6. Bố cục luận văn
3.2.3. Biện pháp lặp cấu trúc
Lặp cấu trúc là biện pháp lặp lại một hay một số thành phần của câu, có thể lặp từ ngữ hoặc lặp ngữ pháp. Việc sử dụng biện pháp lặp cấu trúc sẽ làm tăng thêm sức mạnh, tính thuyết phục của lập luận.
“Vĩ đại, bởi ngay từ khi ra đời, Đảng đã khơi đúng mạch nguồn của dân tộc Việt Nam ! Vĩ đại, bởi lợi ích của Đảng không ngoài lợi ích của nhân dân và đất nước ! Vĩ đại, bởi người cộng sản chấp nhận hy sinh trước, hưởng thụ sau ! Vĩ đại, bởi sự dũng cảm chỉ ra sai lầm, khiếm khuyết và thẳng thắn nhận trách nhiệm về mình, quyết tâm sửa chữa, khắc phục ! Vĩ đại, bởi Đảng biết điều chỉnh, bổ sung kịp thời đường lối, chủ
trương, chính sách hợp lòng dân - ý Đảng !...” [tr.8, số 02-2017].
Biện pháp lặp cấu trúc câu của lập luận trên đây được thể hiện ở “Vĩ
đại, bởi …..”. Bằng biện pháp này, tác giả lần lượt đã đưa ra các luận cứ để
chứng minh cho kết luận: Đảng ta vĩ đại. Các luận cứ đó là: mục tiêu của Đảng vì lợi ích của nhân dân và đất nước; đảng viên của Đảng hy sinh trước, hưởng thụ sau; Đảng dũng cảm chỉ ra và thẳng thắn nhận, quyết tâm sửa chữa khuyết điểm; Đảng biết làm vừa lòng dân khi biết điều chỉnh, bổ sung đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp… Nhờ vậy, trải qua 89 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng ta luôn giữ vững vai trò, vị trí Đảng duy nhất cầm quyền ở nước ta, lãnh đạo nhân dân ta giành nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.
“Nói “Đảng của dân tộc” vì trong Đảng những người con ưu tú của dân tộc, xuất phát từ nhiều thành phần giai cấp khác nhau… Nói
“Đảng của dân tộc” vì Đảng đặt lợi ích cho giai cấp công nhân trong lợi ích chung của dân tộc… Nói “Đảng của dân tộc”, còn mang một ý nghĩa khác vì Đảng ta bao trùm cả nước, đồng thời vì nó gần gũi tận
trong lòng của mỗi đồng bào ta” [tr.10, số 05-2013].
Cũng với biện pháp lặp cấu trúc câu: “Nói “Đảng của dân tộc” vì…” tác giả đã làm nổi bật lên tính dân tộc của Đảng. Đây là đặc tính rất riêng biệt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là vì đảng viên của Đảng là những người con ưu tú của dân tộc; Đảng đặt lợi ích dân tộc lên trên hết và Đảng bao trùm cả nước, gần gũi tận trong trái tim mỗi người dân Việt Nam. Nhờ có “Đảng của dân tộc” mà nhân dân ta đã giành lại độc lập, tự do và có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, phồn vinh như ngày hôm nay.
“Thời gian qua, chúng ta đã nghe nhiều chuyện cười ra nước mắt, cười mà đau, liên quan tới thói giả dối của một bộ phận người nhà nước và chốn quan trường. Đó là chuyện anh trưởng thôn nọ, chị hội phó phụ nữ xã kia kê khai tài sản gia đình không có gì để mong được vào diện hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đó là chuyện “con dê, con bò, con trâu” vốn chỉ để hỗ trợ người dân nghèo nhưng nó ‘bỗng dưng” lại tìm đường đến nhà … quan huyện, quan xã. Đó là chuyện quan chức ở nhiều nơi, nhiều cấp dù học giả, sở hữu bằng cấp giả, bằng cấp không được cơ quan có thẩm quyền công nhận mà vẫn thăng tiến thật, thậm
chí thăng tiến thần tốc trên con đường quan lộ”[tr.19, số 5-2018].
Với biện pháp lặp lại cấu trúc câu: “Đó là chuyện …”, tác giả đã phê phán thói dối trá của một số cán bộ, công chức, từ anh trưởng thôn, chị hội phó phụ nữ tìm cách vào hộ nghèo, cận nghèo; đến quan huyện, quan xã tranh thủ “cướp” kế sinh nhai của người dân nghèo; đến quan chức nhiều nơi được thăng quan tiến chức, thậm chí “thần tốc” nhờ bằng giả … Qua đó, tác giả đã làm tăng thêm sự phẫn nộ của người đọc về thói xấu, bệnh hám danh, hám lợi, hám quyền lực của một số người được gọi là “đầy tớ trung thành của nhân dân”.
