-2016].

Để miêu tả hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” là hình ảnh tiêu biểu nhất, tác giả đã đưa ra các lý lẽ cho hình ảnh này là: phản ánh bản chất, truyền thống vẻ vang; được hình thành, phát triển trong quá trình chiến đấu gian khổ, ác liệt và hy sinh; được Đảng và Bác Hồ tổ chức, giáo dục, rèn luyện; được nhân dân thương yêu, đùm bọc … Với sự miêu tả đó, chúng ta thấy hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” là một hình ảnh đặc biệt đẹp đẽ, là niềm vinh dự, tự hào của lớp lớp quân nhân Việt Nam. Ở nước ta, chỉ có “Bộ đội Cụ Hồ” mà không có “Công an Cụ Hồ”, hay “thầy giáo Cụ Hồ” … Chính vì sự tiêu biểu, đặc biệt ấy, các

thế hệ “Bộ đội Cụ Hồ” phải ra sức rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, tu dưỡng phẩm chất đạo đức lối sống, phong cách người quân nhân cách mạng, yêu nước, yêu chế độ, trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, nêu cao ý chí quyết chiến, quyết thắng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí báo cáo viên (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)