Kiểu cấu trúc câu ghép có dùng kết tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí báo cáo viên (Trang 68 - 76)

6. Bố cục luận văn

3.1.1. Kiểu cấu trúc câu ghép có dùng kết tử

Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại (thường là hai vế), mỗi vế câu thường có cấu tạo giống câu đơn và thể hiện một ý nghĩa có quan hệ với các vế khác trong câu. Các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng nhiều cách nhưng cơ bản nhất vẫn là sử dụng các kết tử. Kiểu cấu trúc câu ghép có

vì nó mang lại hiệu quả cao cho việc lập luận. Ở đây, kết tử được xem là dấu hiệu đầu tiên, dấu hiệu rõ nhất để nhận biết một lập luận. Kiểu cấu trúc câu ghép có kết tử rất đa dạng, phong phú, khó có thể mô tả hết. Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ tập trung phân tích một số kiểu cấu trúc câu ghép có dùng kết tử điển hình trong ngữ liệu nghiên cứu.

Trước hết, đó là cấu trúc câu ghép sử dụng cặp kết tử “nếu … thì” được mô hình hóa: NẾU A THÌ B. Cấu trúc câu ghép có dùng cặp kết tử “nếu … thì” là kiểu câu mô tả quan hệ điều kiện - kết quả, trong đó, điều kiện là luận cứ, là tiền đề; kết quả là kết luận.

Ở ví dụ sau đây tác giả đã lập luận về mối quan hệ điều kiện - kết quả, trong đó điều kiện là “người Mỹ và người Châu Âu thất bại trong việc phối hợp hành động với nhau” và kết quả là “tương lai của họ sẽ dễ nhìn thấy”. Lập luận này đề cập đến những bế tắc của Chính phủ Mỹ trước cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11/2012, do đó, tác giả muốn hướng người đọc đến kết luận: để có tương lai tốt đẹp thì việc phối hợp hành động giữa người Mỹ và người châu Âu phải thành công.

“Nếu người Mỹ và người Châu Âu thất bại trong việc phối hợp hành

động với nhau, thìtương lai của họ sẽ dễ nhìn thấy” [tr.64, số 10-2013].

Kiểu cấu trúc câu ghép có cặp kết tử “nếu … thì” còn mô tả quan hệ không điều kiện - không kết quả, được mô hình hóa: NẾU KHÔNG A THÌ KHÔNG B.

“Nếu không có CMTM Nga vĩ đại, không có “cẩm nang thần kỳ” là Chủ nghĩa Mác - Lê nin thì nhân dân Việt Nam không thể hoàn thành cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cũng không thể có thắng lợi Chiến dịch

Điện Biên Phủ, chiến thắng 30/4/1975 vĩ đại” [tr.10,11, số 10-2016].

Giá trị to lớn của “CMTM Nga vĩ đại” và “Chủ nghĩa Mác - Lê nin” chính là điều kiện quyết định đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giành độc lập của nước ta, mà minh chứng là Cách mạng

Tháng Tám năm 1945, Chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến thắng 30/4/1975 vĩ đại. Đây là kiểu lập luận: nếu không có điều kiện A thì không có kết quả B.

“Nếu không có sự dũng cảm, không có cái tâm, vì dân, vì nước cùng với cái đầu tỉnh táo và tinh thần trách nhiệm cao, chắc chắn không dám đột phá vào kinh tế thị trường, từ bỏ cơ chế bao cấp, quan liêu sang

cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” [tr.63, số 5-2018].

Tương tự như trên, ở ví dụ này, tác giả đã lập luận: không có điều kiện là “sự dũng cảm, không có cái tâm, vì dân, vì nước cùng với cái đầu tỉnh táo và tinh thần trách nhiệm cao” thì không thể có kết quả là “đột phá vào kinh tế thị trường, từ bỏ cơ chế quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN”. Ở đây, kết tử “thì” được thay thế bằng “chắc chắn”.

Kiểu câu ghép có cặp kết tử “nếu ... thì” mô tả quan hệ điều kiện - kết quả có hai biến thể, gồm: không điều kiện - kết quả và điều kiện - không kết quả được mô hình hóa tương ứng là: NẾU KHÔNG A THÌ B hoặc NẾU A THÌ KHÔNG B. Chúng ta cùng xem xét các ví dụ sau đây:

“Nếu báo chí không thể đảm bảo tính chân thực, ắt sẽ làm mất giá trị cơ bản của nó trong quá trình truyền thông, làm mất đi trách

nhiệm nghề nghiệp cơ bản mà nó phải gánh vác” [tr.11, số 8-2017].