Bên cạnh việc biện pháp lặp cấu trúc câu thì lặp từ ngữ cũng được sử dụng để tăng thêm sức mạnh của lập luận. Ví dụ sau đây sẽ chứng minh điều đó:
“Chúng viết sách, báo, sản xuất băng hình nhằm “hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh”. Chúng còn đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với Chủ nghĩa Mác - Lê nin, coi Hồ Chí Minh chỉ là người theo chủ nghĩa dân tộc chứ không phải là người cộng sản, coi Hồ Chí Minh không phải là người vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê nin. Chúng xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền”
[tr.13, số 12-2016].
“Chúng” ở đây đóng vai trò chủ ngữ trong câu, ngầm chỉ các thế lực thù địch. Bằng việc lặp lại chủ ngữ “chúng”, tác giả đã lên án mạnh mẽ việc các thế lực thù địch tiến hành các hoạt động nhằm gây “diễn biến hòa bình” đối với nước ta qua con đường tư tưởng với các hoạt động bôi nhọ, hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của dân tộc, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Do đó, mỗi người dân Việt Nam cần phải tỉnh táo, không dao động, a dua, hùa theo luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo, bôi nhọ của các thế lực thù địch; đồng thời kiên quyết đấu tranh phản bác lại những luận điệu đó để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ chủ quyền và nền độc lập của dân tộc.
Ở ví dụ sau đây cũng được lập luận thông qua việc lặp từ:
“Gần đây, do sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Đài Loan, do nhu cầu nội tại của nền dân chủ Đài Loan, do sự phát triển nhanh chóng của các tổ chức xã hội dân sự Đài Loan đã thúc đẩy mạng lưới liên kết các tổ chức xã hội dân sự của Đài Loan với nhau, của Đài Loan với thế giới ngày càng gắn bó chặt chẽ và hoạt động
mạnh mẽ, hiệu quả hơn” [tr.62, số 2-2017)
Với ba lần lặp lại cụm từ “do sự”, tác giả đã cho chúng ta thấy, sở dĩ các tổ chức xã hội dân sự Đài Loan liên kết với nhau và với thế giới chặt chẽ,
hoạt động mạnh mẽ, hiệu quả hơn là vì kinh tế Đài Loan phát triển nhanh chóng, nhu cầu nội tại của nền dân chủ và sự phát triển nhanh chóng của các tổ chức xã hội dân sự Đài Loan.
Như vậy, biện pháp nghệ thuật lặp cấu trúc ngữ pháp hoặc từ ngữ có tác dụng làm cho lập luận tăng thêm tính thuyết phục, giúp cho lập luận đạt được hiệu quả như mong muốn. Do đó, biện pháp lặp cấu trúc cùng với các biện pháp so sánh và biện pháp miêu tả đã tạo nên sự phong phú, đa dạng, sinh động, uyển chuyển cho lập luận trong nguồn ngữ liệu mà chúng tôi nghiên cứu.
Tiểu kết chương 3
Ở chương này, chúng tôi đi vào tìm hiểu các kiểu câu liên kết lập luận và biện pháp nâng cao hiệu quả lập luận tiêu biểu trong tạp chí “Báo cáo viên”.
Về kiểu câu liên kết lập luận, chủ yếu và phổ biến vẫn là kiểu câu ghép có dùng kết tử theo quan hệ điều kiện - kết quả và kiểu câu ghép có dùng kết tử theo quan hệ nguyên nhân - kết quả. Còn kiểu câu ghép có dùng kết tử theo quan hệ tương phản và kiểu cấu trúc câu chứa từ để hỏi dùng trong lập luận ít phổ biến hơn.
Về biện pháp nâng cao hiệu quả lập luận, chủ yếu vẫn là biện pháp so sánh, chứng minh, giải thích và trích dẫn. Các biện pháp này cùng với các câu liên kết lập luận đã làm phong phú, đa dạng thêm hoạt động lập luận, đồng thời làm tăng sự lôi cuốn và tính thuyết phục của lập luận.
Trong phạm vi giới hạn của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung đề cập đến một số cấu trúc câu sử dụng trong lập luận và một số biện pháp nghệ thuật sử dụng phổ biến trong nguồn ngữ liệu nghiên cứu. Nội dung của chương này sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm một số lý thuyết cơ bản về lập luận đã được nghiên cứu ở các chương trước.
