Lý lẽ niềm tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí báo cáo viên (Trang 61 - 63)

6. Bố cục luận văn

2.7. Lý lẽ niềm tin

Lý lẽ niềm tin là loại lý lẽ dựa trên tính ưu việt, đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng ta; niềm tin vào sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân; niềm tin về độc lập dân tộc và CNXH; niềm tự hào về truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc.

“Trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào cũng không bi quan, dao động, đổi hướng, thay đổi mục tiêu, con đường đã chọn. Nguyên tắc chỉ đạo sự nghiệp đổi mới được Đảng ta luôn quán triệt là: Đổi mới trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vì độc lập dân tộc, vì CNXH. Chỉ với việc thực hiện bất di bất dịch nguyên tắc ấy, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta mới từng bước hiện thực hóa con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn - con đường CMTM

Nga”. [tr.11, số 10-2016].

Qua ví dụ trên cho thấy, bằng niềm tin vững chắc vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã xác định nguyên tắc chỉ đạo sự nghiệp đổi mới đất nước chính là “chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vì độc lập dân tộc, vì CNXH”. Nguyên tắc này được xem là nguyên tắc “duy nhất” và là nguyên tắc “bất di bất dịch”, bởi vì chỉ khi thực hiện nguyên tắc này thì nước ta mới “hiện thực hóa con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn - con đường CMTM Nga”.

Cũng bằng lý lẽ niềm tin về giá trị và sức mạnh của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Ngọc Anh đã khẳng định cần thiết phải học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh qua lập luận sau đây:

“Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh kết tinh thành hệ giá trị bền vững, ổn định, có khả năng lan tỏa và phát sáng sâu rộng, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Chính vì vậy, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (01/2016), Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Tiếp tục đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tinh thần này xuyên suốt tất cả các văn kiện Đại hội, từ Diễn văn khai mạc, Báo cáo chính trị, Chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội đến Diễn văn bế mạc” [tr.6, số 5-2016].

Lý lẽ niềm tin còn biểu hiện ở lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tự hào về truyền thống đoàn kết và truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc. Trong bài viết của mình, Phó Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Lê Mậu Hãn đã lập luận:

“Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã chứng minh một chân lý: Trong thời đại ngày nay, một dân tộc đất không rộng, người không đông, song đoàn kết chặt chẽ và đấu tranh kiên quyết dưới sự lãnh đạo của đội quân tiên phong cách mạng của dân tộc do một vị lãnh tụ anh minh đứng đầu, có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo, nắm vững ngọn cờ độc lập, tự do, lại được sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới thì hoàn toàn có thể đánh bại mọi thế lực đế quốc

xâm lược” [tr.6, số 04-2013].

Ngoài ra, lý lẽ niềm tin còn dựa vào sức mạnh lòng dân, có được lòng dân là có tất cả. Lòng dân là “nền móng”, là “giá đỡ”, có vai trò rất quan trọng đối với sự lãnh đạo của Đảng. Do đó, khi lòng tin đó bị suy giảm thì vai trò

lãnh đạo của Đảng cũng bị suy yếu; nếu như được dân tin yêu thì vai trò lãnh đạo của Đảng sẽ được củng cố vững chắc. Thiếu tướng - Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Văn Cương đã viết:

“Lòng tin nhân dân đối với Đảng, Nhà nước là nền móng, là giá đỡ đối với vai trò lãnh đạo của Đảng. Khi lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước suy giảm thì vai trò lãnh đạo của Đảng cũng bị suy yếu. Do đó, việc đẩy lùi quan liêu, tham nhũng, lãng phí và tha hóa về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là biện pháp quan trọng nhất để dân tin, dân yêu Đảng, qua đó

vai trò lãnh đạo của Đảng được củng cố vững chắc” [tr.20, số 10-2017].

Lý lẽ niềm tin cũng là một loại lý lẽ cũng được các tác giả sử dụng nhiều trong tạp chí Báo cáo viên. Tuy loại lý lẽ này không được phổ biến như các loại lý lẽ khác nhưng sự có mặt của lý lẽ niềm tin đã góp phần làm cho việc lập luận trở nên đa dạng, phong phú, sinh động, từ đó tăng thêm hiệu quả lập luận cũng như tính thuyết phục của các bài viết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận trong tạp chí báo cáo viên (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)