Ở ví dụ trên, tác giả muốn khẳng định mối quan hệ giữa tính chân thực của báo chí với giá trị của báo chí và trách nhiệm của nghề báo. Theo đó, không có điều kiện “đảm bảo tính chân thực” thì dẫn đến kết quả sẽ “làm mất giá trị cơ bản”, “làm mất đi trách nhiệm nghề nghiệp cơ bản”. Trong ví dụ này, kết tử “thì” được thay bằng “ắt”.

Thứ hai, kiểu cấu trúc câu ghép với kết tử “chỉ … mới”, được mô hình hóa: CHỈ A MỚI B. Đây cũng là kiểu cấu trúc câu ghép theo quan hệ điều kiện - kết quả.Chúng ta có thể xem xét ví dụ sau đây:

“Chỉ có học tập, quán triệt Nghị quyết kết hợp với tuyên truyền Nghị quyết một cách thiết thực, hiệu quả trong cán bộ, đảng viên, nhân

dân mới thực sự tạo ra được một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, thống nhất ý chí và hành động trong Đảng và sự đồng thuận cao trong

nhân dân…” [tr.5, số 5-2016].

Câu ghép có dùng kết tử “chỉ … mới” cũng theo quan hệ điều kiện - kết quả nhưng lại khác với câu ghép có dùng kết tử “nếu … thì” ở chỗ, điều kiện trong loại câu này là duy nhất, mang tính quyết định và không có sự thay thế, chỉ có điều kiện A mới có được kết quả B. Ở đây, điều kiện duy nhất để “tạo ra được một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt” là “học tập, quán triệt Nghị quyết kết hợp với tuyên truyền Nghị quyết một cách thiết thực, có hiệu quả trong cán bộ, đảng viên”.

Các kiểu cấu trúc câu ghép có mô hình: NHỜ A (MÀ) B, VỚI A (THÌ) B, ĐỂ B (THÌ) A, ĐỂ B CẦN A, MUỐN B CẦN A cũng được xem là các biến thể của câu ghép điều kiện - kết quả có sử dụng kết tử: NẾU A THÌ B. Chúng ta có thể xem xét các ví dụ sau đây:

(1) “Nhờ những giá trị văn hóa và con người đó, Việt Nam đã

tập hợp được sức mạnh của cộng đồng các dân tộc trong nước và sức mạnh đoàn kết của lương tri nhân loại trong hai cuộc kháng chiến thần

thánh” [tr.8, số 05-2013].

(2) “Với đường lối chủ động tham gia các FTA song phương và đa

phương một cách chọn lọc, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng và toàn diện hợp tác

về kinh tế, thương mại ở khu vực và quốc tế” [tr.37, số 8-2014].

(3) “Để trả đũa Mỹ, ngày 13/4/2013, Nga cũng công bố một

danh sách đen những quan chức Mỹ bị cấm nhập cảnh nước này”[tr.56, số 05-2013].

(4) “Để phát huy vai trò to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, cần làm cho đường lối vận động phụ nữ của Đảng được thấu

suốt trong cả hệ thống chuyên chính vô sản, được cụ thể hóa thành

chính sách, luật pháp” [tr.9, số 3-2016].

(5)“Muốn thay đổi thái độ của người lao động, cần tập trung

tuyên truyền sự khác biệt, tính ưu việt của tham gia BHXH so với các hình thức tích lũy khác, đặc biệt là với hình thức gửi tiền tiết kiệm ở

ngân hàng” [tr.44, số 10-2017].

Ở ví dụ (1), tác giả sử dụng kết tử “nhờ” kết hợp dấu phảy để tạo nên lập luận bằng câu ghép, trong đó “những giá trị văn hóa và con người đó” là luận cứ chỉ điều kiện, “Việt Nam đã tập hợp được sức mạnh của cộng đồng các dân tộc trong nước và sức mạnh đoàn kết của lương tri nhân loại trong hai cuộc kháng chiến thần thánh” là kết luận chỉ kết quả. Lập luận này có mô hình: NHỜ A (MÀ) B, trong đó “mà” bị khuyết.