KẾT LUẬN
Việc chọn đề tài nghiên cứu “Lập luận trong tạp chí “Báo cáo viên”” cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, chúng tôi mong muốn được làm cung cấp thông tin về những nội dung định hướng công tác tuyên truyền miệng cho đội ngũ báo cáo viên của các cấp ủy, tổ chức đảng. Đó là những bài viết thể hiện quan điểm của Đảng ta về các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao … ở trong nước và quốc tế, tạo sự thống nhất trong nhận thức. Qua đó nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức giác ngộ cách mạng của đảng viên trong mọi tình huống, không mơ hồ, bi quan, dao động hoặc kích động trước các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm gây “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng. Đồng thời sáng suốt và kiên quyết đấu tranh phản bác lại những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc đó để bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Với phong cách văn nghị luận chính trị, các bài viết thể hiện văn phong khoa học, ngôn từ chuẩn xác, lối diễn đạt và suy diễn chặt chẽ, logic, súc tích, quan điểm, tư tưởng của tác giả được thể hiện rõ ràng, cụ thể.
Ở chương 1, chúng tôi đi vào tìm hiểu những lý thuyết cơ bản về lập luận, như khái niệm lập luận, lý lẽ chung trong lập luận, các biện pháp lập luận hiệu quả ... Từ cơ sở lý luận đó, chúng tôi tiếp tục khảo sát và nghiên cứu lập luận trong tạp chí “Báo cáo viên”.
Ở chương 2, chúng tôi đã khảo sát, thống kê, phân tích các kiểu lý lẽ được sử dụng trong tạp chí “Báo cáo viên”. Kết quả cho thấy, các bài viết đã sử dụng nhiều loại lý lẽ để lập luận, dẫn dắt, định hướng người đọc đến nhận thức và kết luận theo ý muốn của tác giả. Đó là các kiểu lý lẽ ngoại tại, lý lẽ nội tại, lý lẽ theo tiêu chuẩn thực dụng, lý lẽ thang độ, lý lẽ đạo đức, lý lẽ pháp lý, lý lẽ niềm tin và chuỗi lý lẽ. Mỗi kiểu lý lẽ mang lại một hiệu quả lập luận riêng nên việc sử dụng nhiều kiểu lý lẽ để lập luận đã tạo nên sự phong
phú, đa dạng, uyển chuyển cho các bài viết, góp phần tăng thêm sự lôi cuốn và thuyết phục của lập luận. Qua đó, làm cho người đọc chuyển biến về nhận thức, có sự nhìn nhận đúng đắn hơn, rõ ràng hơn về quan điểm, tư tưởng của Đảng đối với các vấn đề, sự kiện quan trọng, nổi bật ở trong nước và quốc tế.
Còn ở chương 3, chúng tôi khai thác một số kiểu cấu trúc câu và một số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong lập luận. Với đặc điểm là văn chính luận nên cấu trúc ngữ pháp của lập luận mang tính khuôn mẫu cao. Vì vậy, để tạo nên các lập luận, tác giả thường sử dụng cấu trúc câu ghép có dùng kết tử và kiểu cấu trúc câu chứa từ để hỏi; trong đó, kiểu cấu trúc câu ghép có dùng kết tử theo quan hệ điều kiện - kết quả, nguyên nhân - kết quả và câu ghép có dùng kết tử tương phản là chủ yếu. Bên cạnh đó, việc làm sao để nâng cao hiệu quả lập luận là điều mà các tác giả đặc biệt quan tâm. Trong thực tế, có rất nhiều biện pháp nghệ thuật để sử dụng trong lập luận. Tuy nhiên, trong đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu các biện pháp nghệ thuật chủ yếu thường được sử dụng trong ngữ liệu, đó là các biện pháp: so sánh, miêu tả và lặp cấu trúc câu để lập luận theo từng trường hợp cụ thể nhằm hướng người đọc đến kết luận như mong muốn.
Việc nghiên cứu lập luận trong tạp chí “Báo cáo viên” trên cơ sở tìm hiểu lý thuyết về lập luận, chúng tôi muốn đóng góp một phần nhỏ nghiên cứu về lập luận trong văn chính luận, từ đó làm rõ thêm vai trò quan trọng đặc biệt của lập luận trong đời sống chính trị. Nhờ có lập luận mà các quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được nhận thức đầy đủ, sâu sắc và được tổ chức thực hiện đạt kết quả trong thực tế cuộc sống.
Vì thời gian và năng lực có hạn nên chắc chắn đề tài mà chúng tôi nghiên cứu sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng để chúng tôi bổ sung, hoàn thiện thêm. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn !
NGUỒN TƯ LIỆU CỦA LUẬN VĂN
Tạp chí “Báo cáo viên” do Ban Tuyên giáo Trung ương - Trung tâm thông tin công tác tuyên giáo phát hành (từ năm 2013 đến tháng 6 năm 2019).
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Võ Thị Mỹ Ân (2014), Lập luận trong tác phẩm: “Tổng thống Mỹ-
Những bài diễn văn nổi tiếng”, luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, ĐH Quy
Nhơn, Bình Định.
[2]. Diệp Quang Ban (1985), ‘Bàn góp về quan hệ chủ vị và quan hệ phần đề - phần thuyết”, Ngôn ngữ (4).
[3]. Diệp Quang Ban (1992), Ngữ pháp tiếng Việt tập 1, 2, NXB Giáo dục. [4]. Diệp Quang Ban (2001), “Ứng dụng cách nhìn dụng học vào việc giải
thích một số yếu tố có mặt trong câu – phát ngôn”, Ngôn ngữ (7).
[5]. Dương Hữu Biên (1997), “Vài ghi nhận về logic và hàm ý”, Ngôn ngữ (1).
[6]. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, NXB KHXH Hà Nội.
[7]. Nguyễn Hồng Cổn (2001), “Bàn thêm về cấu trúc thông báo trong câu tiếng Việt”, Ngôn ngữ (5).
[8]. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục Hà Nội.
[9]. Đỗ Hữu Châu (1982-1983), “Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động”, Ngôn ngữ (3), (1).
[10]. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ tiếng Việt, NXB KHXH. [11]. Đỗ Hữu Châu (1992), “Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt
[12]. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học tập 2, ngữ dụng học,
NXB Giáo dục.
[13]. Nguyễn Đức Dân (1976), “Lôgic và sắc thái liên từ tiếng Việt”, Ngôn ngữ (4).
[14]. Nguyễn Đức Dân (1983), “Phủ định và bác bỏ”, Ngôn ngữ (1).
[15]. Nguyễn Đức Dân (1985), Lôgic – ngữ nghĩa – cú pháp, NXB ĐH và THCN, Hà Nội.
[16]. Nguyễn Đức Dân (1996), Lô gic và tiếng Việt, NXB Giáo dục. [17]. Nguyễn Đức Dân (2000), Ngữ dụng học tập 1, NXB Giáo dục.
[18]. Nguyễn Đức Dân (2001), Bước đầu tìm hiểu về lý thuyết lập luận, TP HCM.
[19]. Nguyễn Đức Dân (2013), Từ câu sai đến câu hay, NXB Trẻ, TP HCM. [20]. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt, từ loại, NXB ĐH và THCN,
Hà Nội.
[21]. Lê Đông (1991), “Ngữ nghĩa – ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: ý nghĩa đánh giá của các hư từ”, Ngôn ngữ (2).
[22]. Lê Đông (1992), “Ngữ nghĩa – ngữ dụng của hư từ: siêu ngôn ngữ và hư từ tiếng Việt: ý nghĩa đánh giá của các hư từ”, Ngôn ngữ (2).
[23]. Lê Đông (1996), “Ngữ nghĩa – ngữ dụng, câu hỏi chính danh”, Luận án phó tiến sĩ khoa học ngữ văn, Hà Nội.
[24]. Triệu Truyền Đống (2001), Phương pháp biện luận thuật hung biện,
NXB Giáo dục.
[25]. Trần Thị Giang (2005), Phương thức lập luận trong tiểu thuyết cổ điển
Trung Quốc và phương Tây, Luận án tiến sĩ, ĐHKHXH và NV, TP HCM.
[26]. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, NXB ĐHQG, Hà Nội. [27]. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt, Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Tập 1,
[28]. Nguyễn Lai, Văn Chính (1999), “Một vài suy nghĩ về hư từ từ góc nhìn ngữ dụng học (qua cứ liệu tiếng Việt)”, Ngôn ngữ (5).
[29]. Hồ Lê (1976), “Tìm hiểu nội dung câu hỏi và cách thức thể hiện nó trong tiếng Việt hiện đại”, Ngôn ngữ (2).
[30]. Hồ Lê (2000), “Những đặc điểm lôgic – ngữ pháp của một loại câu ”,
Ngôn ngữ (7).
[31]. Hoàng Phê (1975), “Phân tích ngữ nghĩa”, Ngôn ngữ (2).
[32]. Hoàng Phê (1982), “Tiền giả định vầ hàm ngôn trong ngữ nghĩa của từ”,
Ngôn ngữ.
[33]. Hoàng Phê (1985), Lôgic ngôn ngữ học, Tập 1, NXB KHXH, Hà Nội. [34]. Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt - Câu, NXB ĐH và
THCN, Hà Nội.
[35]. Nguyễn Phú Phong (1994), “Vô định, nghi vấn và phủ định”, Ngôn ngữ (2).
[36]. Nguyễn Anh Quế (1989), Hư từ trong tiếng Việt, NXB KHXH, Hà Nội. [37]. Lê Xuân Thại (1983), “Về các hiện thực hóa tiền giả định tổ hợp của
động từ và tính từ”, Ngôn ngữ (3).
[38]. Nguyễn Kim Thản (1963), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt tập 1, 2,
NXB KH.
[39]. Lý Toàn Thắng (2000), “Về cấu trúc ngữ nghĩa của câu”, Ngôn ngữ (5). [40]. Phạm Văn Thấu (1997), “Hiệu lực ở lời gián tiếp: Cơ chế và sự biểu