Ở ví dụ (2), tác giả sử dụng câu ghép có kết tử “với” nhằm xác định việc “tham gia FTA” - tức luận cứ, đã “giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng và toàn diện ở khu vực và thế giới” - tức kết quả, với mô hình: VỚI A (THÌ) B,

trong đó “thì” bị khuyết.

Ở ví dụ (3), tác giả đã lập luận bằng câu ghép có kết tử “để”, trong đó để đạt được mục đích “trả đũa Mỹ” thì Nga cần có điều kiện là “công bố một danh sách đen”. Lập luận này theo mô hình: ĐỂ B THÌ A nhưng khuyết mất “thì”.

Ở ví dụ (4), lập luận được tạo thành bởi câu ghép có mô hình: ĐỂ B CẦN A. Theo đó, vế trước kết tử “cần” là luận cứ còn vế sau kết tử “cần” là kết luận của lập luận.

Tương tự như ví dụ (5), lập luận lại được tạo thành bởi câu ghép có mô hình MUỐN A CẦN B. Trong đó kết tử “cần” đóng vai trò liên kết giữa luận cứ và kết luận.

Thứ hai, kiểu cấu trúc câu ghép theo kết tử “vì … nên” được mô hình hóa:

VÌ A NÊN B. Đây là loại câu ghép mô tảquan hệ nguyên nhân - kết quả. Trong loại câu này, nguyên nhân A là luận cứ, còn kết quả B là kết luận của lập luận.

“Vì nhà trường là cái nôi nuôi dưỡng và phát triển trí tuệ, tâm hồn của con người, nên vai trò của các thầy giáo, cô giáo là cực kỳ

quan trọng” [tr.8, số 11-2016].

Ở ví dụ trên, “nhà trường là cái nôi nuôi dưỡng và phát triển trí tuệ, tâm hồn của con người” là nguyên nhân, tức luận cứ; còn “vai trò của các thầy giáo, cô giáo là cực kỳ quan trọng” là kết quả, tức kết luận của lập luận. Ở đây, cặp kết tử “vì … nên” cũng là các tác tử của lập luận và chúng có chức năng liên kết các thành phần của lập luận với nhau.

Tương tự câu ghép có dùng kết tử “bởi … nên” với mô hình: BỞI A NÊN B được xem như là một biến thể của mô hình: VÌ A NÊN B.

“Bởi tình hình giá cả sinh hoạt ngày một tăng, trong khi tiền lương của người lao động thấp nên đời sống vật chất, tinh thần rất khó

khăn” [tr.23, số 3-2016].

Để dẫn dắt người đọc đi đến kết luận, tức kết quả là “đời sống vật chất, tinh thần” của người lao động “rất khó khăn”, tác giả đã lập luận bằng lý lẽ, tức nguyên nhân là “tình hình giá cả sinh hoạt ngày càng tăng” và “tiền lương thấp”. Trong một số trường hợp khác, cấu trúc câu ghép nguyên nhân - kết quả theo mô hình VÌ A NÊN B, kết tử “vì” được rút gọn, chỉ còn lại một kết tử “nên”, trở thành câu ghép theo mô hình: A NÊN B hoặc VÌ A, B. Chúng ta cùng xem xét ví dụ sau:

“Dân chủ chưa được thực hành rộng rãi nên còn có sự lộng quyền, lạm quyền, vẫn còn tình trạng quan liêu, cửa quyền, phiền hà với nhân dân, chưa khắc phục được bệnh tham ô, lãng phí …”[tr.22, số 8-2016].

Trong ví dụ trên, chỉ có kết tử “nên” đảm nhận nhiệm vụ liên kết luận cứ (nguyên nhân) “Dân chủ chưa được thực hành rộng rãi” với kết luận (kết quả) “còn có sự lộng quyền, lạm quyền, vẫn còn tình trạng quan liêu, cửa quyền, phiền hà với nhân dân, chưa khắc phục được bệnh tham ô, lãng phí”.

Cũng mô hình đó, nhưng thay vì sử dụng cặp kết tử “vì … nên” thì người ta lại sử dụng cặp kết tử “do … nên”, với mô hình câu sẽ là: DO A NÊN B hoặc DO A, B.

(1) Do đội ngũ báo cáo viên không có sự đồng đều về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị giữa các vùng, miền, cũng như trên phạm vi toàn quốc nên chất lượng đội ngũ cũng rất khác nhau, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động tuyên truyền miệng” [tr.60, số 11-2018].

(2) “Do xóa bỏ sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường một cách duy ý chí, Liên Xô đã phải trả giá cho sự tách biệt siêu hình và giả tạo giữa sản xuất với nhu cầu, giữa sản xuất với tiêu dùng” [tr.6, số 9-2017].

Ở ví dụ (1), tác giả sử dụng câu ghép có đủ cặp kết tử “do … nên” để liên kết hai thành phần lập luận, trong đó luận cứ (nguyên nhân) là nội dung đứng trước kết tử “nên”, còn kết luận (kết quả) đứng sau kết tử “nên”.

Ở ví dụ (2), mặc dù tác giả chỉ dùng một kết tử “do” cùng với dấu phảy đã tạo nên một lập luận hoàn chỉnh bằng câu ghép nguyên nhân - kết quả. Qua đó, tác giả đã chỉ trích nguyên nhân dẫn đến kết quả “Liên Xô phải trả giá cho sự tách biệt siêu hình và giả tạo giữa sản xuất với nhu cầu, giữa sản xuất với tiêu dùng” chính là do “xóa bỏ sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường một cách duy ý chí”.

Ngoài ra, kiểu câu theo mô hình: B BỞI A cũng là một kiểu câu ghép có dùng kết tử chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả. Tuy nhiên, ở kiểu câu này, trật tự câu đảo ngược, nghĩa là kết quả B đứng trước còn nguyên nhân A đứng sau.

“Hiện nay nội bộ Thái Lan còn đứng trước nguy cơ xảy ra trận chiến giành quyền kế vị trong Hoàng gia Thái Lan, bởi Thái tử Mai - ha Vai-ra-long-cong có những biểu hiện không được lòng dân” [tr.46, số 11-2016].

Lập luận trên cho thấy, việc nội bộ Thái Lan có nguy cơ tranh giành quyền kế vị là bởi nguyên nhân từ việc Thái tử không được nhân dân tôn trọng và tin tưởng.

Thứ ba, ngoài quan hệ theo kiểu nguyên nhân - kết quả thì câu ghép dùng kết tử còn có quan hệ tương phản, theo kiểu mô hình: TUY A NHƯNG B, trong đó A là luận cứ, B là kết luận và “tuy”, “nhưng” là các kết tử có nhiệm vụ liên kết các thành phần của lập luận. Ví dụ:

“Triều Tiên tuy đe dọa sẽ “sử dụng tên lửa đạn đạo tấn công hủy diệt các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ” nhưng trên thực tế họ chưa có loại tên lửa đạn đạo nào có đủ tầm phóng xa như vậy, mà các mục tiêu bị Triều Tiên tấn công trả đũa trước hết được bố trí trên lãnh thổ Nhật Bản

và Hàn Quốc - hai đồng minh then chốt của Mỹ” [tr.23, số 5-2017].

Lập luận trên cho thấy: Triều Tiên đe dọa tấn công hủy diệt Mỹ nhưng thật ra Triều Tiên không thể làm được vì chưa có tên lửa đạn đạo đủ tầm phóng xa …

Kiểu câu theo kiểu mô hình: TUY A NHƯNG KHÔNG B cũng là câu ghép có dùng kết tử theo quan hệ tương phản. Ví dụ:

“Tuy có nhiều cơ quan, đơn vị và nhiều người làm công tác theo dõi, quản lý cán bộ, nhưng vẫn không đánh giá đúng thực chất cán bộ”

[tr.15, số 10-2017].

Lập luận trên cho thấy một thực tế, công tác đánh giá cán bộ không đúng thực chất, mặc dù có nhiều tổ chức, cá nhân đảm trách nhiệm vụ theo dõi, quản lý cán bộ.

Câu ghép có dùng kết tử theo quan hệ tương phản “mặc dù … nhưng” theo kiểu mô hình MẶC DÙ A NHƯNG B cũng tương tự như câu ghép theo mô hình TUY A NHƯNG B. Ở đây, kết tử “tuy” được thay thế bằng “mặc dù”.

“Mặc dù vấn đề này đã được đề cập, nhưng mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, với các trường phổ thông; giữa đào

tạo và sử dụng nhân lực qua đào tạo còn rất “lỏng lẻo”, chỉ được thực hiện một cách tự phát, chưa trở thành “trách nhiệm xã hội” của các

doanh nghiệp, các nhà trường” [tr.15, số 11-2017].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí báo cáo viên (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)